Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HỒ DZẾNH,

THI SĨ CỦA THỜI GIAN

 

CAO HUY KHANH

 

... Tập thơ đầu tay của Hồ Dzếnh đạt đến một giá trị văn chương đích thực cao hơn tập thơ thứ hai. Nói một cách dễ hiểu hơn thì những bài thơ thuộc loại hùng ca của Hồ Dzếnh về tư tưởng có thể tràn đầy tính chất tiến bộ, xây dựng, cao cả hơn nhưng thực không thể nào hay bằng những bài thơ hay những bài thơ Chiều của ông.

Những bài thơ Chiều, điển hình nhất là bài “Chiều” mà mọi người đều biết: “Trên đường về nhớ đầy. Chiều chậm đưa chân ngày...”. Đó mới chính là sắc thái độc đáo và đặc sắc nhất của sự nghiệp thi ca Hồ Dzếnh cơ hồ vẫn được xem như là một thi sĩ hạng nhì giữa rừng thơ Tiền Chiến, là một thi sĩ sống trong thời Tiền Chiến, dù muốn dù không, Hồ Dzếnh vẫn ít nhiều mang cái sắc thái văn chương chung của thời đại đó: sắc thái lãng mạn rất trữ tình và nhiều mơ mộng. Điều này phản ảnh qua cái nỗi buồn mong manh, bâng khuâng không định hướng và không đối tượng rõ ràng thường thấy trong thơ ông. Hơn thế nữa, đôi khi người ta còn thấy chừng như nhà thơ còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ thi hứng cho đến âm điệu của người khác, những nhà thơ thuộc vào bậc đàn anh lừng lẫy hồi đó như Nguyễn Bính (bài “Lỡ Đò”), Xuân Diệu (“Dăm cô thiếu nữ gầy như trúc, Đứng chịu tang trời đổ bóng đơn” - Thu) hay của Huy Cận (“Nhớ thương bạc nửa mái đầu, Lòng nương quán khác nghe màu tà huân” – Phút Linh Cầu). Chắc chắn giá trị xứng đáng của Hồ Dzếnh không phải chỗ đó. Bởi vì chính tác giả cũng ý thức được điều đó nên may mắn thay là ngoài những sự vay mượn miễn cưỡng đó thỉnh thoảng người ta vẫn có thể tìm thấy trong thi ca ông một nguồn suối thi hứng thâm trầm và đặc sắc khác hẳn, điểm đặc biệt chính thức tạo nên giá trị độc đáo cho Hồ Dzếnh, một thi sĩ ở giữa thời Tiền Chiến: Những Bài Thơ Chiều. Chiều, trước hết, ấy là một không gian của vũ trụ, đóng vai trò chuyển tiếp giữa hai loại không gian khác là ngày và đêm mà không hẳn nghiêng về một bên nào rõ rệt nghĩa là không phải hoàn toàn là ngày cũng không phải hoàn toàn là đêm. Nói cách khác ấy là một môi trường vừa chứa cả ánh sáng vẫn bóng tôi: một thứ ánh sáng đang dần dần bị nhuộm đen và một thứ bóng tối sơ khởi. Đóng một vai trò trung gian giữa ngày và đêm nhưng lại không bị đồng hóa vào những khách thể khác nên Chiều tự nhiên trở thành một thứ không gian tương đối còn giữ tính chất độc lập tự tại của nó với những khả tính và đặc tính riêng tư chẳng hạn như cái màu sắc mơ hồ không thuần túy của nó: Hoặc như cái ý nghĩa nhân văn của nó mà người ta có thể đoán ra được: trong khi ngày bao hàm một ý nghĩa hoạt động tích cực của con người (làm lụng vất vả, tranh đấu quyết liệt) và đêm bao hàm một ý nghĩa an nghĩ cũng tích cực (nghỉ ngơi, ngủ ngáy, dưỡng sức) thì Chiều lại bao hàm một ý nghĩa phối hợp tiêu cực  đối với cả hai ý nghĩa trên – chiều là tức ngưng dần những hoạt động lao lực đã làm suốt ngày nhưng cũng chưa phải là lúc để người ta khởi sự lên giường đánh một giấc cho đến sáng! Như thế có nghĩa rằng chiều là một không gian mơ hồ và vô định, nó không đề ra một ý nghĩa hoạt động chính xác và rõ ràng nào để bắt buộc người ta phải tuân hành một triệt để mà trái lại chừng như nó cho phép người ta được quyền hoạt động một cách tự do. Đó quả thật là một điều kỳ diệu của buổi chiều, chỉ có và chỉ còn lại buổi chiều (ôi! những buổi chiều của đời người) là khoảng không gian tỏ ra tương đối thích hợp nhất, với những điều kiện sẵn có về không khí lẫn tâm lý, để người ta có thể trở về với chính mình, tìm lại cái bản ngã đã bị quên lãng hay đánh mất theo những nhịp quay đều của bánh xe thời gian, tìm lại sự chân thực thuần khiết của tâm hồn đã bị tình đời làm cho vẩn đục từ lâu. Trong những buổi chiều của đời người, đâu những ai đã từng dừng chân lại chậm bước giữa dòng đời trôi chảy truân chuyên để cho lòng mình trầm lắng một đôi lúc mà tìm kiếm lại những chân tình đã mất? Ấy chính là sự suy tưởng khả hữu, điều duy nhất thích hợp nhất mà người ta có thể làm trong không gian của một buổi chiều. Chẳng hạn trường hợp Hồ Dzếnh: sự suy tưởng đặt trong khung cảnh của buổi chiều đặc biệt của riêng ông, trong không gian và thời gian mà cái thi giới nhỏ bé ông tạo nên đã chuyên chở và chứa đựng.

