Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

THẦY THUỐC UYÊN BÁC

CỦA VIỆT NAM

 

Lời Tòa Soạn: Hải Thượng Lãn Ông nổi tiếng là một danh y vào thế kỷ thứ 18 của Việt Nam, ông không những chỉ có biệt tài bốc thuốc chữa trị cho đủ mọi loại bệnh mà còn được

xem là người mở đầu cho việc truyền bá ngành y dược của Việt Nam bằng cách xây dựng thành một hệ thống "Lý Pháp Phương Dược" của nền y học dân tộc, "Y huấn cách ngôn" để dạy học trò, biên khảo những tài liệu y khoa vô cùng quý giá như bộ "Hải Thượng Y Thông Tâm Lĩnh ?...

Cuộc đời của Hải Thượng Lãn Ông còn là tấm gương sáng, đó là tinh thần "cứu nhân độ thế", là người thầy đạo đức, lương tâm, trách nhiệm và phương châm hành động cao cả, “Lương y như từ mẫu”, xứng đáng để mọi ngư tôn kính, nhất là các thế hệ thầy thuốc Việt Nam về sau noi theo.

Mời quý độc giả theo dõi bài tài liệu về cuộc đời và công đức có một không hai của bậc hiền giả Việt Nam: Hải Thượng Lãn Ông.

 

Đôi Nét tiểu sử về Hải Thượng Lãn Ông.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 17 tháng 11 năm Canh Tý (27.11.1720), ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng).

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc, ông nội, bác ruột, cha chú và anh đều đều đổ tiến sĩ và làm quan đại thần dưới các triều vua Lê, chúa Trịnh. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, chăm chỉ và có chí lớn. Ông dùi mài kinh sử ước mong thực hiện hoài bão "kinh bang tế thế ".

Nhưng vào đời gặp lúc xã hội phong kiến nhà Lê đang trên đường suy vong, chính sự đầy rẫy bất công thối nát, nhân dân lầm than, đói khổ, nên ông đã sớm từ bỏ đường công danh phù phiếm, trở về quê mẹ ở Hương Sơn, Nghệ Tĩnh, quyết tâm học nghề thầy thuốc để cứu nhân độ thế.

Suốt đời Hải Thượng Lãn Ông không những đã quên mình cứu người, giúp đời mà còn dày công biên soạn nhiều tài liệu quý về y dược và mở trường đào tạo, truyền bá y nghiệp cho nhiều thế hệ lương y.

Cống hiến vĩ đại nhất của Lê Hữu Trác đối với lịch sử phát triển của nền y học dân tộc cả về mặt lý luận và thực tiễn là bộ sách nổi tiếng: Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

Đây là một công trình kế thừa đầy sáng tạo những thành tựu y học của nhiều thế hệ y gia trong và ngoài nước, gồm 28 tập, 66 quyển đã được Lãn Ông thể nghiệm và biên soạn công phu suốt 40 năm.

Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một bộ sách lớn bàn về y - dược học một cách toàn diện, từ đạo đức của người thầy thuốc đến phòng bệnh, chữa bệnh, tử lý luận đến thực hành, từ y đến dược, đầy đủ các bệnh lý nội ngoại khoa, phụ sản khoa, đậu, sởi... phương pháp trường sinh và vệ sinh phòng bệnh...

Trong công trình đồ sộ này, Hải Thượng Lãn Ông đã dành một phần tư khối lượng sản phẩm của mình (7 trong số 28 tập) để biên soạn giới thiệu 4.000 phương thuốc tích lũy trong kho tàng kinh nghiệm nhân dân. Trong đó hai vật Dược phẩm vận yếu và Lĩnh Nam bản thảo chuyên về các vị thuốc và năm tập Tâm đắc thần phương, Hiệu phỏng tân phương, Y phương hải bội, Bách gia trân tàng và Hành giản trân như chuyện về đơn thuốc.

Có thể nói rằng: "Hải Thượng Lãn Ông là người đầu tiên biên soạn một số sách thuốc rất toàn diện, nhất là phần bào chế, sao tẩm, trước đây chưa từng thấy ở nước ta...

Trên cơ sở kết hợp những tinh hoa y học truyền thống với những kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng thành một hệ thống Lý Pháp Phương Dược của nền y học dân tộc thích hợp với con người, khí hậu và môi trường Việt Nam.

Các nhà khoa học hiện đại đã hết lời ca tụng công trình giá trị này:

Những trước tác đồ sộ của Lê Hữu Trác để lại, qua nhiều đời đã được nhiều ngự y thuộc các

y viện dưới mắt triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn và cả "chính phủ Nam Triều" thuộc Pháp, xem là "cẩm nang". Một số nhà y học thực nghiệm phương Tây, một số bác sĩ người Việt trước kia và bây giờ cũng tìm thấy ở những trước tác đó "những kiến thức uyên bác" và một "phương pháp luận đặc sắc" mà ở các nhà bác học châu Âu cũng không mong đợi có hơn được".

