Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

MỘT KINH NGHIỆM VỀ THƠ

 

NGUYỄN SỸ TẾ

 

Chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại sản sinh ra nhiều nhà thơ đến như bây giờ. Giờ bất luận một tờ báo nào, từ báo hàng ngày qua các tạp chí hàng tuần, hàng tháng đến kỷ yếu hàng năm, người ta bắt gặp nhan nhản những bài thơ từ lục bát, Hán luật, qua thơ mới, thơ tự do. Dầu hoàn cảnh nào dẫn dắt, nguyên nhân nào đưa đẩy thì cảnh phồn vinh về thơ đó cũng là một điều vô cùng cho ngôn ngữ, văn học và rộng ra văn hóa Việt Nam.

Cổ nhân đã để lại cho hậu thế rất nhiều những pho sách, những bài học quý giá về thơ. Nhưng công trình của nàng Ly Tao vẫn không dứt điểm bởi dân tộc còn tiến hóa, văn học còn triển khai thì tiếng nói của thơ vẫn còn. Đây không phải là một luận thuyết về thơ. Tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm của tôi trong nghề dạy học và viết văn về một thể loại văn học mà tôi hằng yêu mến. Chỉ để trả lời vài thắc mắc mở đầu trước cái lâu đài tráng lệ có tên gọi là THƠ.

 

1.Địa vị của Thơ trong Văn Học

Thơ chiếm địa vị gì trong văn học? Câu trả lời liên quan tới vấn đề Đối tượng của văn học. Hầu hết các sách văn học sử thế giới đều phân chia đối tượng của văn học thành: Thi ca, tiều thuyết, sân khấu, phê bình, khảo cứu, triết học, sử học v.v... Vào thời mới này, người ta còn nói tới văn chương truyền thanh, truyền hình và rộng ra, văn chương của các băng từ tính. Nhưng rồi bản liệt kê thể loại văn học có kéo dài biết mấy, người ta cũng gom lại thành hai mảng lớn: loại sáng tác với thi ca tiểu thuyết và san khấu, còn lại các loại khác được gọi chung là khảo luận (khảo cứu và luận thuyết) .Trên thực tế của thị trường thưởng ngoạn và theo tầm nhìn chung của quốc dân đại chúng, người vẫn tôn vinh, từ trước tới nay, loại sáng tác hơn những loại còn lại. Nếu ta phải giới thiệu văn học của nước nhà với độc giả ngoại quốc tự nhiên ta khuyên họ đoc các nhà thơ nào đó, các tiểu thuyết gia nào đó, các kịch tác gia nào đó. Tôi nhớ năm ngoái, Tổng Thống Cộng Hòa Tiệp kiêm kịch tác gia V. Havel, trong bài diễn văn buổi lễ khai mạc kỳ Đại Hội Thế Giới lần thứ 61 của Tổ Chức Văn Bút Quốc Tế, có một câu nói để vinh danh một tiểu thuyết gia của nước mình: “Tối các ngài sẽ thả bộ trên những con đường phố Praha còn mang dấu chân của Frank Kafka!”.Cách đây hơn mười năm, lúc đó tôi còn đang ở trại tù Gia Trung, một hôm một bạn văn có hỏi tôi: “Tôi biết bây giờ anh đang làm thơ. Mai mốt được thả về Sài Gòn, anh sẽ viết cái gì?” Tôi trả lời: “Tiểu thuyết”. Bạn lại hỏi: “Sau tiểu thuyết ?” Tôi trả lời: “Sân khấu!” – “Sau sân khấu?” – “Tôi làm thơ”. Tôi chỉ muốn nhắn nhủ với bạn tôi rằng Thơ là một ngành nghệ thuật ngôn ngữ khó khăn vào bậc nhất. Thơ dễ vào mà khó ra, làm thơ thật là dễ, nhưng làm thơ cho hay lại thật khó. Kinh nghiệm sống và đọc văn của tôi cũng chỉ chuẩn nhận một chân lý thủ đắc của lý thuyết văn học: Thơ là một siêu-nghệ-thuật về ngôn ngữ. Ta cần suy rộng thêm. Ngôn ngữ là một cái thiên tài sáng tạo của một dân tộc. Thậm chí, nhiều nhà văn học Tây Phương đã phải đồng hóa thiên tài ngôn ngữ (génie de la langue) với thiên tài dân tộc (génie de la race) .Ngôn ngữ của thi ca là một thứ ngôn ngữ siêu đẳng xôn xao âm hưởng và ấm áp sâu sắc màu. Nắm được con ngựa thần ngôn ngữ, con ngựa cực kỳ bất kham, ta đã có điều kiện căn bản để trở thành một nhà thơ rồi vậy!

