Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HOÀNG VINH

HAY HỘI HỌA NHƯ MỘT

MỐI DUYÊN TIỀN KIẾP

 

DUY LAM

 

Hoàng Vinh đến với hội họa như bị thúc đẩy bởi những đòi hỏi của một tiền kiếp xa vời ẩn kín, sâu thẳm đầy bí ẩn. Thời trẻ, hoàn cảnh gia đình trung lưu không có những người thân trực tiếp có duyên nợ gì với bất cứ ngành nghệ thuật tạo hình nào, nhưng Hoàng Vinh vẫn kiên quyết dấn thân thẳng vào những mối đam mê màu sắc hình thể, tự nhiên và cũng có phần cuồng nhiệt, để tìm ra trong nghệ thuật, cái thân phận của người nghệ sĩ, đầy những ảo vọng lẫn với vinh quang, cũng như những trồi sụt khó lường trước của thời cuộc, của một thời kỳ tao loạn và chiến tranh bi thảm.

Ngay khi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật với những thành quả ra trường rất cao Hoàng Vinh đã  sáng tác cả loạt họa phẩm theo trường phái ấn tượng, tẩm nhiễm những nỗi buồn không thể tìm thấy được khi thưởng thức có phần hời hợt, với những cảnh,  hoang tàn của các di tích đền đài lịch sử của đất Huế, với những gam màu nâu đục vàng lơ, xanh chìm, trộn lẫn với nhau trong những bố cục  luôn được dựng lên với cái mắt nhìn nội tâm đầy suy ngẫm và thao thức của người họa sĩ. Hoàng Vinh đi tìm những gì qua những bức phong cảnh biểu tượng cho một thế giới đầy bí tích huyền thoại và những hào quang của một dĩ vãng nhưng qua từng nét cọ vệt sơn nét vẽ, lại nhiễm cái điều hiu quạnh quẽ thê thảm đến lạnh người. Còn những khoảng nước phản chiếu những đền đài sao lại lặng im, không một chút gợn của gió hay cái vờn của những giọt nắng? Hình như tâm hồn Hoàng Vinh vào giai đoạn này cũng chìm lắng trầm ngâm, và các nét cọ của anh tạo ra những ánh phản chiếu trên nước, như chẳng phản chiếu một cái gì hết, vì tất cả dinh thự đền đài cổ kính đó, cũng như không thật và có lúc hư ảo mờ nhạt một cách  lạ lùng,  tắm  đẫm  trong  cái  ánh  sáng riêng mà Hoàng  Vinh  đã phải lên họa phẩm,  cái  ánh sáng

của nội tâm, nhìn mọi sự rất rõ nhưng lại buồn bã và cách biệt, như người đứng nhìn lại từ một không gian nào khác với cái khoảng cách của tiền kiếp và thực tại   Ngay khi được anh cho xem những họa phẩn ấn tượng họa các phong cảnh ở Huế, tôi đã kêu lên, ồ sao   những khoảng màu nâu xanh đậm, lại tạo những khoảng tối lạ như vậy cho các họa phẩm đầy im lặng? Hoàng Vinh đã cười với cái nụ cười riêng, không trả lời, không giải thích gì hết. Phải đúng thế làm sao giải thích được cái nỗi buồn về một dĩ vãng, không thời gian đã cũ, đã mất từ lâu lắm, và nếu ngưới họa sĩ có dựng khung vẽ để tạo lại những bóng hình như gợi ý mường tượng, thời tất cả cũng chỉ là một sự cảm thông  đầy yên lặng, và một hoài niệm về những bóng người mà đáng lẽ phải hiện diện bên anh trong những lúc suy tưởng, trước một cảnh vật quá rõ mà không thật, cũng chẳng làm phai mờ được những tiếc nuối về những mất mát đau thương.Thế rồi cũng như một diễn biến tự nhiên. Hoàng Vinh như tôi đã nhiều lần nhận xét đã đi vào những thử nghiệm mới về chất liệu và thể tài (subject matter).

