Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

LỄ TẠ ƠN

 

LÊ QUANG SINH

 

Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving năm nay nhằm vào ngày Thứ Năm 22 tháng 11. Thansgiving tiếng Việt mình không thể nói là Cám Ơn mà phải nói là Tạ Ơn. Tiếng Cám Ơn dùng để biểu thị sự cảm nhận về một ơn nào đó dầu nhỏ hay lớn mà tha nhân đã làm cho mình. Đôi khi tiếng cám ơn chỉ ngụ ý xã giao lịch sự theo thói quen hàng ngày dù rằng người ta chẳng giúp được gì cho mình. Một em bé bán rong mời mua kẹo, mình nói không có tiền lẻ, em vẫn cười và nói tiếng cám ơn: “Thank you anyway”.

Nhưng “Tạ Ơn” có ý nghĩa thâm sâu trong suy nghĩ mang tính kính trọng như  tạ ơn Trời Đất, tạ ơn Cha Mẹ, tạ ơn Thầy Cô. Ơn nghĩa sinh thành không thể cám ơn mà phải tạ ơn. Tạ ơn là bổn phận làm con nằm trong chữ hiếu. Thầy Tăng Tử dạy: “Trăm nết tốt, hiếu là trước nhất. Hiếu cảm thông trời đất thuận hòa. Hiếu còn thông cảm người ta, Phúc lành đưa đến nhà nhà yên vui”.

Trong Luận Ngữ, thầy Hiếu Tử nói đạo Nhân Ái là lòng hiếu đối với cha mẹ. Phải yêu cha mẹ trước rồi mới yêu được người khác. Thầy Tăng Tử luận về hiếu thảo thì nói: “Nết hiếu đứng đầu trong nết tốt: Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận; Hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh; Hiếu cảm đến người thì mọi phúc đều tới.”.

Thế nào là hiếu ? Thầy Mạnh Tử dạy: “Người con có hiếu phụng dưỡng cha mẹ: Khi ở chung thì rất cung kính, khi nuôi dưỡng thì rất vui vẻ, khi bệnh hoạn thì rất lo lắng, khi tang sự thì rất thương xót”. Chúng ta đã xem qua thầy Hiếu, thầy Tăng, thầy Mạnh luận về chữ Hiếu. Đối với người Việt mình, ca dao dạy rằng: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiều mới là đạo con”. Kinh Thánh Cựu Ước có dạy: “ Hãy kính trọng cha ngươi và mẹ ngươi cho cuộc đời ngươi sẽ lâu dài”.

Thực hành hiếu hạnh không cần điều kiện khả năng mà chỉ cần tấm lòng. Sách xưa có câu : “Gia bần tri hiếu tử -Nhà nghèo mới biết con hiếu. Nói vậy chứ nhà giàu vẫn có con hiếu hạnh nhưng bị cái  “lễ nghĩa” nó che khuất, nên sách xưa có câu: “Phú quý sanh lễ nghĩa”. Phải trả ơn cha mẹ khi còn sống, đừng đợi khi đã chết thì quá muộn. Người ta quan tâm đến chữ hiếu thì nhiều, nhưng thực hành thì ít. Biết bao nhiêu người con chỉ hiếu với cha mẹ trong ngày tang lễ hay ngày kỵ giỗ.

Nhân  ngày Lễ Tạ Ơn, chúng ta thử tìm hiểu lịch sử của nó. Kể từ khi những người Anh bị ép buộc phải theo đạo của chính quyền, họ dứt khoát rời bỏ quê hương và dùng thuyền Mayflower để tìm tự do tín ngưởng. 102 người bắt đầu đi từ Hoà Lan và bước chân lên bến Plymouth ngày 11 tháng 12 năm 1620. Trên đường vượt biển Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) cũng như trong những ngày đầu tiên ở vùng “đất hứa” Plymouth, nhóm ngưòi di dân này không chịu nổi các trận bảo tố và sương gió cũng như cơn dịch tàn nhẫn, thành thử có đến 46 người phải chết vừa vì bệnh vừa vì đói rét. Sau cơn dịch và sau mùa gặt hái đầu tiên thành công, họ mới nghĩ đến chuyện tổ chức những bữa tiệc để cám ơn Trời Đất (Thượng Đế) đã giúp cho họ đến bờ bến đất nước tự do này và bắt đầu một cuộc sống ấm no.