... Cái không gian của buổi chiều trong thơ Hồ Dzếnh là một không gian như thế nào? Câu trả lời sẽ đến từ một tiếng vang âm âm dội xuống từ một cõi trời xa nào:

Tiếng buồn vang trong mây,

Tiếng buồn vang trong mây...” (Màu Cây Trong Khói)

Sự vang vọng mơ hồ của cái âm thanh huyễn hoặc đó, tiếng buồn, rõ ràng chỉ có thể thực hiện được trong một thứ không gian trống rỗng, một khoảng không rộng lớn và cao vời vợi mà trong đó những vật thể không chiếm hết mọi vị trí, một bầu không khí bao la nhưng trống trơn bởi không được lấp đầy hay nói cách khác không có cái gì lấp đầy nổi. Như thế khoảng không gian của buổi chiều ở đây tạo nên một giới hạn vô hình cho thế giới bằng cách dựng lên khắp bốn phía những bức tường âm thanh không biên giới để thâu nhận những âm thanh phát ra từ trái đất, cái chiều sâu phía dưới, rồi sau đó làm vang dội lại những âm thanh đó ra khắp khoảng không; nhưng khoảng không thì lại quá bao la khiến âm thanh không thể dàn trải ra khắp bề mặt, nó trở nên loãng dần để rồi càng lúc càng bị phân tách ra xa, của chiều cao ở bên trên trái đất, ở một điểm cao nhất của khoảng không gian này mà người ta có thể thấy được – chính là ở trên khoảng trời xanh vô tận đó mới tập trung những cụm mây trắng: “Chiều nào mây vọng hồn chuông, Ngừng chân đôi kẻ trên đường mải me”. (Tưởng Chuyện Ngàn Sau). Đó là hai tính chất đầu tiên của không gian trong thế giới thơ Hồ Dzếnh: cao vời vợi và rộng bao la là “Mênh mông xanh thắm phai tờ. Chân đi vương vấn lời thơ ngậm ngùi” (Sang Thu).

Trong khoảng không gian có một chiều cao và chiều rộng vô hạn như vậy, một sự im vắng lạ lùng dựng trên mọi cảnh trí mọi sự vật như nhà cửa núi non sông nước chừng như tất cả đều đang chìm đắm trong một cơn mê chiều:

“Bóng mờ xuống lặn chân mây,

Non cao vắng vẻ, sông đầy nhớ mong.

Cô hồn rủ dáng trên không,

Giờ nghiêng cánh nhớ trong đồng tịch liêu

Xe đi, tiếng rộn qua chiều,

Lửa thôn thấp thoáng mái lều ngẩn ngơ...” (Sang Thu)

Im lặng và vắng vẻ một cách bải hoải, bơ phờ, không gian không chấp nhận sự phồn tạp của những âm thanh giấy động cùng lắm nó chỉ cho phép người ta lắng nghe thấy ở đó những âm thanh lẻ loi, rời rạc, ngắn ngủi như tiếng buồn trên kia và tiếng xe đi nơi này trong vài ba giây phút qua mà thôi. Không phải chỉ có một thứ không gian đặc biệt là buổi chiều mới thấm nhuần một bầu không khí vắng lặng im lìm mà có thể nói toàn thể cả không gian tổng quát trong thế giới thơ của Hồ Dzếnh đều có một tính chất chống đối âm thanh như thế chẳng hạn thứ không gian của buổi trưa:

“Hồn xưa dậy, chim cành động nắng,

La reo trên hồ lặng lờ trong.

