Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

DORIS LESSING, GIẢI NOBEL

VĂN CHƯƠNG 2007

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Nhà văn gốc Anh sinh trưởng  ở thành phố Kermanshah thuộc vương quốc  Persia ngày xưa nay thuộc Iran, Doris Lessing , tác giả có những tiểu thuyết và truyện ngắn  được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng lớn rộng  vì chính kiến độc đáo về xã hội và chính trị nổi bật trong thế kỷ 20. Chủ đề chính của tác phẩm Doris Lessing là  chủ nghĩa binh vực nữ quyền (giống như Simone de Beauvoir, Betty Friedman, Germaine Greer, Marilyn French), cuộc chiến đấu của con người với dục tính cũng như cá nhân chủ nghĩa  được nhìn ngắm từ trong những tính chất tuy riêng lẻ nhưng lại có chất chung mang của đám đông.Bà vừa được tuyên bố là người đoạt giải Nobel văn chương năm 2007.

Mary Ann Singleton trong “ The City and the Veld, The fiction of Doris Lessing”  đã nhận xét:
”Không chỉ đơn giản là một nghệ sĩ, bà còn là người viết phê bình và viết sử thi, giải phẫu từ trong giây phút những chi tiết khiếm khuyết  của xã hội “ thôi miên bởi ý tưởng của Armageddon ‘ và tiên tri về  hậu quả  tai hại của những khiếm khuyết ấy.Cùng một lúc đó , bà chủ ý muốn phác họa những giải pháp khả thi để giải quyết dược những khó khăn trong thế giới hiện nay”

Hàn lâm Viện Thụy Điển trong bản tuyên bố giải thưởng đã khẳng định;”tác giả của những tác  phẩm đầy tính sử thi với những kinh nghiệm trải qua của nữ giới, người phối hợp   tính hoài nghi và lòng nhiệt huyết cũng như khả năng thấu thị xa rộng đã khảo sát  đến độ sâu sắc nền văn minh đã bị chia cắt..”

 Bà  đã nói về trường hợp mình nhận được tin đoạt giải” Tôi vừa từ bệnh viện trở về nhà với con trai tôi  đang bị bệnh là Peter. Tồi bước ra khỏi chiếc taxi   và thấy chung quanh tôi rất nhiều máy quay phim và các nhiếp ảnh gia chực sẵn. Tôi ngỡ rằng họ đang chờ để chụp ảnh một ngôi sao điện ảnh nào hay thực hiện  quay một chương trình truyền hình nào đó. Nhưng sau cùng thì tôi mới biết mình chính là người mà họ đang chờ đợi. Tôi vừa biết mình đã đoạt giải Nobel  văn chương là nhờ các phóng viên cho biết “.

Doris Lessing phát biểu:” Giải thưởng này hết sức cao quý  và mang lại uy tín và danh tiếng mà không phải bất cứ giải thưởng văn học nào có được.Thật là tuyệt vời!”

 Tác phẩm  được vinh danh và cũng là tác phẩm chính của văn nghiệp bà là “ The Golden Notebook”. Đây là một tác phẩm dài hơi và tạo nhiều lôi cuốn mà Doris Lessing đã có  nhiều tâm huyết để sáng tạo ra một quyển sách biểu hiện được chân dung đích thực phản ánh những lề thói, những u uất , những trở ngại thường hằng của thời kỳ mà chúng ta đang sống và đã trải qua. Đây là một câu chuyện  của một người viết với  nhiều bi kịch do cuộc sống tạo ra. Anna, nhân vật chính đã giữ bốn cuốbn sổ tay  trong khi đang tạo dựng một tiểu thuyết “ Free Women”. Cuối cùng, Anna gửi cuốn “ golden notebook” cho người yêu  người Mỹ với lời gợi ý là  những câu văn mới đầu tiên của cuốn sách của nhà văn Mỹ này là những câu văn đầu tiên của Anna.và câu chuyện chấm dứt khi Anna tuyên bố rằng bà gia nhập đảng Lao Động.

