Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HT THÍCH QUẢNG ĐỘ

VÀ CHỮ “TÂM” TRONG

BÀI THƠ “TỰ THUẬT”

 

DƯƠNG VIẾT ĐIỀN

 

Ai cũng biết rằng Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phât Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện nay đang bị nhà cầm quyền trong nước quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài gòn. Ngài đã bị Cộng sản bắt cầm tù rồi sau đó lại bị lưu đày một thời gian khá lâu. Trong thời gian ở tù và bị lưu đày, Ngài sáng tác rất nhiều bài thơ đủ thể lọai. Bài “Tự thuật” là bài thơ làm theo thể lục bát rất giản dị, nhưng nội dung lại mang đầy ý nghĩa, nhất là trong chốn lao tù.

Sau đây là bài thơ mang tựa đề  “Tự thuật” của Ngài :

 

Tự thuật,

Thân ta trong chốn lao tù

Tâm ta vằng vặc trăng thu mặt hồ

Bao trùm khắp cõi hư vô

Lao tù đâu thể nhiễm ô tâm nầy

Mặc cho thế sự vần xoay

Tâm ta vẫn chẳng chuyển lay được nào

Ngọc thiêu mầu thắm biết bao

Sương càng phủ trắng tùng cao ngất trời

Trăng tròn khuyết biển đầy vơi

Mây bay gió thoảng cuộc đời sợ chi

( Tự thuật, trang 39, tuyển tập “Thơ tù”, H.T. Quảng Độ, 2006)

 

Đọc bài thơ trên ta thấy Ngài luôn luôn nhấn mạnh và chú trọng đến chữ Tâm .

Ai cũng biết rằng tâm là trái tim, là lòng người. Nếu chúng ta luôn luôn giữ vững con tim, giữ vững lòng người, giữ cho tâm bình khí tĩnh, không nao núng trước sự đổi thay của ngọai vật, luôn luôn hướng về chân, thiện, mỹ thì cho dù cuộc đời thường xuyên gặp bão táp mưa sa, cho dù cuộc đời luôn luôn gặp đắng cay tủi nhục cũng khó lay chuyển được lòng mình. Khi nói đến chốn lao tù, ai cũng biết rằng nơi ấy là địa ngục trần gian, là chỗ bị đọa đày thân xác, là nơi suốt đêm ngày chỉ có giận, buồn, lo, nghĩ, kinh , sợ, đói, khát.

Vì vậy nếu cứ ngồi nghĩ đến những yếu tố tiêu cực đó không chóng thì chầy, tâm trí ta sẽ bị hoảng lọan rồi tâm bất tại diên, và trước sau gì cũng sinh bệnh. Theo y lý đông phương, yếu tố thất tình (vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ) do sự rối loạn về tâm lý, tình cảm mà sinh ra. Trong chốn lao tù, yếu tố thất tình đến với chúng ta thường xuyên đêm cũng như ngày. Khi tình chí bị kích động, tinh thần bị sang chấn, âm dương, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết sẽ mất thăng bằng rồi sinh ra bệnh nội thương Bởi vì giận quá sẽ hại gan, vui quá sẽ hại tim, suy nghĩ quá sẽ  hại tỳ, lo quá sẽ hại phổi, sợ quá sẽ hại thận. Chính vì vậy, Ngài Thích Quảng Độ luôn luôn quyết giữ vững tâm mình trong sáng, loại bỏ tất cả những yếu tố thất tình thái quá luôn luôn ngày đêm xày xéo tâm hồn lẫn thể xác, và quyết  không bao giờ để cho tâm bị vẫn đục. Nhờ thế Ngài đã giữ vững được ý chí sắt đá, bền gan nhẫn nại, cương quyết hướng con tim đến chân thiện mỹ ngõ hầu thoát khỏi vô minh .Và một khi đã thoát khỏi được vô minh thì sẽ trực ngộ để tiếp tục lãnh đạo Giáo hội và phục vụ cho đạo pháp.

Bởi vậy nếu mình không làm chủ được trái tim mình, không bảo vệ và giữ vững được lòng mình thì con người sẽ thay đổi rất nhanh qua từng sát na. Vì chữ tâm quan trọng như vậy nên Ngài Shantideva ở thế kỷ thứ 8 đã từng nói:

 

“Nếu buộc chặt con voi tâm bằng sợi dây chánh niệm.

Thì mọi sợ hãi tan biến, hạnh phúc toàn vẹn đến với ta.