 

Người thầy vĩ đại của ngành y dược Việt Nam

Hải Thượng Lãn Ông, người thầy thuốc vĩ đại và nhà giáo huấn nhân tâm học nổi tiếng của dân tộc còn để lại cho đời một tấm gương sống cao đẹp và những lời di huấn bất hủ về đạo đức, lương tâm, trách nhiệm và phương châm hành động của thầy thuốc mà ngày nay mỗi lần đọc lại ta thấy vẫn còn nóng hổi tính thời sự và giá trị nhân bản đích thực của nó.

Sinh thời Hải Thượng Lãn Ông thường dạy các môn đệ của mình rằng:

"Đạo làm thuốc là nhân thuật, chuyên bảo vệ sinh mạng của con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình, không nên cầu lợi kể công...thầy thuốc là nghề thanh cao phải giữ đức cho trong, giữ lòng cho sạch, làm ơn không mong đền đáp, thấy lợi đừng nhúng tay vào... Phải cẩn thận giữ gìn phẩm cách của mình, đừng để bị người đời khinh rẻ" (Y huấn cách ngôn). Lãn Ông rất phẫn nộ trước những kẻ "đem nhân thuật làm chước dối lừa, đem lòng nhân làm chuyện mua bán... "

Trong đời mình Hải Thượng Lãn Ông không hề quản ngại mọi khó khăn cực nhọc trước những nỗi khổ đau của con người. Ở đâu bệnh nhân cần, dù xa xôi cách trở đến mấy, ông cũng lặn lội tìm đến cứu giúp. Nơi nào bệnh nhân gặp khốn khó, túng thiếu ông lại càng hết lòng giúp đỡ, chăm sóc. Đối với những bệnh nhân nghèo khổ không nơi nương tựa, ông thường lấy tiền của riêng để chu cấp, chữa trị, nuôi dưỡng và từ chối mọi khoản bồi hoàn.

Với tấm lòng yêu thương bệnh nhân như mẹ hiền thương con, Lãn Ông thường dặn học trò: "Được mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh gấp hay không để sắp xếp đi thăm trước sau. Chớ nên vì giàu sang nghèo hèn mà nơi tới trước chỗ tới sau, hoặc khi bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thật thì khó mong được bệnh nhân thông cảm và sẽ kém phần hiệu quả" (Y huấn cách ngôn).

Khi thấy học trò mình có người ngại vì phải thăm và khám bệnh cho những bệnh nhân bần cùng lam lũ, ông thường tỏ ý không bằng lòng và ân cần khuyên nhũ: "Đã làm nghề thuốc thì không được ngại khó, ngại khổ, không được coi khinh người bệnh"

Lời nói của Hải Thượng Lãn Ông luôn luôn đi đôi với việc làm. Học trò của ông không chỉ nghe lời thầy dạy mà còn phấn đấu học tập, làm theo những việc mà thầy đã làm.

Ở bệnh án thứ 8 trong tập Y dương án (1 trong 28 tập của bộ y tông tâm lĩnh), Lãn Ông kể rằng:

Có một gia đình thuyền chài tên là Thuộc có cháu gái 13 tuổi bị bệnh đậu mùa rất nặng. Nhà quá nghèo nên không có điều kiện mời thầy và cũng không có đủ tiền để mua thuốc chữa trị cho con. Khi hay tin, Lãn Ông đã vội vã đến thăm và khám bệnh, giúp đỡ thuốc men rất chu đáo.

Giữa mùa hè nóng bức, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nan nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ. Mỗi lần ông xuống thăm bệnh đều phải cởi bỏ hết quần áo để trên bở, mũi phải nút bọng và nín hơi không dám thở nhiều vì mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc không thể nào chịu nổi. Khi khám bệnh xong đầu óc ông choáng váng, mồ hôi đổ ra như tắm.

Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ, ông đã tận tình chăm sóc, chữa trị cháu bé suốt một tháng trời liên tục mới khỏi bệnh. Khi chia tay với gia đình bệnh nhân, chẳng những ông không nhận nên thù lao kể cả tiền thuốc - mà còn giúp đỡ thêm gạo, củi, dầu, đèn.

Thật đúng là tấm lòng lương y như từ mẫu.

Hải Thượng Lãn Ông là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn hoá Việt Nam. Ông không chỉ

là đại danh y lỗi lạc mà còn là một nhà tư tưởng lớn, nhà thơ, nhà văn xuất sắc trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XVIII. Bộ Y tông tâm lĩnh - ngoài giá trị khoa học sáng ngời, còn có giá trị văn học đáng kể, không riêng gì những phần văn thơ trong đó mà ngay cả những phần tác giả ghi chép khoa học thuần túy vẫn có sức rung cảm đối với người đọc như những

tác phẩm văn chương.