Bà thú nhận ;” Từ năm năm nay tôi đã tự suy nghĩ và tìm kiếm  về một tiểu thuyết mà hầu như tất cả các người cầm bút đều phải trải qua những thời gian đánh vật với những trở ngại hoặc nghệ thuật làm sao    chữ nghĩa  gợi cảm và lôi cuốn.Tôi nhìn ngắm  thấy không có một điểm nào thực hiện được điều ấy. Hoặc là  chủ đích  được thực hiện một cách tầm thường , hoặc là  nó đã thành một luận đề chính quen thuộc  của tiểu thuyết trong thời đại chúng ta. Vâng , tôi quyết định không viết theo kiểu  như thế và tôi cứ miên man suy nghĩ  mãi  về quyết định ấy, và về những lý do tại sao các nghệ sĩ  bây giờ lại phải chống trả với nhiều thể loại của lòng tự tôn kiêu hãnh.Tôi tự tìm kiếm thấy rằng, khi cầm bút, trướcc hết là phải có chủ đề, không phải là thực tập làm nghệ sĩ mà phải là nghệ sĩ đối diện với một vài bế tắc đã ngăn cản sự sáng tạo. Trong miêu tả những lý do của bế tắc, tôi phải phê phán  xã hội chúng ta. Tôi muốn nói đến sự ghê tởm và tự chia rẽ đã làm phiền lòng đại chúng bây giờ và điều đó không chỉ có ở tiêng những người làm nghệ thuật..’

The Golden Notebook   là chuyện kể của nhà văn Anna Wulf , gồm bốn cuốn sổ ghi chép lại tất cả những điều xảy ra làm hồ sơ  về  cuộc sống của bà. Và bà muốn gói ghém tất cả vào cuốn sổ thứ năm màu vàng. Tất cả mở ra những phần hiện thực mà không kém  cứng rắn về một khuôn mặt gọi là “ Free Women”, cuốn sách dở dang từ bốn cuốn  sổ tay hồi ký màu đen, đỏ , vàng và xanh. Mỗi sổ tay  giở lại mỗi thời kỳ của bốn giai đoạn, sáng tác không theo niên biểu và đôi khi có phần

lẫn lộn vào nhau.

Sổ tay hồi ký màu đen  là ký ức của Anna về cuộc đời của bà ở vùng Trung Phi, nơi chốn đã gợi cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết được liệt vào hàng best seller của bà. Cuốn màu đỏ là những kinh nghiệm mà bà đã có khi hoạt động trong đảng Cộng Sản Anh Quốc. Cuốn sổ màu vàng là một tiểu thuyết  đặt căn bản trên nỗi đau đớn  để  chấm dứt cuộc tình của bà. Còn cuốn màu xanh là ghi chép lại từ trí nhớ, những cơn mơ và đời sống tình cảm.

Tất cả bốn cuốn sổ tay và cả bố cục chuyện kể  như là một cuộc thử nghiệm sức chiến đấu của người đàn bà với tất cả những xung đột về công việc , về dục tính , về tình yêu , về sự trưởng thành và cả về chính trị nữa.Thể loại của tiểu thuyết này đã bắt đầu trở thành thông dụng trong giới nhà văn Anh Quốc trong thập niên 1960. Từ đó , nhửng tiểu thuyết gia đã rất say mê trong khi cầm bút tiến hành tạo thành tác phẩm và hoàn tất tác phẩm.

Với The Golden Notebook, Đoris Lessing được coi như một nhà văn tranh đấu cho nữ quyền. Bà thú nhận “ nhờ có cuốn sách này , tôi đã có một thời gian được vô cùng hâm mộ, công chúng còn đề cập đến cái mà họ gọi là thuyết nữ quyền của tôi. Trước cửa nhà tôi vào những  mùa hè thường hằng hiện diện nhiều đám đông các nhà hoạt động  xã hội đòi hỏi bình đẳng giới tính đến từ Đức và Hoa Kỳ…”

Thời giam ấy hình như đã qua vì theo bà , cuộc chiến đã ngã ngũ.Chuyện giải phóng phụ nữ bây giờ không còn cần thiết nữa vì thực sự phụ nữ  đã đạt được nhiều vị trí thắng lơi.  Ngoại trừ vẫn còn sự sai biệt về tiền lương giữa hai người cùng một công việc nhưng khác giới tính.Lessing coi đó vẫn còn  là dấu tích của sự phân biệt đối sử.

 Với The Golden Notebook, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã vinh danh là một tác phẩm của tiểu thuyết thời hậu hiện đại mặc dù đã xuất bản từ năm 1962 và là tác phẩm tiên phong và là một  trong số các  cuốn sách rất hiếm hoi giương cao các quan niệm của thế kỷ hiện đại về mối quan hện giữa hai phái nam và nữ.