Tất cả kẻ thù: cọp, sư tử, voi, gấu, rắn - những cảm xúc;

Tất cả ngục tối ở địa ngục ; ma quỷ, những sự khủng khiếp.

Tất cả những thứ ấy đều bị trói nhờ bạn đã làm chủ được tâm.

Hàng phục một tâm ấy, thì mọi sự đều được hàng phục.

Vì do tâm mà sinh ra mọi sợ hãi và vô lượng khổ đau.”

 

Vì thế lúc đang bị tù đày cũng như trong thời gian bị lưu đày, Ngài Thích Quảng Độ thường xuyên luyện tâm, luyện tập chánh niệm bằng những phương pháp thiền quán. Và nhờ tập trung tư tưởng như vậy ngài sẽ chứng đắc tuệ giác và không ai có thể lay chuyển được tim Ngài. Chúng ta nhớ lại thưở trước, mỗi lần ngồi thiền định, Ngài Sogyl Rinpoche thường đọc bài thơ của Ngài Nyoshul Khenpo và chính bài thơ này Ngài  Sogyl luôn luôn lấy làm kim chỉ nam để hành thiền:

 

Hãy an trú tịch nhiên

Cái tâm mệt mỏi này

Bị nghiệp làm xơ xác

Với tư duy cuồng loạn

Như sóng vỗ không ngừng

Trong biển lớn sinh tử

Hãy an trú tịch nhiên.

 

Vì nhờ luyện tâm bằng những phương pháp thiền quán nên suốt mấy mươi năm ở trong lao tù cũng như trong thời gian bị lưu đày gặp toàn những chuyện dầu sôi lửa bỏng, Ngài vẫn giữ cho tâm Ngài luôn luôn được thanh tịnh, trong sáng, trí Ngài luôn luôn được tĩnh táo, thảnh thơi :

 

Những lúc trầm tư nếm vị thiền

Lâng lâng không bợn chút ưu duyên.

Ngục thất dầu sôi thành cam lộ

Lao tù lửa bỏng hóa hồng liên.

Gông cùm giam hãm ngoài tam giới

Xiềng xích buộc ràng với cửu thiên

Sống chết vui buồn tâm tự tại

Cành dương rửa sạch nghiệp oan khiên."

(Mùi Thiền, trang 79, tuyển tập "Thơ Tù", H.T. Quảng Độ, 2006)

 

Nhờ vậy, cho dù thường xuyên bị bão tố vây quanh, cho dù triền miên bị cuồng phong đe dọa, tâm Ngài vẫn luôn luôn vững như đồng :

 

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

 ( Ca dao Việt nam)

 

Đã thế trong thời gian bị lưu đày, bị cô lập một mình, những tưởng Ngài sẽ buồn bả vì đìu hiu cô quạnh, những tưởng Ngài đớn đau khắc khoải vì hoang vắng ưu sầu để rồi than vắn thở dài như những cung phi mỹ nữ dưới các triều đại phong kiến bị giam lỏng trong cung cấm hằng năm:

 

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa

(Trong Cung Oán Ngâm Khúc)

 

Trái lại như ta đã thấy ở trên, không bao giờ Ngài để cho tâm mình bị lay chuyển vì u-buồn khắc khoải, vì lẻ bóng đơn côi khi bị triền miên cô lập giữa cuộc đời hành đạo . Ngài không bao giờ để cho tâm mình bị vẫn đục mà luôn luôn tâm Ngài sáng tựa pha lê.

Một thiền sư nào đó của Ấn độ đã từng nói: “Nếu tâm không bị gượng ép, thì nó tự nhiên đầy hỉ lạc, cũng như nước, khi không bị khuấy động thì tự nhiên trong suốt”.

Chúng ta thử lắng tai nghe Ngài Sogyal Rinpoche so sánh tâm thiền với chum nước bùn, sẽ biết được Ngài Thích Quảng Độ nhờ thiền trong lúc lưu đày nên tâm Ngài không ai có thể lay chuyển được và luôn luôn trong sáng như  “vằng vặc trăng thu mặt hồ” .

Ngài Rinpoche nói: “Tôi thường so sánh tâm thiền với chum nước bùn: ta càng để yên đừng khuấy động nước lên, thì những phân tử bụi càng chìm xuống đáy, làm cho tính trong sáng tự nhiên của nước chiếu suốt đáy. Tính tự nhiên của tâm là nếu bạn để nó trong trạng thái đừng thay đổi, thì nó sẽ tìm thấy tính tự nhiên chân thực của nó, hỉ lạc và trong sáng.”