2.Vai trò của Tâm Hồn Nhà Thơ

Điếu kiện căn bản nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Có một nghệ thuật ưu việt về ngôn ngữ rồi, chưa hẳn chung ta đã là người làm nên thơ. Cổ nhân có câu: "Xảo ngôn lệch sắc, tiển kỹ nhân”. Tôi nhớ, cách đây ba mươi năm, khi tôi đang dạy về lý thuyết văn thể tại trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, một buổi kia, tôi có đưa ra những dị biệt về hình thức, tức ngôn ngữ, tôi đã kết thúc phần phân biệt nội dung; đối tượng của văn xuôi là thực tại (le réel), đối tượng của thơ là điều khả hữu (le possible). Và tôi đã kết luận: Ranh giới giữa thơ và văn xuôi mỗi ngày một thêm mờ nhạt. Một sinh viên giơ tay nêu thắc mắc bằng kể lại một giai thoại về thơ có liên quan tới Lý Bạch. Một ngày xuân kia, nhân cảm ngộ mùa xuân, Lý cầm bút nghiên ra ngoài nội với ý định làm một bài thơ xuân. Đứng giữa cánh đồng, nhìn khắp chung quanh mình, đâu đâu cũng thấy hết lớp cỏ xanh này đến lớp cỏ xanh khác. Cảm hứng tuyệt vời đến nghẹn lời, Lý đã chỉ keu lên một tiếng, viết một chữ "Thảo". Sinh viên hỏi ý kiến chữ “Thảo” này của Lý Bạch có phải là thơ không? Tôi không ngần ngừ đáp: Phải. Và tôi giải thích: Anh vừa đưa ra một trường hợp cực đoan (cas extrême) trong vấn đề phân biệt thơ và văn xuôi phương pháp luận nhắc nhở ta; muốn phân biệt cho đúng hai đối tượng nào đó thì nên tránh những trường hợp cực đoan, bởi lẽ ở những trường hợp đó thì hai đối tượng lại hầu như không có gì dị biệt cả. Trở lại câu hỏi sinh vien đã nêu ra tôi trả lời “phải” vì hai lý do: Lý Bạch là một nhà thơ và khi viết chữ “Thảo” ông đã mang trong lòng một ý hướng làm thơ. Cuối cùng, theo ngôn từ và cung cách của các nhà kinh tế học, tôi đưa ra một định nghĩa về thơ: “Thơ là sản phẩm của thi ca làm ra trong tư cách đó.”

Nhắc lại chuyện trên, tôi chỉ muốn nói rằng có được một nghệ thuật cao tay về ngôn ngữ, người ta vẫn còn thiếu một điều kiện cần, và lần này đủ, để trở thành một thi sĩ. Đó là tâm hồn thi gia. Ngoài cái khả năng đặc biệt của trí tuệ và cảm quan ra, tâm hồn của nhà thơ là tâm hồn nhân ái, hướng vào những điêu cao viễn của chân thiện mỹ cho toàn dân tộc và nhân loại.Trong những nhận định trên, ta phải tiếc thương cho những ai đá từng làm thơ, đã có tác phẩm, đã nắm trong tay cái chìa khóa của ngôn ngữ, mà còn đánh mất tâm hồn của mình bởi những mê lực bên ngoài và bên trong. Với tâm hồn băng hoại, họ để mat luôn thể cái tư cách thi giai để chỉ còn cung cấp được những sản phẩm tồi tệ không xứng danh là thơ nữa. Thí dụ điển hình là trường hợp của một số nhà thơ miền Bắc trước đây đã làm tôi đòi cho Cộng Sản, đứng đầu là Tố Hữu.

 

3. Sứ Mạng của Nhà Thơ

Để bổ sung cho những nhận định trên đây về tâm hồn của nhà thơ, bây giờ xin trải dàithi ca dọc theo thời gian, để xét xem từ xưa đến nay, con người đã quan niệm như thế nào về sứ mạng của nhà thơ. Bắt đầu bằng cắt nghĩa sự xuất hiện của thơ trong sinh hoạt của nhân quần xã hội.