Mặc dù trước đây, trong một khoảng thời gian dài của thập niên 1970 , Viện  Hàn Lâm này đã tỏ ra  không  đồng cảm với Doris Lessing. Một thnah viên của Hội Đồng chấm giải đã tuyên bố thẳng thừng “ Bà sẽ chẳng bao giờ đoạt giải Nobel văn chương.”

Kim Murphy trong một bài viết đã kể lại:

“ Doris Leesing  nhớ rất rõ về đêm hôm ấy, như là chuyện mới xảy ra tức thì luc 1này. Đó là trong một party của nhà xuất bản tổ chức ở Stockholm cách  nay đã lâu . Tất  cả mọi người tham dự đầu phục sức sang trọng và có vẻ thanh lịch quý phái.Họ ăn uống , nâng cốc chúc tụng nhau với các câu chuyện liên quan đến hòa bình, tình yêu và những ước vọng cao đẹp của cuộc sống.

Bỗng dưng  lại xuất hiện một người đàn ông có vẻ mặt khó chịu với sự cáu giận bộc lộ trên khuôn mặt khiến Doris Lessing không thể nào không để ý. Đó là một thành viên trong ban giám khảo  của Uy ban  Tuyển Chọn giải Nobel. Ông viện sĩ này đã thẳng thắn tuyên bố rằng ông cố gắng kiếm được một thiệp mời của buổi party để được gặp bà.

Lessing kể lại” Ông ta ngồi bệ vệ trên ghế sofa rồi nói với giọng  xác quyết” Tôi đến đây chỉ để nói với bà là bà sẽ chẳng bao giờ đoạt giải Nobel đâu. Vì chúng tôi không thích như vậy.” Và bà tiếp tục” Bạn có thể tưởng tượng được sự kiện ấy không?Tôi thì điếng người đi vì không ngờ vì sự ăn nói quá trơ trẽn đến độ ngu xuẩn. Còn nhà xuất bản tổ chức party thì cũng điếng người không kém . Tôi thề là lúc đó giá có một lỗ hổng trên mặt đất để đẩy tuột ông ta xuống đó    và có lẽ tôi cũng tuột xuống lỗ ấy sau…”

Về sau Doris Lessing luôn luôn kể lại mẫu chuyện ấy từ nhiều năm qua. Và sau này khi đã đoạt giải Nobel văn chương vẫn còn nhắc lại. Trên khuôn mặt dù hiền hòa và đã có nhiều vết nhăn của thời gian người ta dễ dàng thấy được sự hả hê của một người đã trả xong mối hận dù  có phần vui vẻ va hớn hở.Đó cũng là một cách tự chúc mừng của bà sau những năm dài dù ở trong danh sách chung tuyển nhưng không bao giờ đoạt giải.”  

 D oris Lessing đã trải qua những ngày thơ ấu  ở thành phố mà bà sinh trưởng . Thân phụ của bà , một người sinh trưởng ở Anh Quốc , Afred Cook Tayler , người đã bị mất một chân cũng như sức khỏe bị yếu kém trong Đệ Nhất Thế Chiến ,  sau là một thư ký ngân hàng làm việc ở Imperial Bank ở Persia. Thân mẫu bà là một y tá. Vào giữa thập niên 1920 , gia đình bà mua một trang trại ở Zimbabwe ( đất cũ là Rhodesia ) trong vùng Banket nơi mà Doris Lessing trưởng thành ở đó.Tuổi thơ ấu của bà thật là đơn độc , nơi ở không có đướng lộ chạy qua và người láng giềng gần nhất cũng phải xa ít nhất là vài dặm.

Năm 1926 bà được gửi đến học ở Salisbury ở một trường Thiên Chúa giáo  nơi mà các bà sơ muốn bà cải đạo  từ Protestant sang Catholic. Nhưng bà không chịu và rời trường học ở tuổi 14 . Bà bắt đầu làm  phụ y tá, , điều hành viên điện thoai, thư ký.Năm 19 tuổi bà kết hôn với Frank Wisdom , một nhân viên sở xã hội và cuộc hôn nhân tan vỡ vào năm 1943. Sau đó vài năm bà gia nhập đảng Cộng sản., thời kỳ mà cuộc đời bà được phản ánh trong tác phẩm “ A ripple from the storm” xuất bản năm 1958.

