Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MỘ BÙI GIÁNG

 

TRẦN CÔNG NHUNG

 

Mộ Bùi Giáng và “bức tường lưu niệm”

 

Đối diện nghĩa trang chùa Quảng Bình, nơi an nghỉ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có mộ thi sĩ Bùi Giáng, chếch về phía tay phải vài chục mét. Mộ họ Bùi cũng nằm chung trong khu nhiều mộ khác. Nhưng "vóc dáng" mộ của nhà thơ khác xa mộ nhà soạn nhạc. Nếu mộ của Trịnh Công Sơn hòa vào thiên nhiên thì mộ Bùi Giáng lại nằm trong kiến trúc xây dựng.

Khuông viên mộ không lớn, giới hạn bời bờ xây thấp bằng hai lớp đá láng mặt. Mộ khối chữ nhật cao 50cm, đá ốp lát bên ngoài, trên nóc khoét lỗ tròn đường kính gần bằng bề ngang của mộ, trồng lơ thơ mấy cây hoa. Thường người ta chừa một khoảng trống dài để trồng cỏ hay đổ sỏi chứ không ai làm như vậy. Tôi liên tưởng đến ý niệm "trời tròn đất vuông", có phải càn khôn thu cả vào đây chăng.

Góc trái trên đầu mộ, có tượng bán thân của nhà thơ đặt trên bục xi măng cao, khắc mấy dòng:

Thi sĩ Bùi Giáng

Nguyên Quán: Vĩnh Trinh Duy Xuyên Quảng Nam,

Sinh năm Bính Dần 1962,

Tạ thế 17 - 8 - Mậu Dần (7 - 10 - 98) hưởng thọ 73.

Các anh chị em. Bà con Bùi Tộc Vĩnh Trinh và các thân hữu đồng lập mộ

Bức tượng rất nghệ thuật, thể hiện được khuôn mặt đặc biệt nghệ sĩ của Bùi Giáng. Phong tượng là một tấm đá mài màu chu có bài thơ nét chữ của Bùi Giáng:

Thần Tiên trên núi

Đùa với tuyết

Rỡn với vân

Một mình nhớ mãi

Gái trần gian xa

Sương buổi sớm

Nắng chiều tà

Trăm năm hồng lệ

Có là bao nhiêu.

Tôi thích màu da chu của tượng, màu sét rỉ rất phong trần, màu của gió mưa lang bạt, mặc dù suốt đời ông chưa hề có chuyến đi xa:

Hỏi rằng quê quán nơi đâu?

Thưa rằng tôi ở bấy lâu quê nhà.

Một bức tường cao, chạy hết chiều ngang khuôn viên mộ, kết bằng những tấm đúc mỏng như ván, theo dợn sóng chứ không phẳng mặt, gắn nhiều miếng marble mang những dòng lưu niệm của thân hữu, của khách thăm. Tôi cố đọc một vài mà không nom rõ, chữ nhỏ, không màu nên chẳng phân biệt được gì. Theo thiển ý, lối thiết kế có hơi lạ nhưng rườm rà, thô cứng, mọi thứ như để đóng khung, giam giữ hồn nhà thơ.

Cuộc đời Bùi Giáng, về cuối, rất ngang tàng, rất nhiều giai thoại. Từ những chuyện quanh mối tình của ông với kỳ nữ Kim Cương, đến những chuyện ông lang thang ngoài đường...nghe mà cười ra nước mắt.

Họa sĩ Hồ Thành Đức có lẽ là người biết rất nhiều về nhà thơ trong giai đoạn "hậu giải phóng". Anh kể:

Huy Cận, Thứ Trưởng bộ văn hóa, có bài thơ được Bùi Giáng sửa lại khi mang ra giảng dạy. Huy Cận biết được, phục tài sửa thơ của họ Bùi nên lúc vào miền Nam đã cho người tìm Bùi Giáng để thăm. Nhưng, sau 75 Bùi Giáng đã thành "Chủ Cái Bang", biết đâu mà tìm. đến nhờ họa sĩ Hồ Thành Đức, bởi sau 75 nơi ở của họa sĩ xem như chỗ vãng lai của nhiều nhân vật văn nghệ miền Bắc. Anh Đức chạy kiếm nhà thơ và khuyên ông: "Anh à, đến thăm ông Thứ Trưởng, anh phải ăn mặc cho đàng hoàng, về nhà em tắm rửa rồi lấy áo quần em thay". Bùi Giáng không nghe cứ mặc nguyên áo quần rách rưới hôi hám, ai đời quần xà lỏn mà thắt cà vạt, lại tòn ten trên người lon hũ linh tinh. Lúc đến dinh ông Thứ Trưởng, người bảo vệ không nhịn được cười và sau một hồi hạch hỏi anh ta bảo với nhà họa sĩ:

- Giờ này ông Thứ Trưởng đang ngủ, ông không thể vào được.

- Không phải tôi mà ông này.

- Ông này là ai?

- Ông này là Bùi Giáng, bạn ông Thứ Trưởng, ông Thứ Trưởng có dặn bất cứ lúc nào đến ông cũng tiếp. Nếu anh không cho ông này vào thì anh ráng chịu.

Anh bảo vệ đành phải đi báo, và Huy Cận ra tận cửa đón Bùi Giáng, nhưng thoạt nhìn đã phải quay đi vì không thể nhịn được cười. Huy Cận gọi nhà thơ là Tiên Sinh, chuyện vẫn thân mật. Cuối cùng ông hỏi Bùi Giáng:

- Tiên Sinh có cần giúp đỡ gì không xin cho biết?

Bùi Giáng nói như thật:

- Ông Thứ Trưởng giúp cho mấy chữ để tôi trình công an chớ họ gặp là đánh tôi bầm mình bầm mẫy.

Huy Cận viết cho Bùi Giáng mãnh giấy đại ý: Nhà thơ Bùi Giáng, bạn tôi, ông ta có tính hay đi thang lang, các anh em công lực thông cảm giúp đỡ. Mảnh giấy như lá bùa hộ mệnh, anh Đức bảo đưa photo để cất bản chính, nhưng Bùi Giáng không chịu. Mấy bữa sau, gặp lại, anh Đức hỏi:

- Sao công an còn khó dễ với anh không?

- Nó vẫn đánh tao hộc máu.

- Sao không trình giấy cho họ?

- Thì tao chưa kịp lấy ra nó đã đánh rồi.

Giấy cũng mất, anh Đức lại đèo nhà thơ đến thăm ông Thứ Trưởng lần nữa.

Người ta đồn rằng có hôm nhà thơ lang thang trên phố Lê Lợi, gặp một phụ nữ người Âu, ông thản nhiên bóp vú cô đầm, công an can thiệp, ông nói như không có gì: "Tôi chỉ muốn thử hai bầu vú Liên Xô có còn nuôi nổi Việt Nam không". Một lần khác trong chợ An Đông, ông giật một chiếc ghi đông xe đạp của bà bán dạo trên hè. Bà hàng đuổi theo bắt, ông trả lại và nói:

"Mất cả nước thì không la, mất cái ghi đông la oai oái"! Chuyện điên của Bùi Giáng có thể viết thành cuốn sách dày...

Thế nhưng một lần ngồi với anh em văn nghệ Sài Gòn (2005), nhà thơ Huy Tưởng lại bảo: "Bùi giáng điên mà khôn tổ mẹ, mỗi lần đến quán mình chưởi bới, bà xã mang ra mấy chục (nghìn), nói nhỏ: "Anh cầm đỡ đi uống cà phê", vậy là êm. Có lẽ khi tỉnh khi say. Thực ra, không một thiên tài nào mà tránh được miệng thế gian này. Nói chung, cuộc đời và cuộc sống như Bùi Giáng cũng hiếm lắm".

Hai nghệ sĩ Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng, lúc sống cũng là chỗ dao du thâm tình, trong nhạc của người này có thơ của người kia:

Anh Sơn vô tận bấy chầy

Tôi từ lẽo đẽo tháng ngày trải qua

Niềm thống khổ đứt ruột rà

Còn chăng? chỉ một ấy là là chi

Bùi Giáng

Trịnh Công Sơn làm bài "Con Mắt Còn Lại", có một câu trong bài thơ "Mắt buồn" của Bùi Giáng: "Còn hai con mắt, khóc người một con".