Căn cứ vào xã hội và khảo cổ học, các nhà văn học Tây Phương đưa ra mấy điều xác nhận kể như là chân lý phổ thông: Văn chương tôn giáo xuất hiện trước văn chương đời văn chương bình dân trước văn chương bác học, thi ca trước văn xuôi. Và một vài nhà văn học kia thành lập một giả thuyết để cắt nghĩa sự ra đời của thơ như sau:Hãy tưởng tượng thuở ấy nhân loại còn chưa có khả năng ngôn ngữ có nghĩa là còn chưa biết nói (tuổi ấu thơ của nhân loại ví với tuổi ấu thơ của con trẻ). Bỗng một ngày kia, có một vị tọa thiền giưa thiên nhiên trên một phiến đá, lắp bắp vành môi, phát ra những âm thanh kỳ ảo. Dân chúng nghe thấy bèn cho là phép lạ của trời, quỳ xuống chung quanh người được thiên sủng đó. Âm thanh phát ra từ cửa miệng của đạo sĩ đó là ngôn ngữ đầu của loài người và ngôn ngữ đó cũng chính là thơ vậy. Trong quan niệm của người cổ sơ, thi gia là một vị a thánh mang cái thông điệp của Thiêng liêng xuống trần gian. Quan niệm này cũng phù hợp một lý thuyết vào thơi kỳ mới đây của một nhà văn thể học Tây Phương phân chia lịch sử thi ca ra làm bốn thời kỳ: Thời kỳ anh hùng ca với phép lạ kỳ bí của Đấng Tạo Hóa đánh dấu sự lên ngôi của các dân tộc; thời kỳ thi ca trứ tình đánh dấu sư trưởng thành của cá nhân trong xã hội; thời kỳ thi ca sân khấu chuẩn nhận sự trưởng thành của xã hội; và thời kỳ thi ca giảng huấn (poésie didactique) là sự hòa đồng trí tuệ của cá nhân vào trong xã hội. Thiết tưởng ta chỉ cần giữ lại thời kỳ thứ nhat, thời kỳ thần bí của thi ca anh hùng để tăng cường giải thích quan niệm nhà thơ á thánh nêu trên kia. Bánh xe lịch sử cứ quay đều. Địa vị của nhà thơ ngày một phàm tục hóa. Bây giờ nhà thơ không còn là cái gạch nối giữa thiêng liêng và phàm tục nữa. Nhà thơ ở trong hàng của thế nhân. Nhưng nhà thơ vẫn có một vị trí cao xa giữa nhân quần. Nhà thơ là một người đặc biệt, một thứ “siêu nhân” có tầm nhìn viễn kiến, có trí năng siêu việt có cảm quan bén nhạy và phong phú khác thường. Người vừa là một nghệ sĩ lại vừa là một triết gia. Ngả theo quan niệm đó, Xuân Diệu viết:

 

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió,

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,

Để linh hồn giăng buộc bởi muôn giây,

Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.

Tôi là khách tha hồ muôn khách đến,

Tôi là bình thu nhặt chí muôn phương...

 

Trong khi Thế Lữ biểu trưng nhà thơ bằng hình ảnh “Cây Đàn Muôn Điệu”:

 

Tôi là khách bộ hành phiêu lãngĐường trần gian xuôi ngược để vui chơi...

Từ thánh qua tiên, xuống thấp hơn nữa, người ta bắt gặp một quan niệm phù hợp với trạng thái của một xã hội trong đó người bần dân kết đoàn lại để dành quyền sống từ tay chính quyền chuyên chế. Thi gia bây giờ là người của đám đông, phát ngôn viên của quần chúng đòi miếng cơm, manh áo, mái nhà ở ... Điển hình cho quan niệm này là nhà thơ Gringoire trong cuốn tiểu thuyết dài bất hũ của nhà văn lãng mạn Pháp quốc thế kỷ 19, cuốn “Nhà Thờ Đức Bà ở Ba Lê”.

Xã hội còn chia rẻ và tranh đấu chống lan nhau dữ dội hơn nữa. Từng cuộc xung đột ý thức hệ diễn ra. Kẻ nhập cuộc sống chết với lý tưởng phụng thờ. Người ta đưa ra một quan niệm mới hơn nữa về vai trò của nhà thơ, quan niệm về một “nhà thơ đấu tranh” hay mạnh hơn nữa, một “nhà thơ dấn thân”, một “nhà thơ cam kết”.Chúng ta đều là những nạn nhân của một chế độ tàn khốc phi dân tộc, phi văn hóa. Và bang hình thức này hay hình thức khác, là con người tị nạn, chúng ta đang tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc Việt Nam và văn hóa mẹ đẻ. Các nhà thơ hãy nhận thức cho rõ vai trò của mình trong cuộc đấu tranh chung khi đang có trong tay một vũ khí văn học sắc bén là thi ca.Với bài viết này, tôi chưa nói gì được về thơ, có lẽ. Thì để kết luận, tôi mời các bạn thơtheo phương pháp của một vị cố Hòa Thượng miền Trung đồng thời là một thi sĩ uyên bác, suy ngẫm về Phật trong bốn câu thơ trác tuyệt của ngài:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,Học hành không thiếu cũng không dư.Năm nay tính sổ chừng quên hết,Chỉ thấy trên đầu một chữ “Như”.

Giáo Sư NGUYỄN SỸ TẾ