Năm 1943 cũng là năm bà tái hôn với một chính trị gia người Đức, nhưng là một thành viên  địa phương của chi bộ đảng Cộng sạn Rhodesia., Gottfried Lessing. Sau Gottfried Lessing trở thành đại sứ Đông Đức  tại Uganda và đã bị mưu sát cùng vời bà vợ thứ ba vào  năm  1979 khi có cuộc nổi loạn chống lại nhà độc tài Idi Amin.

 Cuộc hôn nhân thứ hai của bà cũng tan vỡ vào năm 1949 và bà sang Anh định cư với đứa con nhỏ nhất  và  dàn bài của tiểu thuyết đầu tiên ‘The Grass is singing”. Cuốn này xuất bản năm 1950. Tiểu thuyết này là câu chuyện kể về một trại chủ  nghèo nàn người da trắng  ở Rhodesia,  mà người vợ có quan hệ với một người giúp việc người bản xứ và bị chính người giúp việc này giết chết. Nhân vật  người đàn bà da trắng trong chế độ phân biệt chủng tộc tiêu biểu như một mẫu nhân vật nổi loạn chống lại  một xã hội độc đoán và khép kín.

Bắt đầu từ thập niên 1950, bà hăng say sáng tác và được sự hỗ trợ của đứa con trai.Nhiều lời phê bình đã nhắm vào bộ sách 5 cuốn Children of  Violence, một loại bán tiểu sử gồm một bộ nhiều cuốn tiểu thuyết về cuộc đời của Martha-Quest, người lớn lên ở Nam Phi và định cư tại Anh quốc.Nhiều thực thể đã xuất hiện trong tác phẩm. Frank Wisdom  chồng của Doris Leesing thành một mẫu người mang tên Douglas Knowell, chồng thứ nhất của Martha.Trong Children of Violence và cả The Canopus in Argos phản ảnh  đời sống thực , và cả phong cách lẫn sự suy nghĩ.

Tác  phẩm “ Diary of a good neighbor” và “ If  the old could” được xuất bản dưới một bút danh khác là Jane Somers là những tấn thảm kịch  của những lỗi lầm của một người viết văn vô danh.Sự xử dụng bút hiệu khác đã mở ra cho bà một kinh nghiệm để có thể khai triển được những thể cách tiểu thuyết khác nhau.

Lessing đã in nhiều bài thơ, nhiều vở kịch,  và rất nhiều tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Bà thuộc về một thế hệ nhà văn như Muriel Spark, Iris Murdoch, Naomi Mitchinson, Nadine Gordimer.. Họ chính là những khuôn mặt sáng tác tiêu biểu của văn học thế kỷ 20 và tạo ra rất nhiều ảnh hưởng cho những người viết trẻ hơn lớp sau.

 Trong “ Briefing for a descent into hell”, biểu lộ phong thái của thể cách” stream of conscious “ và  “ Memoirs of  a survivor” thì phác họa sự vụn  vỡ của xã hội đương thời.  Những nhận xét của bà , theo một ý hướng riêng, chủ quan và  cũng tạo ra nhiều phong cách mới cho văn chương. Tác phẩm “ The Good Terrorist”  lượng định nghiêm khắc về chế độ quân phiệt tả khuynh và vạch ra khoảng cách thật ngắn giữa lý tưởng chủ nghĩa và chính sách khủng bố.

Tác phẩm mới nhất của Doris Lessing là “ The Clefts”, một tác phẩm mà giới phê bình cho rằng đã gây ra chấn động cho người đọc bởi văn phong trần trụi , thẳng thắn , không né tránh những điều cấm kỵ. Báo điện tử Times-online đã nhận xét”Ở tuổi già lão 88 tuổi, khả năng gây chấn động của bà đã không giảm bớt mà còn tăng thêm “ Và chính bà  cũng tuyên bố”  Là một nhà văn không bao giờ ban tự coi mình quá già để viết một cách mạnh mẽ như người còn trẻ..”

