Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

KẺ XÂM ÓC

 

TÊ ĐÊ

 

Tôi không xâm một con bướm trên thân thể như anh tù sai Papillon vượt ngục.  Tôi cũng không có một biệt danh nào.  Tôi chỉ là một người tù bình thường như hàng chục triệu người tù Việt Nam.  Ngoài hàng rào kẽm gai cũng vẫn là tù.

Tôi đã xâm óc. Tôi muốn nói là có những kỷ niệm trong tù mình không thể nào quên được.  Nó là những hình ảnh được xâm vào óc, xâm thật đậm với thứ mực màu đen.

Không cần phải có những kiểu tra tấn, những lò sát sinh bằng hơi độc của Đức Quốc Xã mới làm mình kinh hoàng.  Chỉ một đám kiến vàng ăn no máu người bò thật chậm cũng đủ làm tôi nổi gai ốc.

Tôi bị chúng bắt trước 30-4 và nhốt ở Tống Binh.  Có lớp lang lắm.  Trên núi là cấp tá, giữa núi là cấp úy, dưới chân núi là hạ sĩ quan.  Tụi tôi uống nước chung một dòng suối từ trên cao.  Lúc đó có dịch sốt rét, tụi tôi đã chết chùm.  Càng dưới núi càng chết bạo!  Bao nhiêu nước dơ nó đọng ở phía dưới ngọn suối.  Có anh nuốt sống giun đất để chữa bệnh.

Thấy chết la liệt, chúng di chuyển trại về Tuy Hòa.  Tôi ở trại 54. Có lần chính mắt tôi lúc ở Tống Binh, trông thấy một anh tù lên cơn sốt rét nhẩy từ một mỏm núi xuống vỡ sọ chết tươi.  Người thì bảo anh lên cơn sốt giật, người thì nói anh tự tử để vợ con khỏi phải đau khổ.

Ở cái trại 54 này, nó cũng có lớp lang nhưng là lớp cây rừng.  Tre rồi đến chà rang, rồi đến mây.  Trên cao thì có bằng lăng đầy hoa tím ngắt và cà te.

Ở đây còn có một thứ dây rừng có tên đặc biệt: dây cổ rùa.  Tước cái vỏ ngoài, bên trong nó như sợi dây thừng.  Tha hồ mà buộc rất chắc.  Tôi sẽ kể chuyện giết người có liên quan đến thứ giây rừng này.  Tụi nó âm mưu lắm.  Con cáo đỏ mà.  Sống ở rừng với thú dữ mình còn khống chế được nên an toàn hơn.  Ở tù như cá nằm trên thớt nó muốn làm gì mình thì làm.  Tôi có nói tới lũ kiến vàng.  Phải nói nó là kiến kên kên mới đúng.  Đánh hơi thấy máu là chúng kéo đến cả ngàn con.  Nghĩ lại cái đám kiến trên lưng anh ta tôi còn ghê.  Có đêm tôi vẫn nằm mơ thấy bầu kiến đói máu người này mà đổ mồ hôi hột.  Có một sáng tụi tôi chín người thuộc toán làm rừng đang đốn cây thì bị tụi nó gọi ngay về trại lấy cuốc xẻng rồi lại trở về bìa rừng chỗ gần cây bằng lăng chết khô.  Cây này không có lá có hoa đã lâu.  Trên một thửa ruộng đất cằn, chúng tôi phải đào một cái lỗ về dài gần hai thước, bề ngang 80 phân, sâu hơn một thước.  Đào xong tụi tôi lại về trại.

Khoảng 4 giờ chiều. Lúc đó trời chưa tắt nắng.  Chúng tôi nghe thấy có 3 tiếng súng AK.  Tiếp sau đó là một loạt đạn nữa.  Chúng tôi không biết có chuyện gì ở bìa rừng phía chúng tôi đào cái lỗ buổi sáng. 

Tôi và anh Khương bị gọi lên “khung”.  Chúng tôi được phát cho một bộ quần áo mới.  Cái áo vải rằn ri của biệt động quân, còn cái quần thì của bộ binh.  Tên phó trại và một vệ binh có AK dẫn tụi tôi ra rừng.

Tới chỗ cây bằng lăng, tôi thấy xác Lực, một trung úy biệt động quân, đang nằm chết, mặt ngửa lên trời.  Mắt anh trợn trừng.  Máu ộc ra khỏi miệng.  Có cả trăm con kiến vàng trên miệng, trên cổ anh ăn máu căng bụng bò rất chậm.  Phía trước ngực cũng thấm ướt máu.  Tên vệ binh bắn Lực còn ở đó.  Mặt hắn lầm lì.  Chúng tôi bị tên phó trại buộc phải viết cái giấy làm chứng có nghe thấy ba tiếng súng chỉ thiên và thấy Lực bỏ chạy nên bị bắn chết!  Chúng tôi cũng bị cấm không được tiết lộ gì về chuyện này nếu muốn toàn mạng để về với vợ con.  Lại một lớp lang.  Lại một sắp xếp.  Tên phó trại còn tuyên bố vì Lực có tư tưởng phản động nên không được hưởng “tiêu chuẩn” gì.  Có nghĩa là chúng tôi phải vào rừng chặt khoảng ba chục cây chà rang để cuốn xác anh như kiểu bó chiếu.  Chúng tôi buộc cái áo quan đặc biệt đó bằng dây cổ rùa.

Lúc chúng tôi thay quần áo cho Lực, tôi khấn anh phù hộ cho anh em tù chúng tôi và tha thứ cho sự làm chứng sai sự thật dưới họng súng AK.  Tôi vuốt mắt cho Lực.  Tôi lật phía sau lưng và thấy mấy vết đạn phá ở phía sau.  Điều này chứng tỏ chúng đã bắn Lực chứ Lực không bỏ chạy.  Sau lưng chiếc áo rằn ri cũng đầy máu và đám kiến kên kên bò thật chậm còn dính máu đặc.

Thay quần áo cho anh xong, chúng tôi đặt anh vào cái quan tài chà rang, cuốn vòng thân anh rồi hai tụi tôi khiêng xác anh từ gốc cây bằng lăng chết khô tới cái hố mà chúng tôi đào từ buổi sáng.  Chúng tôi được lệnh phải chôn Lực xong trước năm giờ chiều, giờ anh em tù đi lao động từ rừng về trại.  Anh bị chúng bắn chỉ vì tuyên bố “đi ba bước lại đái một bước lên cái chủ nghĩa khốn nạn đó”. Hai ba hôm sau, đói mà tôi vẫn không thể ăn được cái gì vào mồm.  Chỉ uống nước thôi.