Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

DƯƠNG THU HƯƠNG,

TỪ TIỂU THUYẾT VÔ ĐỀ

ĐẾN  CHỐN VẮNG

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Từ năm 1975 đến nay, là hơn ba chục năm, mà dư âm của cuộc chiến vẫn còn. Nó để lại hậu quả chua xót cho cả một thế hệ về tất cả mọi phương diện . Về văn học ,  trước 1975  thì có văn học miền Nam và văn học miền Bắc , sau năm 1975  thì có văn học trong nước và văn học hải ngoại. Không phải chỉ là phân biệt địa lý mà sâu sắc hơn là sư phân biệt về chính kiến  và đôi khi ở vào những chiến tuyến đối nghịch nhau. . Ở trong nước , với văn nghệ bị chỉ huy bởi chính trị, văn nghệ sĩ bị trói buộc vào những đường lối những chính sách được ấn định bởi Đảng  nếu muốn được viết và được in tác phẩm . Còn ở hải ngoại, văn chương  có tính lưu vong lúc ban đầu và có tính chống đối nhà cầm quyền trong nước  kéo  dài mãi đến những năm tháng về sau. Còn , ở trong nước có một số nhà văn thức thời, viết văn là một cách thế để tranh đấu và nói thật tâm tư mình  với những tác phẩm phản kháng muốn tìm lại chân lý của cuộc chiến , vượt qua những  đe dọa hoặc trừng phạt của chế độ hiện hữu.

Một khuôn mặt văn học ở trong nước nổi tiếng vì những tư tưởng phản kháng chứa chất trong tác phẩm và được cả thế giới biết đến qua những tiểu thuyết được chuyển ngữ sang Anh và Pháp ngữ. Đó là Dương Thu Hương, tác giả của những Bên Kia Bờ Ao Vọng, Những Thiên Đường Mù, Chân  Dung Người Hàng  Xóm , Tiểu Thuyết Vô Đề , Chốn Vắng.

Xuân Sách , trong  Chân Dung Nhà Văn đã phác họa Dương Thu Hương bằng :

 

Tay em cầm Bông Bần Ly

Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng

Chuyện tình kể lúc rạng đông

Hoàng Hôn Ảo Vọng vẫn không tới Bờ

Thiên Đường thì quá Mù mờ

Vĩ Nhân Tỉnh Lẻ vật vờ bóng ma

Hành trình Thơ ẤU đã qua

Hỡi Người Hàng xóm còn ta với mình.

 

Bài này viết trước khi Dương Thu Hương  xuất bản Tiểu Thuyết Vô Đề và  Chốn Vắng   cũng như viết những bài Tự bạch hoặc có những bài phỏng vấn nẩy lửa nên chỉ nhắc đến Những Thiên Đường Mù, ,Những Vĩ Nhân Tỉnh Lẻ, Chuyện Tình Kể Lúc Rạng Đông,  Hành Trình Ngày Thơ Au , Chân Dung Người Hàng Xóm,..

Dương Thu Hương  là một nhà văn phản kháng hàng đầu , hiện đang sống ở Paris dù rằng đã tuyên bố không muốn rời khỏi nước. Theo tài liệu của Trung Tâm Văn Bút Hoa kỳ  thì bà được giải thưởng của chính phủ Pháp “ Chevalier of the Ordre des Arts   et des Lettres’ năm 1994 và “ Prince Claus Foundation Award “  năm 1999 và “ Grinzane Cavour Literay Award”  năm 2005. Tiểu thuyết của bà như Tiểu thuyết Vô Đề, Bên Kia Bờ Ảo Vọng , Những Thiên Đường Mù, Chốn Vắng ,..được dịch ra 10 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới như Pháp , Anh , Đức  , Ý ,..