The Clefts là một cuốn tiểu thuyết viết về đời sống của con người thời khai thiên lập địa.Khác với quan niệm về nguồn gốc nhân loại của Thiên Chúa Giáo , loài người của Doris Lessing do phụ nữ tạo ra và chỉ có phụ nữ thôi. Thế giới của truyện  là một thế giới chỉ có một giới tính là đàn bà. Họ sống không tình dục, không có đàn ông.trẻ con được sinh sản vô tính, tự nhiên ra đời , tự nhiên sống , không cần làm việc mà vẫn lớn lên như cây cỏ. Họ tao thnah một cộng đống nhân loiạ của đàn bà mà tác giả gọi là The Clefts.

Nhưng có một lúc, lại có những đứa bé trai được sinh ra. The Clefts coi đó là những quái vật và mang quăng vào vách đá tử thần để cho những con chim đại bàng đen xé xác ăn thịt.nhưng lũ chim trái lại không ăn thịt những hài nhi này mà còn nuôi dưỡng chúng khôn lớn. Thế là một cộng đồng loai người khác được tạo dựng và chỉ gồm toàn đàn ông  sống ở một lãnh địa không xa lắm với the Clefts và tác giả gọi thế giời toàn nam giới này là The Squirts. Những người đàn bà dù rất ghê tởm đàn ông nhưng vẫn bị một cách tự nhiên sự lôi cuốn mãnh liệt trai gái không cưỡng chống được. Một cô gái mò đến và làm công việc bình thường tự nhiên của trai và gái . Một hài nhi có cha có mẹ và đầy đủ  yếu tố của con người ra đời và thành thủy tổ của loài người…

Tiểu thuyết của bà viết theo hai khuynh hướng . một như “ The Golden Notebook” có chất cổ điển và như một loại văn chương “ classic’, trong khi một như loại tiểu thuyết giả tưởng  như The Clefts. Và trong thâm tâm , bà vẫn nghĩ một cách trung thực là  nếu có riêng một thế giới cho đàn bà thì thế giới này vẫn có thể hiện hữu và tồn tại được.Có lúc bà phát biểu”Tôi nghĩ đàn ông là một phó sản của tạo hóa.là một phát minh mới của Thượng đế. Họ có nhiều ý hướng sáng tạo nhưng khó có thể tin cậy. Bạn không nên trông đợi gì ở họ. Họ bao giờ cũng ngây thơ , không đủ trưởng thành và nhất là không bao giờ chịu một trật tự ổn định cả..”

 Đòi hỏi bình đẳng , kêu gọi nữ quyền , chưa đủ, bà còn viết văn miệt thị đàn ông như gọi họ là quái vật trong The Clefts. Nhưng bà đã trả lời” Tôi có phán xét gì về đàn ông đâu. Nếu có một thói quen từ hàng thế kỷ ở một thế giới chỉ có đàn bà thì khi một đứa bé trai ra đời một cácch bất ngờ khác lạ như thế thì cũng có thể gọi là quái vật được chứ!”

 Doris Lessing là một người có đời sống phóng túng và những cuộc hôn nhân sóng gió. Khi mới mười ba tuổi đã bỏ nhà ra đi, và tự đi làm để kiếm sống . Bà sống rất buông thả như có lần đã nói”Chúng tôi nhảy nhót suốt đêm trong một câu lạc bộ thể dục.Tôi không hiểu rằng mình đã làm những gì  để có thể sống còn được sau những cuộc vui chơi ghê gớm như vậy. Chúng tôi say sưa nhận nhẹt từ buổi trưa cho đến nửa đêm. Thật là không thể tưởng tượng được..”

 Về tình cảm và hôn nhân , bà lấy chồng và bỏ chồng nhiều lần .Những cuộc hôn nhân ngắn ngủi và nhiều sóng gió…Khi trả lời câu phỏng vấn của phóng viên báo The Guardian , bà đã nói” Với một người có tâm tính như tôi thì đó là công việc mà tôi phải làm.Tôi phải là một nhà văn hay là một người điên khùng, Tôi không viết được nữa là đồng nghĩa với hoàn cảnh tệ hại nhất của tôi. Có vẻ như tôi bị loạn trí óc khi nói về hiện trạng bản thân mình như thế..”

Những tác phẩm  phản ánh những mẫu đời sống của bà.Tiểu thuyết đầu tay The Grass is Singing là một cuộc ngoai tình giữa bà vợ một điền chủ người da trắng ở Rhodesia với người hầu da đen và người hầu này giết bà ta. Rồi bộ trường thiên gồm 5 quyển Children of Violence cũng mang bối cảnh ở Châu Phi và có rất nhiều tính chất tự truyện ở trong.