"Em đi bỏ lại con đường

Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em

...Còn hai con mắt khóc người một con

Còn hai con mắt một con khóc người"

Ngày Bùi Giáng qua đời Trịnh Công Sơn có ghi vào sổ tang của Bùi Giáng tại chùa Vĩnh Nghiêm:

Bùi Giang Bàng Dúi Bùi Giáng

Ô hay trăm ngõ bàng hoàng lỗ không

Lỗ không trời đất ngỡ ngàng

Hóa ra thi thể là ngàn hư vô

Nhớ thương vô cùng là từ

Là từ vô tận ứ ừ viễn vông

Trịnh Công Sơn - 1998

Cạnh mộ Bùi Giáng còn có mộ thi sĩ Tạ Ký, mộ đơn giản hơn, lại có tính cách "cổ kim hòa điệu". Cũng có bức tượng nhỏ, tấm bia lớn trên đầu mộ ghi:

Thi sĩ Tạ Ký

Sinh năm: 1928 (Mậu Thìn)

Quê Quán: Trung Phước, Quế Sơn, Quảng Nam.

Tạ thế: 19 - 3 - 1979 (22 - 2 năm Kỷ Mùi)

Tại chợ Mới An Giang

Cải táng: 05 - 4 - 2001 (12 - 3 Tân Tỵ)

Nghĩa trang Gò Dưa Thủ Đức Sài Gòn

Thân hữu trong, ngoài nước và cháu Đỗ Ngọc Anh lập mộ

Dưới cùng có hai câu thơ của người quá cố:

Thân cát bụi chẳng còn chi luyến tiếc

Nhưng lòng riêng khao khát chút tình thương.

Tạ Ký trước kia là nhà giáo, ông dạy Việt Văn, trường Đồng Khánh(?), viết sách giáo khoa, ông là nghệ sĩ hiền lành, ít khuấy động.

Nghĩa trang Gò Dưa hiện có 3 mộ phần của 3 người, sinh thời đã nỗi tiếng, lúc nằm xuống cũng hu hút lắm người thăm. Tuy nhiên nơi đặt mộ phần 3 vị không kề nhau, chung chạ với "thập loại chúng sinh". Vào nghĩa trang như vào nơi hỗn tạp, nhà mồ ngang dọc, lớn nhỏ ngược xuôi, biểu hiện sự tranh đua dành giật giàu nghèo nơi an nghỉ đời đời...Tôi thấy thua xa nghĩa trang Văn Điển ở Hà Nội.

Ra về tôi không còn cảm nghĩ lúc ban đầu. Nhưng rất nên thực hiện một nghĩa trang dành cho những người đã đóng góp nhiều công trình sáng tác, sáng tạo của mình cho đời. Qua những lời gửi gắm để lại chúng ta thấy, vị nào cũng coi thường chuyện ra đi:

"Thân cát bụi chẳng còn chi luyến tiếc"

"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi"

"Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu".

Thế thì cũng không ai đòi hỏi chuyện một chỗ nằm khi từ bỏ cỏi trần; nhưng, đau xót, tiếc thương là từ người ở lại, nhưng người ít nhiều chịu ơn kẻ đã ra đi. Cho nên có làm gì chăng nữa thì cũng chẳng việc gì phải đắn đo, chỉ một lần và chỉ bấy nhiêu. Người chết không quyền lực không thể vòi vĩnh, không bớt xén, một nghĩa trang như thế là cho mọi người chứ không riêng ai. Người ngưỡng mộ viếng thăm dễ dàng tìm kiếm, nhà nghiên cứu tiện việc truy tầm. Một nghĩa trang có quí hoạch, có một mô hình rõ rệt, sẽ tạo được phong cách riêng, sống đã hiến dâng, chết cũng đáng có một nơi an nghỉ ý nghĩa, đấy không chỉ là sự đền đáp người đã khuất mà còn là niềm hãnh diện của người sống, một bài học cho các thế hệ mai sau. và giả dụ, "nhà nước" có kẻ một tấm bảng "Nghĩa Trang Văn Hóa", tôi nghĩ cũng còn dễ giải thích hơn là "Bưu Điện Văn Hóa, Đình Văn Hóa"!