Trong bút ký “ Nhìn lại những chặng đường đã qua “, được phổ biến hạn chế  , của giáo sư Nguyễn Văn  Trung  có nhận xét :

“ Đọc Tiểu Thuyết Vô Đề và Tự Bạch  của Dương Thu Hương , tôi thấy mấy điểm chính sau đây:

Dương Thu Hương cho rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước nằm trong truyền thống chống xâm lược của người Việt và Dương Thu Hương  hãnh diện tham gia cuộc chiến đó chống lại những tội ác của đế quốc Mỹ  xâm lược và ngụy quyền Sài Gòn tay sai bán nước. Công giải phóng miền Nam là của Đảng , miền Bắc.

2- quân đội Sài Gòn là một quân đội tàn bạo” Bọn thám báo không phải chỉ hiếp 6 người con gái miền Bắc thuộc một đơn vị thanh niên xung phong hay binh trạm nào đó, mà còn xẻo vú, cửa mình của họ ném  vung vãi khắp đám cỏ xanh( trang 16). Khi thuật lại bộ đội miền Bắc hạ sát ba tù binh miền Nma , Dương Thu Hương không bày tỏ phẫn nộ, coi như thuộc qui ước chiến tranh mà thôi.

3- Chính quyền Sài Gòn , Ngô Đình Diệm cũng tàn nhẫn khủng bố những người kháng chiến cũ , phân loại treo bảng từng gia đình cách mạng để trả thù.

4- Tiểu Thuyết Vô Đề không phải viết cho hải ngoại , cũng không phải để bày tỏ xám hối của một con Việt Cộng, của một kẻ đã từng là đảng viên Cộng Sản mà chỉ để tố cáo những kẻ phản bội cách mạng trong hàng ngũ cách mạng” lý do duy nhất thúc đẩy mọi suy nghĩ hành động vẫn là luôn luôn hướng tới chủ nghĩa xã hội đích thực”

5- những  kẻ phải xám hối là chính quyền miền Nam  và những kẻ ủng hộ chính quyền chống cộng đó, việc xuất bản Tiểu Thuyết Vô Đề  và Tự Bạch ở hải ngoại là do bọn chống Cộng cực đoan lợi dụng mà thôi, những người mà bà khinh bỉ gọi là “ bọn chó”..”

 và giáo sư Trung đã nhận xét:

“ Tôi muốn nói thêm đôi điều về lối nhìn Miền Nam  của mấy nhà văn miền Bắc như Dương Thu Hương . Họ là những tác giả, nếu tôi không nhầm, , đã sinh ra và lớn lên trong chế độ, ít hiểu biết miền Bắc trước năm 1954 và không biết gì về miền Nam trước năm 1975. Ngay cả những người  sau 1975 vào sống ở Sài Gòn cũng có cái nhìn  sai lệch về miền Nam chỉ vì họ không sống ở miền Nam , đặc biệt giai đoạn 55-75.

Tôi bắt đầu làm việc ghi nhận này từ những năm đầu thập niên 90, duy có cái nhìn về Dương Thu Hương cần được điều chỉnh vì nhà văn này đã có những chuyển biến mới..”

Chính Dương Thu Hương    cũng đã thú nhận khi viết  như vậy :

“.. Thực ra tôi không nên viết vội vã như vậy. Tôi cần phải có một thời gian dài hơn nhiều để suy nghĩ đắn đo. Bản thân tôi, tôi đã nghĩ ; mình có thể là một nhà văn tồi nhưng là một công dân tốt. Điều quan trọng hơn cả trong lúc này là gửi được những thông điệp tới người đọc . Bạn đọc hãy thứ tha cho tôi. Mai sau sẽ có những nhà văn bản lĩnh hơn  tài ba hơn, làm văn chương thực sự. Phần tôi, tôi xin nhận làm người cày vỡ lưôt đầu” ( in trong báo Lao Động  ngày 24 tháng 8 năm 1989)