Vào mùa Thu năm 1621, mhững người di dân này đã bầu ông William Bradford làm lãnh đạo. Nhóm di dân lúc bấy giờ chỉ có bảy căn nhà để ở và bốn căn nhà để hội họp; họ tuân lệnh ông William Bradforth lo tổ chức tiệc tạ ơn Thượng Đế, ho mời ông Massasoit, Trưởng Bộ Lạc Mỹ Da Đỏ Wampansag và 90 người Da Đỏ nữa trong bộ lạc đó đến để cùng liên hoan trong ba ngày. Trước bữa tiệc, có những cuộc thi đua tranh tài bắn cung, chạy đua, leo cây v.v… Tiếp theo là khiêu vũ, ăn nhậu thật say trước khi đi ngủ. Nhóm di dân và người Mỹ Da Đỏ cứ tiếp tục mừng lễ này cho đến năm 1777, năm mà 13 tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn sau khi đã thắng được Anh Quốc ở vùng Saratoga.

Mãi đến năm 1789 tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington mới ký ban hành đạo luật nhận ngày Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ chính thức. Tập tục này sau đó bị phai mờ dần cho đến năm 1827, bà chủ bút nổi tiếng của tạp chí Ladies’ Magazine, tên là Sarah Josepha Hale, đã đứng lên vận động người Hoa Kỳ cùng mừng Lễ Tạ Ơn để ghi nhớ lịch sử và duy trì truyền thống của dân tộc Hoa Kỳ. Bà Sarah J. Hale vừa là một chủ bút của tạp chí Ladies’ Magazine vừa là Tổng giám đốc Trung tâm Phát hành Sách báo Godeys Lady Book ở Philadelphia, Tiểu bang Pennsylvania, lúc bấy giờ có được 150 nghìn độc giả. Bà cũng viết thư cho nghị sĩ, dân biểu  Hoa Kỳ về việc tổ chức quốc lễ Tạ Ơn. Tổng Thống thứ 16, Abraham  Lincoln đã ký sắc lệnh ngày 3 tháng 10 năm 1863 ban hành đạo luật ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng Mười Một làm ngày “Quốc Lễ” để tạ ơn Thượng Đế đã giúp cho những người Hoa Kỳ được sống sót để duy trì một truyền thống dân tộc.

Gia đình người Mỹ thường có thói quen nướng Gà tây sau khi dồn các thứ nhân vào bụng gà, nấu nướng bắp (ngô) nguyên trái và làm các thứ bánh ngọt có nhân bí ngô để ăn mừng vào ngày Lễ Tạ Ơn này. Một số con cháu  đi làm ở cách xa gia đình thường cố gắng về họp mặt với cha mẹ, ông bà vào ngày lễ này để gọi là đoàn tụ trong tinh thần duy trì nguồn gốc dân tộc Hoa Kỳ.

Năm 1620 một nhóm người Anh gồm 102 người đã vượt Đại Tây Dương để đi tìm tự do tín ngưởng. Họ đã hy sinh 46 người trong các trận bảo tố, sương gió, và cơn dịch trên vùng đất mới. Năm 1975, hàng triệu Thuyền nhân Việt Nam đã vượt Thái Bình Dương trên các con thuyền mong manh để chạy trốn cộng sản độc tài vì lý do chính trị. Hàng trăm ngàn thuyền nhân đã hy sinh trên biển cả đề đổi lấy tự do trên miền đất hứa. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn, chúng ta, những người Việt tỵ nạn không quên tạ ơn  nhân dân Hoa Kỳ, đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang đùm bọc chúng ta trong những ngày đầu khó khăn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong hoàn cảnh lưu vong trên miền đất lạ. Chúng ta tạ ơn Thượng Đế đã ban cho chúng ta, con cháu chúng ta được tự do hạnh phúc trong 32 năm sống trên miền “Đất Hứa” này.

 

Lê Quang Sinh

Lễ Tạ Ơn  2007