Thơ văn Hải Thượng Lãn Ông mang tinh thần nhân đạo cao cả của một nhà hiền triết phương Đông vốn xem thường phú quý, ghét hư danh:

Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

đã vượt lên trên những danh lợi tầm thường mà người đời lắm kẻ đua chen:

Bái biệt long lâu cửu bệ hàn

Mang huề cầm kiếm xuất đô quan

Bái biệt lầu rồng kinh khuyết lạnh

Gươm đàn vội vã bước chân ra.

để trở về hành đạo cứu đời với tâm hồn của người thầy thuốc nghệ sĩ:

Thời hứa sơn nhân lai vấn dược

Dạ huề hải nguyệt cộng minh cầm.

(Ngày ngày xem bệnh vừa xong,

Đêm đêm tựa bóng trăng trong gảy đàn)

và chẳng bao giờ mưu tính một điều gì cho riêng mình:

Thiên tâm cốt ở cứu người

Sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu

Biết vui nghèo cũng hơn giàu

Làm ơn nào phải mong cầu trả ơn!

Cuộc đời hoạt động y học không mệt mỏi với tấm lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông đối với bệnh nhân là một tấm gương sáng ngời về tinh thần trách nhiệm và đạo đức cao thượng của người thầy thuốc chân chính, mãi mãi xứng đáng cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam noi theo.

Phần dưới đây là một số phương pháp khắc phục những căng thẳng nội tâm của người Á châu lưu truyền từ xưa rất mầu nhiệm thông qua những bài tập đã trở thành cần thiết cho mọi người.

 

5 phương pháp khắc phục căng thẳng thần kinh

Phương pháp Reiki:

Đó là phương pháp làm cân bằng thân thể để tạo ra sự hài hòa của cơ quan lục phủ ngũ tạng. Reiki là phương pháp luyện tập phát xuất từ Tây tạng và đã trở thành giáo khoa chuẩn cho mọi người. Reiki dựa trên nguyên tắc "năng lượng sống nhiều chiều trong cơ thể. Cân bằng được nguồn năng lượng ấy cũng có nghĩa là tạo được sự cân bằng trong nội tâm cũng như sự hài hòa trong cơ thể. Reiki sử dụng đôi tay làm thứ "vũ khí thần diệu". Theo người Tây Tạng thì toàn bộ năng lượng sống đều qua đôi tay. Khi "tay thần" nà tiếp xúc với một trung tâm năng lượng nào đó trên cơ thể thì nguồn năng lượng tổng hợp trong cơ thể sẽ theo tay đến những vùng, những cơ quan khác trong người. Chính nguồn năng lượng tổng hợp này sẽ trở thành vũ khí kích thích cơ thể tự chữa trị chứng căng thẳng. Người Tây Tạng khẳng định rằng phương pháp Reiki có thể khắc phục được cả chứng trầm uất, những chứng tâm lý. Khi dùng phương pháp Reiki bao giờ cũng nên kết hợp với âm nhạc. Tiếng nhạc và năng lượng cơ thể qua đôi tay chuyển nhiệt vào người tạo nên hiệu ứng tuyệt vời. Một vài động tác đơn giản sau đây mang lại hiệu quả không nhỏ. Úp hai bàn tay lên trán và mắt trong im lặng thì những suy nghĩ vốn trào dâng do tay căng thẳng sẽ dịu lại. Hoặc khi buồn chán, sợ hãi thì vòng hai bàn tay lên ngực và lắng nghe tiếng đập của trái tim, ta sẽ tìm được sự bình tâm. Đối với phụ nữ bị đau trong các chu kỳ hành kinh chỉ cần chú ý tập trung tư tưởng, đặt hai bàn tay của mình lên bụng dưới.

 

Yoga:

Người ấn Độ tìm ra phương pháp Yoga đã hàng ngàn năm nay và càng ngày càng chứng tỏ đó là phương pháp luyện tập tuyệt vời không chỉ tăng cường thể lực mà còn là phương pháp khắc phục căng thẳng nội tâm hết sức hữu hiệu. Yoga đã trở thành sách giáo khoa sức khỏe trên cả thế giới. Ở Ấn Độ, người ta khẳng định Yoga là khoa học của cuộc sống và là một con đường dẫn đến sự phối hợp giữa tập thể dục, phương pháp thở ra hít vào. Những động tác nhẹ nhàng có phần chậm chạp nhưng chính xác với độ tập trung cao sẽ làm cho cơ bắp và các khớp xương được thư giãn, tăng cường các cơ quan lục phủ ngũ tạng và quan trọng nhất là tăng cường hệ thống tuần hoàn. Cách thở Yoga vừa khắc phục căng thẳng nội tâm vừa nạp năng lượng mới cho cơ thể. Sau bài tập bao giờ người ta cũng thấy sảng khoái hơn, sinh hoạt hơn và sự tập trung tư tưởng vào công việc tốt hơn. Hiển nhiên là để sử dụng Yoga một cách khoa học, có hiệu quả thì cần làm theo hướng dẫn của sách giáo khoa. Tốt hơn nữa là có những khóa huấn luyện các động tác Yoga cơ bản. Ai cũng có thể tập Yoga.