Đây có lẽ là thời kỳ tài năng đa dạng của Hoàng Vinh được ghi nhận qua cả chục phòng triển lãm ở Sài Gòn , Đà Nẵng và đã hai lần những bức họa bán trừu tượng của anh được Hội Đồng Văn Học Nghệ Thuật chọn triển lãm, giải Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc do Tổng Thống Việt Nam Cọng Hòa sáng lập. Đại cương có thể phân tích các tiếp cận mới về chất liệu và thể tài của Hoàng Vinh trong thời kỳ nhiều thành công nầy của đời anh:

Thứ nhất, pha trộn cách xử  dụng  các hình thể và màu sắc của trường phái op art rất thịnh hành trên thế giới qua các thập niên 50,60,  Hoàng Vinh đã sáng tác được vài họa phẩm đánh dấu những phát triển độc đáo của anh. Xem những hình thể quay lộn nhiều màu vàng cam xanh lục và các gam sáng xen kẽ xô đẩy và làm tôn khu vực trung tâm, người thưởng ngoạn đối diện với cách bố cục phá cách và những  chuyển động xoáy ốc của những hình thể, tạo những cảm giác bất ổn chông chênh, tâm cảnh thích hợp cho sự thông cảm giữa khách quan thưởng ngoạn và chủ quan sáng tạo.

Thấp thoáng qua những bức hình op art này, tinh ý có thể thấy Hoàng Vinh đang đặt những nền tảng mới cho chính sự đưa các sự suy nghĩ siêu hình và siêu thực vào nghệ thuật hội họa của anh.

Thứ hai, sự luyến tiếc các giáo điều của các trường phái tân cổ điển và tân hiện thực, vẫn còn chi phối khá mạnh mẽ Hoàng Vinh, khi anh vẫn còn họa cả loạt những họa phẩm nặng tính trang trí thoáng chút art deco, một ảnh hưởng của một số họa sĩ tiền phong bên Pháp, khởi động một hướng sáng tạo mà nhiều thập niên về sau đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt thịnh hành và được yêu chuộng ở Hoa Kỳ.

Thứ ba, xử dụng cách quạt và rắc các giải sơn trắng nhạt trên các nền sẫm của chất liệu sơn làm nền được chuẩn bị kỹ lưởng, Hoàng Vinh đã cùng một lúc thích nghi kỹ thuật tạo các nét gồ của sơn mài cổ truyền trên nền gỗ được chuẩn bị nhiều đợt, và một cách nào đó kỹ thuật của trường phái họa tổng hợp (total art), hay họa tác động (action painting), hầu tạo những hình thể người các nhạc công hoặc bất cứ motips nào do họa sĩ chọn, dựa theo những cảm hứng bật ra từ bề sâu trong hành trang kỹ thuật. Lối tạo những nét múa lượn gồ lên đắp ở vỏ trứng tạo những hình thể các vũ côn , các vũ công nữ đã được danh họa Nguyễn Gia Trí đưa lên hàng một tiếp cận xuất sắc đầy sáng tạo, qua những bức  bình  phong  nổi  tiếng.  Còn lối  vẽ  tổng  hợp  do Pollock tung ra  và làm thay đổi cũng như chấn động nền hội họa mới của  Hoa Kỳ và cả thế giới. Tuy nhiên, với sự kìm giữ chừng mực trong bố cục và tạo  các hình thể mang tính cách cổ truyền, tuy họa những nhạc công các nữ nhạc công hay các tố nữ, Hoàng Vinh không đi quá một giới hạn nhất định, cho nên các hình thể tạo  ra nặng tính cách tĩnh hơn động và đặc điểm này đã khiến cho các họa phẩm loại này của Hoàng Vinh có những biểu hiện đặc biệt Á Đông, và cũng mang đến cho các họa  phẩm giá trị trang trí rất cao. Tiếp cận và khám phá này về xử dụng chất liệu sơn dầu của Hoàng Vinh đã trở nên khá thịnh hành và được nhiều họa sĩ trẻ lớp sau tiếp  nối với những thay đổi.