Trưa im im đến não nùng,

Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang...” (Trưa Vắng)

Sở dĩ không gian trở thành im vắng đến độ thẫn thờ như vậy là vì những giống loại sinh vật sống trong đó không chịu hoạt động, tệ hơn nữa có thể nói là đôi khi không chịu cử động trở nên bất động khi đối diện với một ngoại giới kỳ diệu có một sức thu hút mạnh mẽ hướng về những đối vật – chúng ta chứng kiến cảnh tượng những sự vật và sinh vật đang đắm mình trong một tình trạng xuất thần tuyệt vời:

“Chim rừng quên cất cánh,

Gió say tình ngây ngây...”

Mọi động tác nếu có đều trở nên chậm chạp, hờ hững chừng như sẵn sàng dừng đứng lại bất cứ lúc nào, vào một lúc nào đó:

“Chiều buồn như mối sầu chung,

Lòng im nghe thoảng tơ trùng chốn xa.

Buâng khuâng gió nhớ về qua lá dày...” (Mùa Thu Năm Ngoái)

Mọi chuyển động đều thưa dần, đến cùng chỉ còn lại những âm thanh tàn nuối rã rời, gỏ theo một nhịp mỏi mòn khôn nguôi:

“Rạc rời vó ngựa quá gian,

Cờ treo ý cũ mây dàn mộng xưa.

Biển chiều vang tiếng chân ngư,

Non xanh thao thiết, trời thu rượi sầu...” (Phút Linh Cầu)

Như thế trong không gian của Chiều mọi sự vật đều trở nên bất động, - điều đó không thể không khiến người ta liên tưởng đến một hệ luận tất nhiên của thứ không gian đó, chính là thời gian của nó; một thứ thời gian chừng như bỗng dừng lại ở giữa cái dòng trôi chảy miên man của nó. Thời gian trở nên chậm chạp một cách không nguôi ngoai:

“Chiều chậm đưa chân ngày...”

Nghĩa là ở đó, trong chiều tàn, dường như sự trôi chảy của thời khắc cũng trở thành trì trệ, lắng đọng xuống bề sâu – Thời gian trôi chảy làm sao mà chừng như không thể thấy được sự trôi chảy đó.

Như thế thì trong chỗ gặp gỡ tận cùng nơi đây, không gian và thời gian chỉ còn là một, cả hai trùng lẫn lên nhau, hòa nhập vào nhau tạo nên một hiện thể duy nhất vừa đồng nhất vừa tuyệt đối nghĩa là tất cả những kích thước lẫn chiều hướng của cả không gian lẫn thời gian đều trở thành một, không đổi dời, không phân tán và không thể thay thế được. Đối với mỗi người đang sống như vậy trong lúc ấy, tại nơi ấy không còn có không gian cũng không còn có thời gian nữa mà chỉ có và chỉ còn lại là những khoảnh khắc cô đọng, những phút giây vô biên chừng như không bao giờ dứt, không bao giờ tan. Nghĩa là dường như cái thứ thời khắc trầm lắng tịch mịch đó ở hẳn ngoài vòng thời gian, không còn bị sự chi phối của thời gian nữa ít ra cũng là thứ thời gian trôi chảy miên man bất tận mà mọi người đều biết và điều thấy. Những khoảnh khắc thiên thu những giờ phút bất tuyệt đó hội nhập trong nó cả không gian lẫn thời gian, nó còn lớn rộng bao la hơn cả ra ngoài vòng trôi chảy thường hằng của thời gian nhưng tuy vậy đồng thời nó khác hẳn thứ thời gian thông thường, một thứ thời gian trong dòng trôi chảy của thời gian, là thứ thời gian tương tự như điều mà Berrgson đã mệnh danh là kỳ gian.

