Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HÃY VƯỢT QUA

MỌI THỬ THÁCH

 

NGUYỄN HỮU

 

Vì là một cựu quân nhân thâm niên trong QLVNCH nên trong số những bạn HO xấp xỉ tuổi tôi, tôi đều quen gần hết.  Mỗi khi được tin một HO quen biết vừa đặt chân tới Hoa Kỳ, đặc biệt là tới Cali, tôi thường tìm cách đến thăm hỏi trong ý nghĩa của tình đồng đội và nhất là trong tình nghĩa giữa người đến trước và kẻ đến sau.

Hôm nay, tôi được dịp tiếp xúc với một anh bạn HO mới sang, một người bạn cũ thuộc cùng một đại đội tại quân trường và cũng là một chiến sĩ Dù đã từng chiến đấu oai hùng từ miền Bắc Quảng Trị đến vùng Hạ Lào.  Tôi mến anh vì dáng điệu hiên ngang của anh và nhất là cái lì của anh trên chiến trường, một cái lì đã từng giúp anh thắng được kẻ thù Cộng Sản trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Trong cuộc gặp gỡ thân mật này, tôi đã được anh thổ lộ cho biết những năm tù đày đầy gian khổ của anh, cộng với sức chịu đựng vượt mức của anh trước một nghịch cảnh mà anh cho còn ghê gớ hơn cả những chiến trận anh đã từng trải qua.

Nghe anh kể lại cuộc đời lao tù, tôi chỉ biết khâm phục lòng can trường vượt mức của anh và khi được hỏi về bí quyết của sức chịu đựng vô bờ bến của anh, anh đã vui vẻ trả lời.

Nói đến sự hành xác của Cộng Sản, phải nói rằng "có một không hai trên thế gian này".  Chúng tôi đã chịu đựng đủ mọi cực hình, đủ mọi hành động hạ nhục.  Vì biết tôi là một chiến sĩ Dù, chúng đã đặc biệt chú tâm vào để hành xác tôi, bắt tôi làm việc nặng hơn những người khác, cho ăn đói hơn những người khác và đặc biệt cũng dành cho tôi một sự đối xử "tàn tệ" hơn đối với mọi người khác. Những khi tôi bệnh hoạn, tôi không có một viên thuốc nhỏ, đi kiết, đi lỵ cũng không có thuốc, còn lên cơn sốt rét, run bắn người, cũng không có một viên ký ninh.  Hết cơn rét rồi đến cơn nóng, hết nóng lại đến lạnh.  Mỗi lần như vậy, tôi chỉ cần bấm ngón tay vào người để xem thấy mình còn biết đau hay không và, nếu còn biết đau là còn sống và nếu còn sống là con hy vọng.  Trước nghịch cảnh phũ phàng, tôi sống nhiều vào nội tâm hơn vào hiện tại.  Những khi đang đau khổ vì bệnh hoạn, tôi dành hết thời giờ để nghĩ đến gia đình, vợ con.  Tôi mường tượng thấy vợ tôi đang nhìn tôi, với tất cả lòng trìu mến, tôi thấy các con tôi như đang xúm quanh tôi, đứa sờ trán, đứa sờ mặt như để chia sẽ sự đau khổ của tôi.  Tôi mải mê với những hình ảnh tươi đẹp của gia đình và hầu như quên hẳn cả thực tại.  Tôi đã ngủ những giấc ngủ dài hơn người thường, tôi đã du hồn đi thật xa mà bọn cán bộ Cộng Sản hay các bạn đồng cảnh ngộ không hề biết đến.  Họ tưởng tôi đang khổ lắm, đang đau đớn lắm nhưng trái lại, những lúc đó là lúc mà tôi cảm thấy sung sướng nhất.  Thật vậy, cảnh nhà tù, cảnh mấy thằng Cộng Sản đội nón cối, ăn nói tục tằn, chèn ép mình một cách đê hèn như hạn chế ăn uống, như không cho người bệnh một viên thuốc, hay la hét, hoạnh họe, tất cả có gì đáng để tôi mở mắt ra coi.  Mỗi lúc tôi nhắm mắt lại, tôi đều thấy những cảnh tượng ít ra cũng tươi đẹp gấp mấy trăm ngàn lần cảnh tượng được diễn ra trước mắt tôi thực sự.  Nhiều anh bạn không hiểu rõ tâm tư của tôi, thường tỏ vẻ ái ngại cho tôi.  Tôi đâu có ngủ mà tôi đã trở về ngôi nhà cũ mà tôi đang sống giữa những người thân yêu nhất của tôi.  Đúng vậy, khi con người đau khổ, người ta thường tìm đến những người thân để được chăm sóc, chiều chuộng.  Theo ý nghĩa này, càng ngủ bao nhiêu, tôi càng cảm thấy thú vị vì trong lúc đó, chỉ có gia đình là nguồn sống duy nhất của tôi.  Sở dĩ tôi hết sức chịu đựng gian khổ vì rằng, ở cách trại tù hàng ngàn dặm, vẫn có một người đàn bà cùng một bầy con nhỏ vẫn đang chờ đợi để đón mừng ngày về của tôi.  Vì vậy, khi bọn cán bộ Cộng Sản cố tình "làm tình, làm tội" tôi để mong tôi chán nản đến mức độ có thể tự sát được, tôi vẫn cương quyết bám chặt lấy cái sống.  Chết sao được khi vợ con tôi còn đó, khi tình vợ chồng và con cái vẫn dạt dào chan chứa.  Nếu không có những tình cảm đó, có thể là tôi đã chấp nhận cái chết chứ không chịu để chúng nhục mạ hay hành xác...