Bà kịch liệt chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi và mạnh dạn đi vào con đường chính trị như gia nhập đảng Cộng sản nhưng rồi lại từ bỏ nó. Bà bị chính quyền Nam Phi và Zimbabwe cấm không cho trở về thăm đn năm 1992 , bà mới trở về lần đầu và viết ký sự ngaỳ trở về ấy trong African Laughter Four Visits to Zimbabwe.

Christopher Hitchens trong bài viết khen ngợi sự lựa chọn của Hàn lâm Viện Thụy Điển khi trao giải cho Doris Lessing đã viết:

“ Tôi không muốn thần thánh hóa bà cũng như muốn biến bà thành một phụ nữ  có khuôn vóc lớn. Cuốn sách mà bà tỏ ra chống chủ nghĩa Cộng sản nhất là “ The Wind Blows Away ours Words’  dù có phần lãng mạn lhi kể chuyện về kháng chiến quân Afganistan chống lại Hồng Quân Liên Xô.Tôi không thấy sự hấp dẫn trong các tiểu thuyết khoa học giả tưởng và rất không vừa lòng khi bà cố gắng thu hút sự để ý đến tác phẩm của Idries Shah, tên thầy thuốc dởm của giáo phái Sufi  bí hiểm ( Gore Vidal đã có lần review về  sách của Shah  và cho rằng đó là những trang  rất khó đọc đến nỗi viết về chúng còn dễ dàng hơn là  đọc ) tuy nhiên  thấy một điều đáng để ý là bà sẵn sàng để thử nghiệm nhiều thể loại viết, và thậm chí , liều lĩnh để thử thách , dù có thể bị cho là nông nổi và dại dột, thay vì chịu nép mình vào trong khuôn hẹp , hay là để mình như ông bình vôi, cứ ỳ ra bất động và tự xếp mình vào một kiểu mẫu đã thành quen thuộc nhất định nào đó..”

 Doris Lessing đã viết về Cộng Sản và bóng ma của nó :

“ Trong khi chúng ta chứng kiến cái chết hiển nhiên của chủ nghĩa Cộng sản thì phong cách suy nghĩ hoặc những hậu quả hay tồn tại từ chủ nghĩa Cộng sảnvẫn còn và vẫn tiếp tục ảnh hưởng chi phối đời sống chúng ta. Nhưng không phải hoàn toàn cả phương cách suy nghĩ đều bộc lộ rõ ràng di sản của Chủ nghĩa Cộng Sản như danh từ “đúng đắn chính trị”dùng để ám chỉ sự thay đổi những cái cũ bị triệt tiêu đi.

Điểm đầu tiên là : ngôn ngữ.Chủ nghĩa Cộng sản hạ thấp ngôn ngữvà cùng với ngôn ngữ hạ thấp tư tưởng, đó chẳngb phải là nhận thức mới. Chỉ cần đọc lên một câu là biết ngay được  những ngôn ngữ đặc biệt ngay mà Cộng sản thường xử dụng.Ít một ai ở châu Au mà chưa đùa dỡn với những từ ngữ như” những bước cụ thể”, “  mâu thuẫn”,”quy luật liên thể của những cực đối lập..Lần đầu tiên tôi thấy những từ ngữ xử dụng làm khẩu hiệu ấy có sức mạnh bay bổng ra khỏi nghĩa gốc từ nguyên của nó..”

Và bà cho rằng những ngôn từ tuyên truyền của Cộng sản vốn căn nguyên từ giới hàn lâm ở Đức đã được xử dụng như một công cụ và đã gây ra những ảnh hưởng như là hạ giá trị của ngôn ngữ và đã có ảnh hưởng về sau này không gột rửa được. Và ngôn từ  ấy lại  chuyên chở những tư tưởng bị đóng khung nên làm xã hội bị đông cứng . Bà cũng nhắc đến từ ngữ “  political correctness “ ( đúng dắn chính trị) và cho rằng  ngôn từ ấy có nguồn gốc từ lúc chủ nghĩa Cộng sản  đang tàn lụi và thể hiện sự nhìn ngắm lại để sửa chữa những lệch lạc những sai lầm.

