Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HÃY YÊU THƯƠNG MÀ SỐNG

& HÃY SỐNG

ĐỂ YÊU THƯƠNG

(LET’S LOVE TO LIVE

& LET’S LIVE TO LOVE)

 

ĐOÀN THANH LIÊM

(Bài viết để tặng các bạn cao niên)

 

Đầu năm 1971, tôi được mời qua Hòa Lan để tham dự một Buổi Gặp Gỡ với các bạn trẻ cỡ tuổi 15-25, được tổ chức tại thành phố Utrecht gần với Amsterdam. Có đến trên 20,000 thanh thiếu niên tụ tập trong khu vực dành riêng cho sinh hoạt thể thao của thành phố, trong suốt ngày 2 Tháng Giêng 1971 để xem triển lãm, nghe diễn thuyết và nhất là theo dõi cuộc thi hát vòng chung kết của các ca sĩ đại diện các quốc gia Âu châu được goi là “ReliPop Songs Festival” (tức là Đại Hội ca khúc phổ thông có cảm hứng từ tôn giáo – Religious Popular). Giới truyền thông khắp Âu châu, đặc biệt là Eurovision rất chú ý đến việc tường thuật về Đại Hội này.

Tôi là một trong số 7 người khách mời từ ngoại quốc tới, mà được trân trọng giới thiệu như là những“international guestspeakers”. Và mỗi người được mời phát biểu trong 7 phút để trình bày về kinh nghiệm hoạt động thiết thực, cụ thể phục vụ nhân quần xã hội của bản thân tại nước mình. Ban tổ chức nhằm giới thiệu cho giới trẻ ở Hòa Lan có thể nghe được các chứng từ đáng tin cậy của các vị khách từ phương xa đến, để minh họa cho chủ đề cốt lõi của Đại Hội là : “Love in Action” (Tình Yêu Thương trong Hành Động).

Chuyện này, tôi đã viết tường thuật lại trong một bài hồi tưởng mấy năm trước đây rồi, nên thiết nghĩ không cần nhắc lại chi tiết ở đây nữa. Vì thế mà bài này được viết do cảm hứng từ mấy buổi đi thăm bãi biển Huntington Beach miền Nam California vào mấy ngày đầu tháng Tám 2010 vừa qua, nhân có mấy cuộc thi tranh tài rất sôi nổi về Lướt sóng (US Open of Surfing), về biểu diễn Nhảy trượt ván (Board Skating), Nhảy lộn trên xe đạp v.v…Ban tổ chức cho biết có đến trên 500,000 khán giả tham dự trong các buổi thi biểu diễn suốt trên một tuần lễ tại khu vực cận kề với cầu tàu Huntington Beach Pier nổi danh này. Quý bạn đọc có thể coi đây là một bài thứ ba, mà cùng có một dòng suy nghĩ tiếp nối với hai bài mới được viết gần đây, cũng trong tháng Tám này, đó là bài “ Chuyện Người Già với Công viên ở Mỹ” và bài “ Sống cho Mình và Sống cho Nhau” đã được phổ biến trên báo giấy cũng như báo điện tử.

Vào buổi chiều Chủ nhật ngày “Song Bát” ( tức là mồng 8 tháng 8), tôi đã lại ra bờ biển này và thấy cơ man là bao nhiêu con người, đặc biệt là giới trẻ vừa đi tắm biển, vừa lướt sóng và nhất là phơi nắng trên bãi cát, vừa chơi bóng chuyền gọi là Beach Volley trên đến mấy chục sân có chăng lưới trên bãi cát dọc theo bờ biển v.v…Đứng trên cầu tàu nhìn về hai hướng bên phải và bên trái trải dài đến 3-4 miles,  du khách có thể trông thấy cả một rừng người lao nhao đi lại sinh hoạt vui chơi vừa ngoài bãi cát, vừa nhàn tản thả bộ trên các lối đi trong các khu phố lân cận. Và nhất là còn được nghe đàn hát từ các ban nhạc nghiệp dư tự nguyện cống hiến cho mọi người thưởng thức những bài ca, điệu nhạc phổ thông thịnh hành. Một số ít thì thả cần câu cá từ trên cầu tàu, và luôn luôn các ngư ông này đều bắt được cá, phần nhiều là loại cá nhỏ cỡ 10-20 centimet. Đặc biệt mới tuần trước, có anh Antonio Mata lại câu được một con cá mập (shark) dài đến cả một mét, mà nhiếp ảnh gia Dan Huỳnh của báo Người Việt đã được anh Tony đồng ý cho chụp bức ảnh của anh với hai tay cầm  giữ con cá chiến lợi phẩm này.

Cũng vào buổi chiều hôm đó, tôi lại cao hứng lên xe bus đi tới bãi biển trong bán đảo Balboa thuộc thành phố Newport Beach cũng gần sát với Huntington Beach. Nơi đây vào lúc 5.00 chiều, mà cũng còn rất đông bà con dẫn cả gia đình ra tắm biển, phơi nắng trên bãi cát. Nhất là lũ nhỏ cỡ 5-6 tuổi lại chơi trò nhờ mấy anh chị lớn xúc cát ném vùi thân thể của chúng nằm dưới đống cát, chỉ chừa lại cái đầu nhô ra để hít thở không khí, trông thật là ngộ nghĩnh. Bãi biển Balboa ở đây, thì dù rất đông người mà lại êm ả yên tĩnh, chứ không có ồn ào nhộn nhịp như là tại khu vực Huntington Beach, với những cuộc tranh tài thi đua thể thao thật lôi cuốn hấp dẫn.