Bởi vì quả thực tùy theo mức độ cảm nghiệm của từng người, người ta có thể nêu lên hai thứ thời gian tâm lý khác nhau*: một thứ thời gian thông thường và thuần lý trong đó sự trôi chảy của nó có thể tính toán và đo lường được trên mặt đồng hồ hay trên cuốn lịch, thứ thời gian khách quan chủ trương và điều khiển mọi sự biến dịch chừng như bị hủy diệt hẳn ít ra là trong những giây phút vĩnh cửu của hiện tại. Đó là thứ thời gian không có quá khứ lẫn tương lai, là những khoảnh khắc miên trường chừng như lắng đọng lại xuống một chiều sâu thăm thẳm trong đó có ý thức cảm nghiệm của con người nỗ lực thiết lập nên một mối tương quan hợp nhất với toàn thể tạo vật. Những điều mà rất nhiều thi nhân đã mệnh danh là những khoảnh khắc thiên thu, những phút giây bất tuyệt chừng như không bao giờ dứt không bao giờ dời đổi ấy chính là thứ thời gian nhân bản nhất mà con người đã tự tạo nên cho chính mình thể theo cái ý thức cảm nghiệm nhất của mình. Chỉ còn những phút giây hạnh phúc duy nhất này và mãi mãi không bao giờ nữa, cái thí nghiệm tâm lý cực kỳ tàn khốc mà Faulkenr (The Sound and Fury) hay Dostoievsky đã làm đối với nhân vật của mình (Le Joueur) đã thể hiện đúng cái nỗ lực phí thời và siêu thời của con người trên chính thời gian, về cái lẽ biến dịch và sự trôi chảy vô tình của nó, với niềm hạnh phúc tuyệt diệu dẫu có mong manh. Bởi vì quả thực rằng với cái trực giác về thời gian đó con người sẽ mau chóng đạt tới sự vĩnh cửu, thực nghiệm được ngay trong nội tâm mình sự vĩnh cửu ngắn ngủi nghe ra có phần nghịch lý nhưng lại chính là một sự thật của sự sống mênh mang, cái sự thật mà cả Baudelaire lẫn Valéry đã gọi là sự vĩnh cửu của một giây phút, chỉ kéo dài trong một giây phút, bởi lẽ nó hoàn toàn ly khai với những phạm trù quá khứ hay tương lai của thời gian, ở ngoài chính thời gian và không còn gì là thời gian nữa. Từ sự vĩnh cửu đó con người bước qua hạnh phúc, đạt đến hạnh phúc bởi lẽ cả những niềm vui đã qua của thời quá khứ lẫn những hy vọng hướng về tương lai giờ chẳng còn là những đối tượng cho lòng khát vọng của con người nữa, còn tấm lòng khát vọng luôn luôn ao ước những điều vô hạn và ham muốn sự bất khả đã là cội nguồn tạo nên sự đau khổ cho riêng mình (sự đau khổ như thể một từ bao lâu nay. Quá khứ và tương lai đã ngừng hoạt động, con người không còn có đối tượng để tự tìm kiếm sự đau khổ cho riêng mình sự đau khổ như thể một lẽ đương nhiên của định mệnh người sống trong thời gian: "Chính sự tác động ngược lại của quá khứ và tương lai trên hiện tại chúng đã tạo nên sự bất hạnh" - Benjamin Constant). Tâm hồn trở nên bình yên, tấm lòng không còn xao động bởi những ám ảnh ngông cuồng chung quanh cái chết và lẽ tử sinh, con người tìm thấy hạnh phúc trong sự phơi trải bản ngã mình ra giữa lòng thế giới, hòa nhập linh hồn mình làm một với linh hồn vũ trụ, đưa con người gia nhập vào hòa điệu chung của thiên nhiên tạo vật, trong những phút giây bất diệt và duy nhất này. (Phải chăng ấy là một cách giải thích duy lý mà người ta có thể dùng để thích nghĩa dòng tư tưởng. Đạo gia Đông Phương, từ Lão Tử cho đến những nhà thức giả Bà La Môn?). Và cái niềm hạnh phúc nhỏ nhoi kiến tạo ra được nhờ sự trực giác về một thứ thời gian vĩnh cửu được cảm nghiệm thâm sâu trong những phút giây hiện tại đó, ấy là điều mà Hồ Dzếnh đã làm, đã đạt tới, đã tỏ bầy trong thi ca của ông.

Thời gian trơi chảy sao mà chừng như không thể thấy được sự trôi chảy đó, ấy chính là thời gian đặc biệt độc đáo tìm thấy được sau cùng trong cái thi giới thật là nhỏ bé của Hồ Dzếnh. Như đã thấy đó một trực giác nhiệm mầu về thế giới lại vừa là một nguồn thi hứng đồng nhất và liên tục trong suốt toàn bộ thi ca của ông. Bởi vì thật ra không phải chỉ có những bài thơ chiều của ông mới mô tả thứ thời gian đó, chỉ có ý nghĩa là mô tả nó rõ ràng nhất, mà ngay những bài thơ lấy đề tài khác đều đã không ít thì nhiều ngợi ca thứ thời gian trầm lắng bất tuyệt đó từ những phút giây trầm mình tìm cảm hứng cho ý thơ (bài "Phút Linh Cầu") đến những phút giây tịch liêu một mình chiêm nghiệm về cái chết (bài "Lời Chuông Nguyện" và "Tưởng Chuyện Ngàn Sau"), từ khoảng thời khắc của ban trưa chìm đắm trong kỷ niệm (bài "Trưa Vắng") đến những giây phút bâng khuâng đợi chờ người yêu (bài "Ngập Ngừng") v.v…

Giữa cái rừng thơ phồn tạp và điêu luyện của thời Tiền Chiến, thơ Hồ Dzếnh duy nhất độc đáo nhờ chính cái trực giác về thời gian ít thấy đó (…)