Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

KỶ NIỆM VỀ

NHÀ VĂN VĂN QUANG

 

Tạp ghi của NGUYỄN TRIỆU NAM

 

Trước 75, Văn Quang làm phụ tá cho họa sĩ Tạ Tỵ, Trưởng Khối Kỹ Thuật Cục Tâm Lý Chiến. Sau đó, giữ chức Trưởng Phòng Phát Thanh kiêm Quản Đốc Đài Tiếng Nói Quân Đội. Anh điều khiển Đài cho đến giờ chót. Giờ nhập vào Đài Quốc Gia lúc Sài Gòn thất thủ. Trong ngày bi thảm 30 tháng tư năm 75, ở cục rã ngũ gần hết. Ở Đài Quân Đội chỉ còn có anh, tôi và Lâm Tường Dũ cùng hai chuyên viên hòa âm, xướng ngôn.

Sau tháng tư đen ấy, Văn Quang và tôi cùng vào tù, trước ở trong Nam, sau chuyển ra Bắc. Trại tù luôn luôn di động. Bình thường thì cứ mỗi quý đổi chỗ một lần. Trường hợp bất thường thì chuyển trại dồn dập, bất kể hạn kỳ. K nọ rời sang K kia. Trại này tống qua trại khác. Xáo như xáo ốc. Mới gặp Văn Quang ở K2 được ít ngày là thôi, không còn thấy mặt anh ở đâu cả nữa.

Bữa gặp anh, phải trao đổi chớp nhoáng. Anh là một trong số tù nhân có nhiều quà. Còn mình thì ngóng quà bà xã đến đỏ con mắt. Bèn thở ngắn than dài với Văn Quang. Anh tỏ vẻ ái ngại. Nhưng có lẽ lại nghĩ đến vợ nên anh buông ra mấy câu cay đắng:

- Lấy vợ có cái sướng, mà cũng có cái khổ. Mỗi con đàn bà nó làm khổ mình một cách khác nhau.

Mấy câu đượm mùi triết lý ấy không khỏi khiến tôi thầm nghĩ. Không hiểu bà nào đó gởi quà cho Văn Quang có từng làm khổ anh hay không? hay là bà ta cũng đã từng làm cho anh phải nặng cái đầu, phải héo lá gan rồi. Nay thấy anh lâm vòng lao lý thì thương hại nên mới tiếp tế cho anh chăng? Văn Quang hỏi tôi cần thứ gì noi, anh sẽ giúp cho. Gạo? Muối mè? Mắm ruốc? Đường tán? Thuốc lào? Tôi lắc đầu. Xin anh ít chỉ đen để may vá thôi.

May vá vốn là cái thú tiêu sầu, giải uất cho tù nhân trong bữa mưa to, gió lớn, nghỉ lao động. Không có chỉ, phải gỡ từng sợi, ở bao cát ni-lông. Dùng sợi đó thay chỉ. Kim khâu chế tạo bằng mắt kẽm gai. Lưỡi lam sài thay kéo.

Văn Quang cho tôi một cuộn chỉ lớn. Nhờ có chỉ dai, bền mà may được một chiếc áo ngự hàn. Gọi là áo ngự hàn cho bảnh. Thật ra là thứ áo trấn thủ canh tân. May bằng khố tải, lót vải bao cát. Lớp giữa nhồi cỏ lông heo phơi khô.

Áo thì phong trần như thế. Còn nón, đan bằng tre. Lợp vải bao cát phía trong. Phía ngoài trơ ra những nan. Y như nón của ngư ông. Đã vậy, còn để râu ria lởm chởm, tóc bạc phơ bù xù như ổ quạ. Tướng mạo nom gồ ghề. Rất ngầu. Không giống ai trong tù, mà giống một hành khất đại hiệp trong truyện Kim Dung.

Tôi được trả tự do vào cuối năm 80. Văn Quang được phóng thích vào năm nào thì không rõ. Ngày tôi sang Mỹ là 18 tháng giêng 95. Dạo ấy, một vài tờ báo ở hai hạt Los Angeles và Orange loan tin: nhà văn Văn Quang gặp trở ngại trong việc xuất cảnh. Bởi lẽ, bữa đến cơ quan xuất nhập cảnh, nghe danh các hộ thuộc HO 31, phóng thanh đến ba lần mấy tiếng “ông bà Nguyễn Quang Tuyến” mà không thấy trả lời. Bữa ấy đông nghẹt. Ồn ào như chợ vỡ. Không sao để tâm theo rõi được. Không hiểu vị Trung Tá Quản Đốc Đài Quân Đội có mặt hay không? Nếu có mặt thì có vào làm thủ tục hay không? Hay là ông nào đó trùng tên húy Nguyễn Quang Tuyến với Văn Quang?