Tôi chỉ ngồi im để nghe anh "thao thao bất tuyệt" tả lại những cảm nghĩ của anh trong nhà tù.

Chạnh nghĩ đến một HO vừa tự vận tại Cali, tôi tò mò hỏi anh:

-Anh T...Anh có nghe nói đến vụ anh HO N...vừa tự tử chết không?

Anh nhanh nhẩu đáp lại:

-Có chứ.  Tôi đã xem báo tường thuật về vụ này.  Thấy vậy, tôi bèn tiếp tục hỏi anh:

-Về vụ này, ý kiến của anh ra sao?

Thấy tôi tò mò muốn biết quan điểm của anh, anh gật gù, chậm rãi nói với một nét mặt rầu rĩ:

"Tôi không rõ vì nguyên nhân nào, anh N đã tự vẫn nhưng theo ý kiến riêng tôi, vãn có một động lực nào đó khá mạnh để đẩy con người vào cõi chết."

Không đợi tôi phải hỏi thêm, anh nói tiếp "như tôi đã trình bày với anh ở trên, nếu nói đến buồn phiền và lo lắng thì phải nói rằng không có ai buồn phiền và lo lắng hơn người bị lâm vào cảnh tù đày.  Lo lắng vì phải xa gia đình, vợ con, buồn phiền vì không biết trong những ngày tháng dài đằng đẵng kia, vợ mình làm gì để sinh sống, con mình có khỏe mạnh hay đau yếu không và tất cả còn hướng vào họ không, tất cả có trông chờ ngày về của họ không.  Mặc dầu khổ biết mấy nhưng họ vẫn chịu đắng nuốt cay để chờ ngày về được đoàn tụ với gia đình.  Có lúc họ đã nảy ra ý tự tử nhưng tự tử đối với Cộng Sản nào có ý nghĩa gì.  Tuy nhiên, đối với bọn người vô lại, chết chỉ có nghĩa là bớt cho chúng một nhiệm vụ canh chừng, thế thôi.  Tuy nhiên, đối với người tù cải tạo, chết là thiệt thân, chết là thiệt cho vợ, cho con.  Chính trong lập luận đó mà người tù vẫn không tự vẫn vì họ vẫn còn một liên hệ đáng quý, họ vẫn còn một lẽ sống, đó là những người thân, là vợ, là con. Ở trong tù mà không chết là vì vậy.  Đến khi sang Hoa Kỳ, mặc dầu phải chạm trán với thực tại phũ phàng, mặc dầu được cho biết trợ cấp xã hội chỉ lâu 12 hay 8 tháng, sự thiếu thốn này cũng chưa phải là một lý do đưa đến cái chết.  Đến ngày hết hẳn trợ cấp, người tù cải tạo cũng có thể dấn thân làm đủ mọi nghề để sống và, nếu đem so sự sống đó với đời sống trong nhà tù, cuộc sống bên Hoa Kỳ này vẫn còn gấp trăm ngàn lần hơn.  Nhìn vào mấy người Mễ "lội rào" sang Hoa Kỳ, họ vẫn vui sống làm việc tại tất cả các tiệm tạp hóa của người Việt trong vùng Cali này.  Đâu có lúc nào họ nghĩ đến tự vẫn.  Làm được tiền, họ vẫn cố dành dụm gởi về quê nhà giúp đỡ cho vợ con...Người HO chúng ta chưa thấy ai phải làm những nghề vất vả như vậy, nhưng nếu có làm đi chăng nữa, chỉ là chuyện thường tình.