Tiểu Thuyết Vô Đề  là những trang tự thuật của một sĩ quan trẻ tên Quân trong hàng ngũ bộ đội Cộng Sản. Anh gia nhập cuộc chiến với lòng hămg say của tuổi trẻ  và huyền thoại cứu nước đã  huyễn hoặc bao thế hệ tuổi trẻ. Dần dần , đối chiếu từ sự thực ,  từ những gục ngã của lơp trẻ của những hy sinh máu xương  đến sự hao phí tiềm lực đất nước  để đạt được  những mục tiêu viễn vông không nghĩa lý  . Do đó anh nhận thức được  đằng sau những lý tưởng được tuyên truyền  là  một chiêu bài  lừa dối  mà những người cầm quyền xử dụng. Bình đẳng –hạnh phúc –Tự Do, tất cả  chỉ là trong mơ mộng và không bao giờ có thực. Nhưng dù có tâm ý như vậy , vẫn phải dấn thân về đằng trước  với trách nhiệm của một người lính

Trong khi đang ở chiến trường hay đi phép về thăm nhà , Quân đã gặp được nhiều người , nghe và thấy nhiều sự kiện vốn là đặc sản của chiến tranh. Có những trường hơp  mà người thường khó tưởng tượng nổi. Trên đường về phép quay ngược lại phía bắc , Quân gặp một trạm giữa rừng mà người trách nhiệm là một lính cái xấu xí bản thỉu và hôi hám vì vừa chôn xong ba xác người vừa bị chết . Vì cô đơn và sinh lý dồn nén nên đã thành một con thú  thèm khát đến cùng cực và đã có hành động như hiếp dâm chàng sĩ quan trẻ tuổi:

Dưới chân giường đống than hồng rực tỏa một thứ ánh sáng dễ chịu nhưng bất lợi cho tôi. Tôi đành nhắm nghiền mắt lại.Cô trăn trở, cục cựa mạnh hơn lên, hơi thở cô dồn dập. Rồi , không kiên nhẫ được nữa, cô túm lấy lưng quần tôi, lay. Tôi ậm ừ giả bộ ngái ngủ , xoay mình đi.Động tác đó thật sai lầm. Cô hiểu rằng tôi đã thức. Cô gọi: Anh Quân! . Tôi im lặng: -Anh Quân! Tôi không đáp.

Cô buông lưng quần ngồi lên :

-Anh Quân , sao anh ác thế? Em ở đây một mình, buồn thối ruột gan. Anh mở mắt ra em bảo cái này.

Tôi không dám mở mắt ra nhưng xoay người lại, nói ôn tồn:

-Đồng chí  Viềng ạ.. chính vì đồng chí ở đây một mình  nên tôi không dám gây phiền phức.Lỡ có chuyện gì không may xảy ra thì chết mất.

 Cô   thốt lên một tiếng kêu khe khẽ rồi đổ ập xuống người tôi:

-Chẳng có gì mà chết cả. Có nghén với anh càng tốt.. Anh Quân, anh Quân…người cô uốn cong lên ,  cô rên rỉ quằn quại…

-Không.. Không

Cô bật kêu lên khe khẽ

-Em đang muốn chết đây. Anh hãy giết em đi. Anh hãy làm cho em chết đi..

Rồi cô riết chặt lấy tôi, ôm bổng lên bụng mình. Một cảm giác xộc lên khiến tôi như tê bại.Thoáng qua tiếng tặc lươi “ Thôi nhắm mắt cho xong..Nhắm mắt,,”Chân tay tôi đờ ra. Một nỗi sợ hãi mơ hồ chập chờn, một cơn đói nhục thể chập chờn. Đúng lúc ấy cô lại thở hồng hộc và cất tiếng gọi:

-Anh Quân. Anh Quân…uân..”

 Rồi nhân vật Biền cũng là một mẫu người bị xác thịt dày vò và bị dồn nén đến nỗi  phải “ tí toáy “ với bò rồi bị bại lộ nên phát ngượng và giả điên. Người cha , ở hậu phương đã cảm khái cho thân phận của con trai mình:

 “Khổ thân con tôi, trai đương thì hơ hớ..Anh Quân này, lũ dân thường như chúng ta chịu cực đủ điều, bóp miệng bóp mồm , bóp cả đến con c.. Tụi tướng lĩnh nó có khổ như thế đâu? Ra Bắc vào Nam, đâu đâu chúng nó cũng có đàn bà. Ngày xưa thì là phi là thiếp, giờ thì là các đồng chí nữ phục vụ! Trò đểu, thời nào cũng giống nhau là thế!