Sáng 18 tháng giêng, tôi có ý tìm kiếm mà không thấy hộ anh ở cổng số 3 phi trường Tân Sơn Nhất. Một vài văn hữu vội suy diễn. Chả là Văn Quang có số đào hoa. Đắt đào, trải mấy đời vợ, có cả một đống con. Từ cơ sở ấy, dựng nên giả thiết. Kháo với nhau rằng các bà phá nhau, dành phần đi Mỹ. Báo hại sĩ quan đầu tầu bị kẹt, không đi được nữa. Tuy là võ đoán nhưng không hoang tưởng. Vì chung trường hợp trớ trêu tương tự đã từng diễn ra ở một số ít HO.

Từ 96 đến 99, tôi nhận được tin hai lần.

Lần thứ nhất, vào năm 96, do Hoàng Hương Trang cho biết. Là Văn Quang vẫn ở Việt Nam, không đi đâu cả. Anh sống với Hoàng Xuân Lan ở cư xá Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn. Số con của hai ông bà cộng lại là mười một đứa. Ông, tám đứa. Bà, ba đứa. Tất cả con cái đều ở Hoa Kỳ.

Nói về Hoàng Xuân Lan, cô được Trời phú cho giọng phát âm dịu dàng, êm ái, gần như nũng nịu dễ thương. Xướng ngôn trong chương trình Dạ Lan dành cho chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chương trình này ra đời do sáng kiến của Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến. Hồi đầu, tôi cung cấp bài vở cho Dạ Lan. Qua thời Đại Tá Vũ Quang, việc biên tập giao cho Lưu Nghi, tác giả Đêm Trăng Mùa Hạ. Vì Lê Hoàng Xuân Lan đọc trong Dạ Lan nên mọi người gọi cô là Dạ Lan. Chớ, hồi đó, không có một cá nhân nào tên là Dạ Lan hết. Cô nào đọc thì cũng thế thôi.

Người đọc sau này là Hồng Thị Phương Lan vốn là một Speakerine thâm niên, điêu luyện, giọng phát âm trong trẻo, sang trọng, truyền cảm.

Kỳ dư, còn được biết là Văn Quang vẫn sáng tác, ký bút hiệu khác. Tôi không được đọc một tác phẩm mới nào của anh. Dĩ nhiên là vậy, vì tôi ở Mỹ. Nhưng dám khẳng định: con người văn sĩ cải danh ấy không phải là một Văn Quang thứ hai. Mà là một người khác. Không dính dấp gì đến nhà văn từng dựng nên Thùy Dương Trang, Chân Trời Tím, Nguyệt Áo Đỏ. Mà cho dẫu văn phong người ấy có giống văn phong Văn Quang như phiên bản chăng nữa thì cũng vẫn là hai nhân vật riêng biệt. Một Văn Quang trước 75 và một ai đó trong làng văn ở Việt Nam thời mở cửa.

Lần thứ hai, vào năm 99, thấy báo Người Việt đăng liên tiếp mấy truyện dài của Văn Quang, tôi cứ tưởng là nhà văn đã sang Mỹ. Cho nên muốn gặp lại. Liền phôn cho Nguyễn Xuân Hoàng, hỏi thăm địa chỉ, số điện thoại của nhà văn. Chừng đó mới hay là tác giả Vòng Tay Học Trò vẫn ở Việt nam. Chỉ gởi bài sang Mỹ thôi. Toàn bài đậm nét Văn Quang trước 75. Tôi bèn hỏi Nguyễn Xuân Hoàng: “Văn Quang dám làm việc này mà không sợ hậu quả gì cả ư ?”

- Anh ấy bất chấp hết, Hoàng trả lời.

Sống trên cái đất nước ưa sài sang này, có ai cần đến chỉ để may hoặc vá quần áo đâu. Quần áo đẹp cách mấy mà hơi cũ là quẳng vào thùng rác. Sắm bộ mới. Thế nhưng, mỗi khi nhìn cái áo, cái quần trong cả rừng y phục không ngừng đổi mới, tôi lại nhớ đến cuộn chỉ Văn Quang cho hồi nào ở trong trại Tân Lập. Một cuộn chỉ, đối với tù cải tạo, nó rất quý. Vật cho đã rất quý, cách cho còn quý hơn. Văn Quang đâu có để tâm đến chuyện tẹp nhẹp ấy. Cũng như mọi anh em đồng cảnh, đồng điệu khác, lòng dạ anh ngổn ngang trăm điều, ngàn nỗi. Cái mà tôi coi là kỷ niệm khó quên ấy đâu có đáng gì choán chỗ trong ký ức anh.

Năm 96, Hoàng Xuân Lan nhờ Hoàng Hương Trang chuyển lời hỏi thăm tôi. Còn Văn Quang ? Vừa là cấp chỉ huy cũ, vừa là văn hữu, anh nghĩ gì về tôi, một kẻ từng chiến đấu bằng bút và đang cầm bút ở hải ngoại ? Thủy chung, tôi vẫn mến mộ anh. Thán phục tính hào phóng của anh. Cái tính tốt vốn sẵn có từ lâu trong suốt thời gian phục vụ trong quân ngũ. Không bao giờ nghĩ anh là con người vô tâm vô tính, bất cận thân tình cả.