Thế nên Ngài Thích Quảng Độ đã không ngần ngại hạ bút viết mấy câu thơ lục bát như trong bài “Tự Thuật”:

 

Thân ta trong chốn lao tù

Tâm ta vằng vặc trăng thu mặt hồ

Bao trùm khắp cõi hư vô

Lao tù đâu dễ nhiễm ô tâm nầy.

Mặc cho thế sự vần xoay

Tâm ta vẫn chẳng chuyển lay được nào.

 

Thêm vào đó, Ngài đã xuất gia từ thưở nhỏ, đã dày công tu tập mấy chục năm trời dưới ánh đạo vàng của Phật giáo nên cho dù Ngài bị xô đẩy xuống dưới bùn lầy nước đọng, cho dù Ngài bị dồn vào chốn lao tù đầy khổ ải, bị đưa vào chốn lưu đày quá khắc nghiệt éo le, Ngài vẫn giữ được nụ cười thanh thản, Ngài vẫn luôn luôn hướng về chân thiện mỹ

nên con tim Ngài không bao giờ bị ô nhiễm như viên ngọc của Thiền sư Ngộ Ấn đời nhà Lý: “ Ngọc phần son thượng sắc thường nhuận” (Viên ngọc ở trên núi bị đốt màu sắc vẫn thắm tươi), như sen trong đầm, trong ao ở quê nhà:

 

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng

Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao Việt nam)

Thật thế, như viên ngọc bị lửa thiêu đốt mà màu sắc vẫn không thay đổi, ở trong đầm biết bao nhiêu là bùn đen hổn tạp, vậy mà hoa sen vẫn tỏa ngát hương thơm. Nhờ vậy Ngài vẫn giữ được trái tim trong sáng đầy khoan dung độ lượng, để tiếp tục sống cuộc đời còn lại của mình, ngõ hầu lãnh đạo  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vượt qua cơn bão táp phong ba hiện nay.

Ai cũng biết rằng “Trăm năm còn có gì đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”, con người trước sau gì rồi cũng sẽ trở về với cát bụi mà thôi. Vì vậy mà trăng tròn rồi lại khuyết, hoa nở để rồi tàn, sum họp rồi ly tan, thương hải biến vi tang điền. Nhưng lúc còn sống ở trên trần gian này, đặc biệt là trong những năm tháng bị đoạ đày trong ngục tù, chúng ta phải sống như thế nào cho trọn tình trọn nghĩa, cho trọn đạo làm người. Phải biết đâu là chân lý, đâu là tà thuyết. Nếu là tà thuyết chúng ta phải giữ vững tấc lòng, quyết không để nó lay chuyển được tim ta. Nếu là chân lý, chúng ta nhất quyết bảo vệ đến cùng mà chẳng bao giờ sợ hải trước bạo tàn. Vì vậy Ngài mới kết thúc bài thơ “Tự thuật” với hai câu cuối như sau:

 

Trăng tròn khuyết biển đầy vơi

Mây bay gió thoảng cuộc đời sợ chi

 

Chính điều nầy nên dù phải sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào đi nữa, bất chấp cả thời gian lẫn không gian, chúng ta thấy Ngài luôn luôn tỏ thái độ “Thế à” của Đức Phật lúc Đức Phật còn bưng bình bát đi khất thực gặp một thiếu phụ tên là Cincã chạy theo vu oan cho Ngài là tác giả của đứa bé nằm trong bụng! Thái độ “Thế à” này được Ngài diễn tả qua bài thơ sau đây trong tập Thơ Tù:

 

" Đêm ngày tôi dạy cái thằng tôi

Đạo pháp suy vi: bởi lẽ trời

Thấy kẻ phá chùa: khoanh tay đứng

Nhìn người đập tượng: nhắm mắt ngồi

Bắt bớ Tăng Ni: thây mẹ nó

Giam cầm Phật tử: mặc cha đời

Miễn được yên thân là khôn đấy

Can chi ậm oẹ để thiệt thòi"

 

Tóm lại, qua bài thơ “Tự thuật” ở trên, ta thấy tâm của Ngài Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đúng là tâm của một vị Bồ Tát vậy. Đã là tâm của một vị bồ tát thì tất cả những thủ đoạn thần sầu quỷ khốc của Cộng sản đối với Ngài chỉ là bèo dạt hoa trôi, chỉ là mây bay gió thoảng mà thôi.

                                                                          

California, chiều cuối năm 2007  

Dương viết Điền