 Nhân vật Hùng cũng là một mẫu người đặc thù của chiến tranh. Mồ côi từ nhỏ , sống  sót sau những cuộc vật lộn với cơm áo , lớn lên thành du thủ du thực rồi  đi lính thành một mẫu người không tim óc  tàn nhẫn . Duong Thu Huong dã  mô tả mẫu người say máu:
"Về tướng mạo bọn đó có: Một gương mặt vẻ u ám hình cong diệp cày- mũi nhọn và khoằm- cằm rất dài nhô ra như mảnh sành vỡ dưới hai gò má bẹt-hai mắt nhỏ, xếch cái nhìn ngưng đọng như cái nhìn của loài rắn. Họ có dáng đi lừ đừ nhưng trong nửa  giây thoắt biến thành con mèo rừng chộp mồi, sau đó tức khắc trở lại vẻ lứng khừng an nhiên.

Hùng thường nghĩ ra những cách giết người đặc sắc trong các trận giáp lá cà . Và gã kể lại cho đồng đội nghe với khoái cảm không che đậy.Kẻ thì gã sọc lê từ họng xuống tim –kẻ gã chọc từ nách bên phải qua bên trái- kẻ gã lại đâm ngược từ hạ bộ lên ổ bụng..”

  Những nhân vật của chiến tranh ấy sống trong một giai đoạn  đầy ắp những hận thù . Những nhân vật phía bên kia bị Dương Thu Hương bỉ thử khinh miệt . Giáo sư Nguyễn Văn Trung phê phán về thái độ ấy:

“ Tôi thấy thái  độ của Dương Thu Hương bày tỏ một mâu thuẫn về nhận thức chính trị. Chủ đề cuốn truyện được trình bày trong Tự Bạch  là sau một chiến thắng mà tác giả chỉ được một con búp bê mang về làm quà cho con , tác giả đau sót nhận ra biết bao hy sinh mất mát để trả giá cho một vinh quang khải hoàn môn  chỉ là mộng tưởng giả trá.. Đau sót làm cho tác giả nghi ngờ mục tiêu cuộc chiến mà bây giờ mới thấy. Vậy đáng lẽ tác giả phải đi xa hơn tìm hiểu “ thực chất của chiến tranh cách mạng  thì đã dừng lại tiếp tục tuyên xưng những luận điểm , khẩu hiệu về cách mạng giải phóng mà tác giả đã được học  trong trường, các buổi học chính trị , trường dạy Việt Nam, dựa trên quan điểm phân biệt bạn/thùb dứt khoát chính / tà rõ rệt và đảng cách mạng , chủ nghĩa Marx Lenine là chân lý tuyệt đối, còn mọi ý thức hệ là tà , là địch mọi tổ chức khác đều là địch cầ phải bôi đen tiêu diệt.

Đoạn tác giả  viết về lính thám báo cho thấy rõ tác giả không biết một chút gì về quân đội miền Nam vì thám báo chỉ đi nắm tình hình  và thấy có thể bị lộ phải tìm cách ẩn núp chạy trốn. Thôi thì hãm hiếp xẻo vú còn nghe được nhưng làm sao lại xẻo cả cửa mình vứt bừa bãi. Tác giả viết về miền Nam , quân đội Sài Gòn  sao giống như Tố Hữu trong một bài thơ tả lính ngụy dập bụng đàn bà đang mang thai làm phọt ra  hài nhi để tố cáo cái dã man của lính ngụy...”