Khi sang định cư tại Hoa Kỳ, ngoài những bức họa theo các trường phái và tiếp cận cũ, mà Hoàng Vinh đã tôi luyện thật nhuần nhuyễn và tinh tuế hơn, qua cả chục phòng triển lãm tại các trung tâm nghệ thuật và các thư viện tại California, một vài đại học, tên tuổi Hoàng Vinh bắt đầu được các giới bảo trợ hội họa bản xứ biết tới và nhiều người thưởng ngoạn đã mua các họa phẩm của anh.

Giai đoạn triển lãm dồn dập này với các lớp thưởng ngoạn có trình độ thẩm định nghệ thuật cao, Hoàng Vinh đã chứng tỏ anh cũng có thể thuyết phục nhiều giới quần chúng thưởng ngoạn về tài năng càng ngày càng già dặn và điêu luyện của anh, cả về mặt xử dụng chất liệu màu sắc, cũng như các chủ đề độc đáo. Cách bố cục mạnh bạo theo những tuyến hướng dẫn chéo hoặc xoáy ốc , cũng như cách xếp đặt dàn trải các mảng màu lớn, đã mang đến cho một số họa phẩm trung và lớn của Hoàng Vinh, cái tính chất động, rất hấp dẫn cảm quan của lớp người thưởng thức bản xứ phần nào, Hoàng Vinh cũng du nhập một cách thành công các kỹ thuật mới của trường phái art deco,  kết hợp với một số kỹ thuật phá thể hoặc tổng hợp của trường phái lập thể.

Tôi muốn kết thúc bài này với một số nhận xét và phân tích thời kỳ sáng tác gần nhất của Hoàng Vinh qua một số năm. Cũng như sau những phóng mình về nhiều phía để khám phá  thử nghiệm,  những  quay  lộn phá thể của tâm linh và tâm cảnh, Hoàng Vinh đã chọn cuối cùng đến an nghỉ trong cái thế giới tĩnh lặng  chìm lắng  của  hội  họa trừu tượng.  Cả  loạt  họa   phẩm mới nhất của anh biểu lộ một sự thật hiển nhiên, Hoàng Vinh đã bỏ hết các bố cục mạnh bạo, những màu sắc rực rỡ mê hoặc của op art, luôn cả những phá thể hay đối chọi của các hình thể của lập thể, hoặc những mảng màu căn bản chói sáng của biểu hiện, để dựng lên một thực tại của nội tâm suy tưởng, chỉ mắc vào thực tại khách quan qua vài gợi ý hay những nét phác họa những mường tượng những hình người, vật, hay các loại hoa e cũng chập chờn khi ẩn khi hiện luôn luôn chưa ổn định, thành hình rõ rệt.

Đó là một thế giới của chất liệu nguyên thủy của đá, nâu xám, xám nhạt và các gân đá gân gỗ, các thớ gỗ, hay đôi khi các tế bào của các sinh vật trong giai đoạn genesis, của một thời hồng hoang. Đại cương, loạt họa phẩm trừu tượng, mới nhất của Hoàng Vinh  có những nét phân biệt như sau:

Thứ nhất, các bức trừu tượng ấn tượng, trong đó các hình thể được cô đọng đến độ tận cùng, chỉ còn là những điểm màu điểm sáng, với những gam màu xanh nâu xám chìm, chỉ là những nét vẽ chấm sơn của một tâm cảnh nhất định của họa sĩ trong không thời gian sống ở đời. Khó có thể chối cãi giá trị an nghỉ của cảm quan người thưởng thức trước những họa phẩm loại này. Người ta trầm mình dễ dàng vào cái không khí gợi ra bởi các chấm màu và cái bố cục  thoải  mái  lỏng  lẻo như không có bố cục, rất thiền, tạo sự tiếp nhận dễ dàng và hình như loại bỏ mọi chướng ngại đối kháng kích thích các suy nghĩ của người thưởng ngoạn. Đây là một cách tiếp cận loại bỏ những gồ ghề nhấp nhô, chồng chéo của chất liệu và bố cục rất lý thú và rất mới, so với hướng phát triển trong sáng tạo hội họa của Hoàng Vinh.