Cũng như tại các công viên, các bãi biển dọc theo hai thành phố Huntington Beach và Newport Beach này đều đem lại luồng không khí mát mẻ, khỏang khóat và trong lành cho hàng triệu người dân địa phương, cũng như cho du khách từ khắp nơi mà đến đây tham quan, thật là đông đảo vào các tháng mùa hè. Và bất cứ lúc nào ra đến bãi biển, thì tôi đều được vui lây với cái sinh khí nô nức thỏai mái của hàng hàng lớp lớp những “nam thanh nữ tú”, lũ lượt đi lại trên bãi cát, hay rủ nhau nhào xuống vật lộn, tranh đua với làn sóng biển từ xa đổ dồn ập vào phía bờ. Quả thật, thiên nhiên cũng như con người, tại khu vực công cộng như thế này, đã rất là hào phóng cống hiến cho mỗi khách thưởng ngoạn chúng ta một món quà tặng thật là quý hóa về cả mặt sức khỏe thể chất, cũng như tâm lý tinh thần. Nhờ vậy mà nó đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng thêm ý nghĩa và phẩm chất cho cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta vậy (the meaning and quality of life).

Nhớ lại cái hồi anh em tù nhân chính trị chúng tôi còn bị biệt giam tại nhà tù Khám lớn Gia Định ở số 4 Phan Đăng Lưu, trước chợ Bà Chiểu vào năm 1991-92, thì cứ mỗi buổi tối cỡ 7-8 giờ, có chú Nghiêm cỡ tuổi đôi mươi mà ở cùng phòng với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thường hay cất tiếng hát thật cao, ấm áp mà lại ngân dài, bài ca vang đến cả mấy phòng xung quanh. Nghiêm hay ca những bài như “Giã từ vũ khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân, bài “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và nhất là bài “Không tên số 5” của nhạc sĩ Vũ Thành An, trong đó có câu làm chúng tôi hay bàn tán với nhau : “Hãy cố yêu người mà sống. Lâu rồi đời mình cũng qua…” Bị cách ly lâu ngày, không được tiếp súc với gia đình và xã hội, chúng tôi lấy những bài hát này làm niềm an ủi vỗ về, giúp cho nhau vượt thoát được nỗi nhàm chán cô đơn, buồn tẻ bi đát cuả cuộc sống tù đày. Chuyện ca hát trong tù đại để dễ thương ngộ nghĩnh như thế đó, tôi sẽ có dịp tường thuật chi tiết hơn trong một dịp khác vậy.

Như đã ghi ở trên, bài này tác giả muốn chia sẻ đặc biệt với các bạn cao niên vào lứa tuổi 60 - 65 trở lên, mà phần lớn đã đang nghỉ hưu an dưỡng rồi. Tôi muốn nói với các bạn về một số suy nghĩ nhận định của riêng mình, thông qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, trôi nổi tại quê hương đất nước trong cảnh chiến tranh triền miên tàn khốc, rồi đến nạn độc tài chuyên chế áp bức, với việc bị giam cấm tù đày, và sau cùng là cảnh sống lưu vong tỵ nạn chính trị gần đây trên xứ người. Trước những nghịch cảnh éo le đó, tôi luôn cố gắng theo lời nhắc nhở của cha ông ta là phải bình tĩnh, không nên than vãn buồn phiền chi cả, bởi lẽ cái thân phận con người chúng ta sống trên cõi đời này, thì ai ai cũng đều đại khái vất vả như vậy thôi : “Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai?” Và tôi luôn tìm cách giũ được” thái độ lạc quan, yêu mình, yêu người trong mọi tình huống “, dù gặp chông gai thử thách khó khăn đến đâu cũng mặc.

Nói cho gọn lại, tôi chỉ muốn đóng góp một chứng từ trung thực của một người đương thời với các bạn cao niên rằng : “ Chỉ có Tình Yêu Thương đích thực mới giúp chúng ta vượt qua được vô số những nỗi khó khăn, thử thách cam go trong cuộc sống trên thế gian này.” Và chúng ta không được quên trách nhiệm nặng nề đối với lớp con, lớp cháu của mình, đó là phải “làm viên đá lót đường cho tương lai đi tới”.  Nói cho cụ thể rõ ràng hơn, thì chính lớp người là bậc cha bác như chúng ta phải đem hết tấm lòng từ bi quảng đại và nhân ái cao quý của bậc trượng phu quân tử ra, để mà bảo bọc, nâng đỡ và hướng dẫn cho thế hệ con cháu kế tiếp của mỗi người, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu có thể kiến tạo được một cuộc sống tốt đẹp an hòa hơn, hạnh phúc hơn mãi.

 Đúng như khẩu hiệu mà cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhủ xưa nay là : “Con hơn cha, nhà có phúc” vậy./

 

California, Tiết Vu Lan năm Canh Dần 2010

Đoàn Thanh Liêm