Chúng ta thấy được chế độ giáo dục nhồi sọ  đã làm cho cả một thế hệ bị mê muội và  đi vào con đường chiến tranh bằng một chiêu bài rất đẹp là  vì yêu nước và vì độc lập tự do cho dân tộc.  Dù về sau  bà đã thay đổi hẳn suy nghĩ nhưng lời nói , câu văn vẫn có một chút gì đó chưa gột rửa hết , dù bà đã  phê phán cái chế độ hiện hữu  một cách rốt ráo không khoan nhượng. Trong Tiểu Thuyết Vô Đề có rất nhiều đoạn như vậy. Như đoạn tác giả mượn lời một nhân vật cha của Biền :

Thời xưa , cứ mười người thì phải có bảy tám người là con nhà tử tế có lễ nghĩa. Muốn làm bậy cũng còn sợ nhục. Bây giờ đa phần là bọn không học cương thường đạo lý. Họ học luân lý Mác Lê. Cướp vườn cướp ruộng nhà người ta cũng là học theo sách Mác .lột quần vợ người ta mà ngủ cũng là vì lợi ích của đấu tranh giai cấp..”

 Hay như lời của một anh lính trẻ , nhìn ra cái bất công  của chế độ:

“ Em nghĩ cũng nhiều. Em cũng nghe chán vạn điều thiên hạ nói. Nhưng mà nhân dân lúc có thật lúc như bóng ma: nếu cần  lúa nhân dân là con bò kéo cày. Lúc có chiến tranh, con bò ấy mặc áo giáp và cầm súng . Rồi khi mọi sự đã qua vào những ngày lễ lạc hội hè Người ta tôn  xưng  nhân dân như hú vọng các hồn ma . tưởng thưởng cho khói thơm và tro tiền , còn phần xôi thịt thì kẻ khác hưởng..”

 Đoạn văn mô tả giấc mơ của Quân  suốt trong gần 6 trang sách là một chuyện như cổ tích , đẹp  lãng mạn nhưng đầy ẩn dụ. Trong mơ , Quân gặp lại tổ tiên mình  đi chân đất, vai mang ruột tượng lương khô, cầm ngọn dáo dài  rèn bằng than củi quê hương.  Hai người đã đối thoại về cái khải hoàn môn , của ngày xưa và của bây giờ. Khải hoàn môn bây giờ hùng vĩ hơn tuy tạo dựng bằng xương máu nhân dân, kết quả của những hy sinh dân tộc , nhưng lại do kẻ khác làm chủ, không ai khác hơn là những đại cường đã chỉ đạo và thúc đẩy trận chiến với chiêu bài vinh danh những ý tưởng vô nghĩa lý với dân tộc chúng ta.

Năm Dương Thu Hương viết Tiểu Thuyết Vô Đề là năm  1989 .  Lúc ấy chế độ Cộng sản chưa là một bóng ma trên thế giới và ở trong nước chưa  khủng hoảng niềm tin như sau cuộc sụp đổ của Cộng Sản ở Liên Xô và Đông Au.  Sau đó , là một  sự kêu gọi dổi mới và cởi trói cho văn nghệ sĩ của Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Văn Linh . Do đó co 1một số tác phẩm của văn chương phản kháng ra đời. Năm 1991, Dương Thu Hương bị bắt  và lúc đó công luận thế giới mới biết đến sự cang cường bất khuất của nhà văn nữ này. Trong một cuộc phỏng vấn bà tuyên bố:

“ Tôi không cố tâm làm nhà văn . Tôi viết vì  có những nỗi đau.Đau khổ là một từ ngữ tiên tri. Tiểu thuyết của tôi là tiếng kêu của nỗi đau đớn. Và như vậy trong phong cách ấy tác phẩm của tôi không thể  chia lìa với  xã hội mà tôi đang sống cũng như với đất nước   đã rèn luyện tôi. Trong chiến tranh, tôi nghĩ, và tôi đã quan sát những số phận của những người  đồng bào tôi. Dần dần ,  tôi bắt đầu bị ám ảnh  và tôi đã cầm lấy ngọn bút. Tôi chia sẻ với nhận định của Henry Miller mà tôi đã đọc từ bản dịch”  Công việc viết văn bốc ra những độc tố”Sức tranh đấu của một mình tôi được gánh vác chia sẻ của nhiều người khác. Thụ hưởng được sự kính trọng từ lẽ phải của mình là một  công dân tự do sống ở trên đất nước tôi.Cầm bút là một con đường tự giải phóng mình , con đường mà tôi tự tạo cho mình là một phụ nữ tự do. Tôi đã quyết định dâng hiến đời tôi cho công việc cầm bút và làm phim về đất nước tôi. Nếu quyết định này có thể đẩy tôi vào nhà tù một lần nữa , tôi cũng sẵn sàng..”

Ba cuốn sách viết sau khi  Dương Thu Huơng bị cầm tù  được coi như tiểu thuyết bộ ba: Tiểu Thuyết Vô Đề, Lưu Ly và Chốn Vắng. Mặc dù kết cấu không chặt chẽ , hình thức hoặc cách kể truyệnliên tục, chúng cùng họ hàng với nhau  từ tính chất của nhân vật( Sương và Miên, người đàn bà chiến thắng những khổ nạn  của  tiểu thuyết Lưu Ly và Chốn Vắng, cũng là chị em trong cùng một bối cảnh làng quê nghèo nàn vùng sơn cước) và cũng như  thời điểm và  bối cảnh từng thời kỳ của chân dung thời chiến, hậu chiến và hiện tại ngày nay của xã hội người Việt Nam mà tiểu thuyết của bà có khuynh hướng muốn  tạo dựng thành nguyên khối đồng nhất.

 Nina McPherson., dịch giả của tác phẩm Chốn Vắng đã viết về tiểu thuyết này đại ý như sau:

Tác phẩm được phê bình nhiều nhất và cũng là một tiều thuyết bi thảm nhất của Dương Thu Hương được xuất bản gần đây. Tiểu thuyết này- Chốn Vắng  cùng với hai tiểu thuyết khác là Lưu Ly và Tiểu Thuyết Vô Đề  là  cuốn  sách cuối của bộ ba tiểu thuyết viết về chiến tranh , mà bối cảnh của nó là  chuyện ở một vùng quê trung châu Bắc Việt tiếp theo những ngày mà cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975. Tiểu thuyết  chứa đựng và giãi bày theo cấu trúc xoay quanh số phận của ba nhân vật chính : Miên  , Hoan và Bôn . Bộ ba này có phận số  của những người bị bắt buộc liên quan với nhau và khó có  thể tháo gỡ với cái cực kỳ phi lý của hậu quả chiến tranh. Trong truyện , tác giả làm tiếp tục bùng vỡ những bi kịch  vật vã buộc trói  kiếp người  .  Cuộc sống lứa đôi đang êm đẹp   thì bị Đảng bắt hy sinh  như một cách   tế thần cho chế độ cũng như  cách đả phá những thói tục mà họ gọi là phong kiến  đả xây dựng nên làng xóm Việt Nam từ xưa.   Không giống như những tiểu thuyết trước của bà, Chốn Vắng mở ra những bi kịch ,  chìm sâu tức thì vào những quan hệ bộ ba mà hai nhân vật trong đó hứng chịu những số phận của những người bị làm chốt thí. Trong nét siêu thực, ác mộng  của  ám ảnh  kinh khủng mở ra những diễn tiến câu chuyện và người kể chuyện giãi bày phận số của mình. Miên,  người đàn bà xứ quê ở tuổi quá ba mươi, dã có một đời sống hôn nhân hạnh phúc với Hoan người  chồng nông dân năng động thì một bữa khi trở về nhà thì thấy trước cửa đầy những người trong làng . Cô biết tin người chồng cũ , Bôn , mà cô nghĩ đã  chết như một anh hùng chiến tranh, nay sống sót trở về và muốn trở lại tình chồng vợ với cô.