 

Tai Chi:

Tai Chi là một bài tập nổi tiếng của Trung Quốc có từ thời xa xưa và được lưu truyền đến nay với những bổ sung mới. Có thể hiểu phương pháp Tai Chi là: "Những động tác mềm mại tưởng như trò chơi của trẻ con nhưng tạo được thể lực của tiều phu và sảng khoái như một người nằm vô lo trên bãi biển" Tai Chi cũng là một môn võ thể thao như Thái Cực Quyền mà người phương Tây gọi là "đấm vào lỗ chân không". Thực ra không hề có chuyện đấm đá ở đây mà những động tác nhuần nhuyễn, uyển chuyển và chậm từ từ như khi người ta chiếu chậm một pha bóng hấp dẫn ghi bàn. Triết lý của môn Tai Chi là lực âm dương của vũ trụ kết hợp lại với nhau để giúp con người tạo được sự hài hòa của cơ thể từ trong tâm khảm với hành động bên ngoài của tứ chi và các bộ phận khác. Tai Chi không chỉ giúp con người khắc phục căng thẳng nội tâm mà còn tăng cường hệ thống tuần hoàn, khắc phục chứng căng thẳng và đau cột sống và các khớp xương. Để có kiến thức toàn diện về những động tác của môn Tai Chi đương nhiên cần có sự hướng dẫn hệ thống.

Ngoài ba phương pháp của châu Á trên đây, những phương pháp tập luyện sau đây cũng tỏ ra có hiệu lực và kết quả tốt.

 

Phương pháp Eutonie:

Phương pháp này xuất phát từ Hy Lạp và có nghĩa là "Cân bằng sự căng thẳng". Thông qua những động tác tập luyện của cơ thể, người bị stress có thể lấy lại được thăng bằng nội

tâm. Đan Mạch là nước lập nhiều trung tâm tập Rutonie nhất phương Tây. Khoa học y tế hiện đại ngày nay đã vận dụng những tinh hoa của Eutonie vào các phương pháp hiện đại như những trái bóng, dây, gậy, kim...tạo thành phương pháp chữa trị kiểu như châm cứu. Thí dụ những trái bóng đặt dưới lưng và huyệt đạo và qua đó tạo phản ứng cho các cơ bị stress trở lại bình thường. Các chuyên gia cho rằng con người đã quên mất giữ cân bằng cho cơ thể ở các tư thế khác nhau và vì vậy đã vô tình tạo ra những căng thẳng cơ bắp, huyệt, khớp xương - là những nguyên nhân góp phần tạo ra căng thẳng nội tâm và stress. Eutonie dạy rằng khi tập trung vào các cơ bắp người ta có thể thở sâu hơn. Trong trường hợp ấy máu chảy trong cơ thể đều đặn hơn cho nên nó kích thích sự trao đổi chất, qua đó những căng thẳng của cơ bắp được khắc phục. Ở phương Tây, sách giáo khoa Eutonie bán rất chạy và nhiều triệu người đã trở thành "môn đệ" của bài tập này.

 

Bài Tập Thở:

Biết thở không phải là việc đơn giản, dù rằng con người thở suốt cuộc đời từ khi trở thành bào thai cho đến lúc nhắm mắt lìa đời! thở sâu đồng nghĩa với thư giãn. Thở sâu không phải dễ mà phải có kỹ thuật hoàn hảo. Trong các trường thanh nhạc, trường sân khấu, người ta phải học thở rất công phu để có lượng không khí cần thiết cho giọng ca của mỗi người. Người ta không thể bắt mình thở đúng mà phải học có bài bản hẳn hoi. Phải thông qua những cử động mới có thể kích thích hơi thở tự nhiên có hiệu quả. Thí dụ khi quay người, khi đạp xe đạp theo nhịp điệu nhất định mới tạo được nhịp thở đều, đúng và qua đó mới khắc phục được nội tâm. Ngay trong khi bị stress chính con người vô tình nín thở, giữ không khí lại trong người một cách vô ý thức. Chính hơi thừa này đã ép các cơ tim không thể hoạt động bình thường. Nguy cơ tắt thở là những trường hợp quá căng thẳng. Cách ngồi thở, cơ thể hướng về phía trước, hai cùi chỏ để trên đầu gối, đầu cúi xuống một chút là cách "thở lưng" có hiệu quả.