Con người đi đến tự vẫn là khi họ không còn gì để bấu víu nữa, không còn gì để luyến tiếc, nghĩa là khi họ đã mất hết.

Tôi có được nghe nói đến một số các bạn HO đã tự hủy hoại cuộc đời tại Hoa Kỳ, tôi không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc tự hỏi tại sao trong những ngày cùng cực tại trại cải tạo họ không hề nghĩ đến cái chết và tại sao khi đã đặt chân lên mảnh đất tự do này lại vội vàng tìm lấy một quyết định tang thương như vậy.  Phải chăng chính cái hậu quả của sự "va chạm văn hóa" của riêng anh hay của gia đình đã xô đẩy các anh vào tình trạng tuyệt vọng vì, theo kinh nghiệm của riêng tôi, con người chỉ đi tìm cái chết khi hoàn toàn mất hết niềm hy vọng vào cuộc sống.  Nếu đúng như vậy thì thật là điều vô cùng đáng ái ngại..

Tôi cũng được nghe nói có một bạn HO khi sang tới Hoa Kỳ, không thấy vợ con ra đón mà chỉ thấy lèo tèo mấy đứa con dại.  Gặp nhau, cha con mừng, tủi ôm nhau khóc và khi được hỏi đến mẹ chúng, một em nhỏ đã thủ thỉ vào tai bố "mẹ đi lấy chồng rồi!!"

Một anh HO khác cũng ở trong tình trạng tương tự.  Khi đặt chân xuống phi trường Cựu Kim Sơn, anh chỉ được gặp lại các con sau trên 10 năm xa cách nhưng không hề được gặp lại người vợ chăn gối trên nhiều chục năm vì bà cũng đã sang ngang.  Tuy nhiên, các anh vẫn kiên trì sống vì mặc dầu đã mất hết tình nghĩa phu thê, các anh vẫn còn được sự âu yếm của các con và chính tình thương này đã giữ các anh ở lại nơi dương thế thay vì tìm cái chết...

Riêng trường hợp của anh N...., tôi chắc không phải vì vấn đề "cạn túi" mà vì hoàn toàn tuyệt vọng...

Để kết luận, anh bạn Ho của tôi đã tươi cười chỉ vào vợ anh và các con nói "Đấy mới là nguồn sống chính yếu của tôi, tiền trợ cấp xã hội chỉ là một yếu tố thứ yếu.  Nếu tôi đã chịu đựng trên 10 năm tù đày là vì vợ con tôi vẫn nhất mực yêu thương và chia sẽ những đau khổ của tôi.  Sang đây, gia đình tôi vẫn giữ nguyên truyền thống cũ, truyền thống của đạo đức, và đây là niềm hứng khởi to tát cho tôi để tạo dựng đời sống mới...

Trong giai đoạn hiện tại, vì nền kinh tế của Hoa Kỳ hiện đang trên đà suy thoái, nạn thất nghiệp đang tràn làn.  Tại sao có người thất nghiệp tự vẫn và tại sao có người vẫn phây phây đi tìm việc để tạo lập cuộc sống mới?  Nếu người thất nghiệp về nhà bị vợ con khinh rẻ hay bạc tình và khi đã mất job lại mất luôn cả vợ con thì còn gì để giữ họ lại trên dương thế này?  Trái lại, nếu họ bị thất nghiệp, mà vẫn được sự an ủi và nâng đỡ tinh thần của gia đình thì đâu đến nỗi phải tự vẫn...