 Đối diện với áp lực kinh khủng  của những người trong làng và Đảng bộ địa phương, Miên phải đồng ý rời bỏ người chồng thứ hai  và đứa con để sống một đời sống  chồng  vợ  nghèo nàn với Bôn.

Nhưng quyết định ấy bắt đầu cho những số phận cay đắng  của bộ ba tình cảm không giải quyết được cho mình mà phải chịu sự sắp xếp  của Đảng . Bôn, người mơ ước tạo dựng lại đời sống lứa đôi tươi đẹp với Miên và muốn có một đứa con với nàng.  Nhưng , vì ảnh hưởng của chất độc da cam , Bôn bị bất lực và chẳng thể nào có con được.  Người chồng thứ hai của Miên là một người có tiền , nhân dáng đẹp, buôn bán gioỉ dắn  và có khả năng làm tình tốt  đã tao thành một khuôn dáng “anh hùng “ thực sự và như là một hình tượng nhạo báng với nhân vật Bôn  đã được Đảng vinh danh, một anh chàng bất lực kiết xác  được phong tặng “ anh hùng chiến tranh”  ..”

Ghen tức với tình địch , lại thất vọng vì không thể có con  và bị bất lực sinh lý , Bôn trở thành một con người  thèm khát những ước vọng không thể nào đạt. Hoan là người tốt có tiền của nên hay giúp đỡ Miên, trong khi đó Miên lại dùng tiền bạc để chạy chữa cho bôn về bệnh bất lực và thối mồm kinh niên vì bị hở thực quản.  Tác giả đã kể :

“ Trong khoảng ngắt của hai hơi thở, lời rên rỉ buột khỏi môi anh, thuyền anh nô dỡn trên con sóng dục tình, thấy lại tuổi trẻ của anh. Nhưng đột nhiên một luồng khí bị dồn nén chạy dọc sống lưng xuyên suốt thân xác anh như một mũi tên, khoái lạc và mộng mơ cùng lúc vọt ra rồi tắt ngấm. Con thuyền đắm say rơi từ đỉnh sóng xuống bờ cát nằm vật vờ như mảnh ván mục.Rồi bỗng dưng bộ phận truyền giống của anh đi vắng , nó chẳng còn là của anh mà như một thứ đồ  vật ngoài thân thể ngoài ý muốn và sự điều khiển của anh..Nỗi sợ hãi  hùng hổ thẹn cùng lúc làm sống lưng anh lạnh toát  trong khi hai thái dương và đầu anh nóng phừng phừng như lửa đốt.. Anh lặng lẽ tụt xuống chân miên không dám nhìn thẳng vào mắt chị ..vơ chiếc quần đùi     mặc vội để che đi cái phần héo rũ trên cơ thể..”

Bôn vào một lúc  muốn hạ sát Hoan cho hả lòng căm giận và kết cuộc là Hoan và Miên lại tiếp tục là một cặp vợ chồng hạnh phúc….

Trong bài phỏng vấn của đài BBC  với  Christine Nguyễn , Dương Thu Hương đã nói về tác phẩm Chốn Vắng của mình.

“Christine Nguyễn : Bà nói rằng những nhân vật trong truyện có thực ngoài đời, đó là những người đàn bà Việt Nma trong chiến tranh  và họ đã thôi thúc bà viết Chốn Vắng?