Thứ hai, cách sắp đặt các nét xám nổi hoặc chìm nổi bật, khoanh vùng các hình thể các người vũ nữ, thần linh? Tất cả trên cái nền đắp của chất liệu nâu sẫm của các vách đá. Đây là những bức họa phẩm phù điêu, khiến người xem tưởng như lạc vào một cái tháp Chàm. Những nét cong, các sự sắp xếp các hình thể cho ta hồi tưởng về những uốn ượn mỹ lệ và thần bí của các phù điêu chạm nổi của nghệ thuật Chàm. Hoàng Vinh đã thành công gợi lại tính chất thần bí vừa tôn giáo vừa nghệ thuật, đặc biệt của nguồn gốc Ấn Độ Ba Tư của nghệ thuật Chàm.

Thứ ba, cả loạt họa phẩm với bố cục chặt chẽ những hình thể của trường phái lập thể thời kỳ tổng hợp, nhưng ở Hoàng Vinh hình như anh chú ý không gợi đến bất cứ motif nào về con người hay những vật thể cụ thể ở ngoài đời, mà chỉ là những kết hợp vâng theo cái hài hòa cân bằng của nội tâm người sáng tác là chính anh.

Thứ tư, tạo những hình thể sáng trừu tượng trên những nền xám, với những định hướng thẩm mỹ của trường phái giòng nội tâm của hội họa Kandinsky. Nhưng ở Hoàng Vinh sự tương phản giữa những hình thể sáng ở tiền cảnh xem ra chỉ là những  biểu lộ nhất thể, so với các khối màu  sẫm ở hậu cảnh. Tuy có phần động qua những chuyển động của các hình thể sáng, nhưng là một chuyển động hình như vẫn gắn liền với bóng tối của hậu cảnh, chính sự giao  thoa  đi  lại  giữa các hình thể khối màu ở hậu cảnh và tiền cảnh, đã tạo ra sự chuyển động nội tại của các bức họa. Đây cũng là một khám phá trong lảnh vực họa trừu tượng của Hoàng Vinh.

Nói chung, tất cả các loại họa phẩm bán trừu tượng và trừu tượng của Hoàng Vinh tôi vừa nêu ra ở trên, đều bao gồm các loạt màu trung hòa xám nâu xanh lợt xanh chìm nâu nhạt, cũng  như  các  màu sắc được pha loãng không nguyên chất của các khối màu ở tiền cảnh. Hình như,  sau những giai đoạn khám phá mạnh bạo, xông pha  trong những thử nghiệm,  thôi  thúc tự nhiên bởi các quan tâm về thành công  ở đời và sự nghiệp, qua ngoài tuổi sáu mươi, Hoàng Vinh đã tìm được cách thế tự biện minh  qua nghệ thuật của hội họa, một cách thoải mái tự nhiên nhất. Hội họa không còn là một thách thức, đòi hỏi vấn đáp  với tương lai, với thân phận ngưới nghệ sĩ, hội họa là sự thể hiện nội tâm, mình như là đang có đấy, đang lặng lẽ chảy xuôi về một hướng, cái khoảng trũng tụ các giòng chảy của xúc động thẩm mỹ, nơi cuối cùng cái thế giới dựng lên bằng  màu sắc hình thể đường nét bố cục, lại là thế giới quen thuộc, vừa của những tiền kiếp, vừa là của thực tại bây giờ, tất cả ngoại cảnh khách quan dựng lại qua hội họa và cái chủ thể sâu xa, họp lại làm một trong một sự an nghỉ hài hòa đầy im lặng. Phải chăng đó là điều Hoàng Vinh đang tìm, đã thấy, đã đến và đã đạt, trên cái con đường không chọn mà được của hội họa trừu tượng? Tôi nghĩ là câu trả lời của tôi đối với cái hành trình tuy muộn mà lại mới như những ngày bắt đầu hình thành con người họa sĩ của anh, lại chỉ là một khẳng định.   

                                 

Duy Lam

Tự Lực Văn Đoàn 

Santa Ana, California