Dương Thu Hương: Vâng, hoàn toàn tất cả những tiểu thuyết của tôi đều dựa trên những câu chuyện thật và Chốn Vắng  cũng như vậy, tức là những nhân vật này tôi đã gặp họ và câu chuyện của họ  xảy ra ở tại Quảng Bình. Tất nhiên là khi tôi viết thì tôi có gia cố vào đó tất cả những suy tưởng của tôi, những giấc mộng của tôi, những ý tưởng và quan niệm sống của tôi. Và đương nhiên là tôi phải nói một cách rành rọt phần kết chính là  phần mà tôi sáng tạo. Cái đoạn kết mà người ta gọi là có hậu đó chính là giấc mơ của tôi cho số phận những người đàn bà như Miên. Còn trong cuộc sống thì có lẽ mọi người đều biết rằng  sau cuộc chiến tranh này hàng vạn người đàn bà chết già  bởi vì không có ai lấy họ nữa và họ bị dồn vào những nông trường  xa xôi, những nông trường trồng cam ở Hòa Bình và các tỉnh miền núi khác , trồng cam , trồng lạc , trồng sắn  và những nông trường  toàn đàn bà đến nỗi  ở một cái chân trời  không bao giờ hiện lên một người đàn ông nào cả. Và nếu có một vài thi thoảng hiện lên  một người đàn ông  thì đối với họ đấy là những cái hạnh phúc thật là hiếm hoi, mặc dù nó chỉ là một cái thứ hạnh phúc vay mượn và chup giựt…

CN: Với ba nhân vật : cô Miên , anh Bôn và anh Hoan thì ba nhân vật này tạo thành một bi kịch trong xã hội sau thời chiến. Ý đồ sáng tác của bà khi viết Chốn Vắng là gì?

DTH: Thật ra tôi là người viết văn không có ý đồ. Khi nào tôi định viết, khi nào có thời gian  và khi nào có đủ điều kiện để có thể ngồi viết được thì những câu chuyện mà nó còn tích trữ trong óc tôi thì nó tự mở đường chui ra và tôi viết là dưới sức ép của nó như người ta nói là viết như một sự ám ảnh và tôi hoàn toàn không có ý đồ gì cả. Khi tôi đã bắt đầu viết thì câu chuyện đó nó sống dậy và những nhân vật đấy nó kéo tôi theo chứ tôi không kéo họ theo

CN: Như vậy thì phải chăng sự ám ảnh đó chính al những thân phận của những người lính cũng như là của những người phụ nữ sau chiến tranh thống nhất đất nước , thưa bà ?

DTH: Nó rất bình thường với thế hệ chúng tôi và nó xa lạ với thế hệ của các chị. Vì bây giờ các chị trẻ tuổi và các chị đã tự cho mình quyền được sống cuộc đời của các chị. Các chị không chịu  sức ép  của truyền thống và sự hy sinh vô tận như chúng tôi. Cho nên tôi đã nói lại là cái thích của người này có thể là cái không thích của người khác . Cái của đối với  người này  là tất nhiên thì đối với người khác là hoàn toàn ngược với lý chí và có thể là không tất nhiên

CH: Cũng là một người phụ nữ đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam thì bà nghĩ gì về thân phận những người phụ nữ sau cuộc chiến hiện nay?

DTH: Tôi nghỉ rằng những thế hệ sau chiến tranh đã tiêu mòn    và đã già rồi như tôi và tất cả những thế hệ ấy là những cuộc đời bị đánh mất trong hoàn toàn câm lặng và quên lãng. Tôi hy vọng là các chị và những người trẻ hơn các chị sẽ không bao giơ  nếm trải lại những cái địa ngục mà chúng tôi đã trải qua,,”

 Từ Tiểu Thuyết Vô Đề  đến Chốn Vắng , từ Tự Bạch đến  bài tham luận  Sự Cứu Rỗi  Cuối Cùng  hay Thời Gian Bản  Lề , hoặc các bài trả lời phỏng vấn , càng ngày Dương Thu Hương càng tỏ ra đồng ý với nhận xét : Đổi Mới  là con đường trở lại cái cũ đã bị phủ nhận…Những giọt lệ khóc ngày 30 tháng tư ở Sài Gòn cho một thức tỉnh đến nay ở Paris đã làm bà có giọng nói đanh đá  miệt thị với những người Cộng sản  nhưng đã biểu lộ những ý nghĩ tốt về chế miền Nam. Bây giờ , những người Cộng sản loay hoay với mô hình xã hội mà có thời gian là cái đích cho hành động hủy diệt của họ…