 Giáo sư của đại học Yale, Harold Bloom, một phê bình gia văn học có tầm cỡ đã phê bình Doris Lessing  khá khắc nghiệt . Ông tuyên bố với thông tấn xã AP:”Mặc dù từ giai đoạn đầu của sự nghiệp văn chương của bà Lessing có vài tác phẩm đáng ngưỡng mộ nhưng tôi không thể đọc nổi những tác phẩm của bà ta trong khoảng thời gian mười lăm năm trở lại đây” Và Bloom cho rằng trao tặng giải Nobel văn chương năm 2007 cho bà là một phương cách “ political correctness”, để sửa chữa lại những lệch lạc đã có…

Trong diễn văn nhận giải thưởng Nobal văn chương mà bà vì đau ở sống lưng nên không thể tham dự và đọc được nên do dai diên nhà xuất bản Nicholas Pearson đọc. Bài diễn văn so sánh nền giáo dục giữa nhửng nước kém mở mang mà tiêu biểu là xứ Zimbabwe với lớp học không có một phương tiện tối thiểu nào và một lớp học ở kinh thành London  đầy đủ phương tiện . Thế mà , ở nơi nghèo đói thì ham mê học hỏi , học ở từ những  tự điển bỏ đi, trong khi ở nơi giàu có thì học hành trong cái lơ đãng cũa những kẻ thừa mứa những phương tiện nên không biết quí trọng những gì mình đã có. Bà kể chuyện về một làng nhỏ ở Nam Phi  nơi người đàn bà đang mang thai  mà bên nách hai con nhỏ say mê đọc  Anna Karenin trong cuốn sách bị xé thành một phần ba là phần dư thừa của một nhân vật trí thức và có quyền thế của Liên Hiệp Quốc. Ông ta trong những chuyến công tác bằng máy bay thường hay đọc trong những cuốn sách xé thành nhiều phần để cầm tay cho đỡ nặng , Và , bà viết với sự so sánh : một của người dư tiền , coi thường sách vở , đọc để mà đọc không có tác dụng tích cực nào , trong khi những người nghèo khổ , sống lam lũ lại say mê văn chương . Đó có phải là lời mỉa mai của một người cầm bút?

Trong bài diễn văn , bà viết:

“Viết văn, nhà văn không đến từ những căn nhà không có sách.

Đó là những khoảng cách. Đấy cũng là những trở ngại.

Đọc lại những bài diễn văn của một số các nhà văn đoạy giải gần đây, tôi tìm ra những điều độc đáo. Như  của Pamuk thật  tuyệt diệu. Ông nói ông co 1500 quyển sách.Tài năng của ông không phải từ trên trời rớt xuống, mà tên tuổi ông gắn liền với truyền thống thật vĩ đại.

Như V.S. Naipaul là một ví dụ.  Ông kể rằngcả gia đình ông thuộc như cháo bộ kinh Veda của An Độ. Thân phụ ông khuyến khích ông cầm bút. Và khi tới Anh ông thường xuyên lui tới thư viện và tiếp cận với truyền thống vĩ đại,

 Thí dụ hiển nhiên gần đây là JohnCoetzee. Ông không những gần gũi với truyền thống , mà chính ông cũng là một phần tử của truyền thống , ông dạy văn chương ở Cape Town. Đáng tiếc cho bản thân tôi, là tôi chưa có dịp học trong lớp của một giáo sư có bộ óc kỳ diệu táo bạo như vậy.

Để viết và làm văn chương, phải liên quan chặt chẽ và gần gũi với sách , thư viện và truyền thống.

Tôi có một người bạn ơ Zimbabwe. Một nhà văn –da đen,Để tôi nhập đề ngay : ông tự học, đọc từ  label trên lọ bánh mứt hoặc nhnã hiệu trên lon trái cây.Ông sinh trưởng trong vùng đồng quê mà tôi đã lái xe qua và ghé thăm.Những cánh đồng đầy sỏi đá, những bụi cây thấp bụi và các căn nhà như những chòi nhỏ của người nghèo khổ . Thế mà có một trường học , nhưng là một ngôi trường xơ xác không đúng nghĩa ngôi trường . Ông  nhà văn ấy

kiếm được bộ tự điển cho trẻ em rách nát  bị phế thải và bắt đầu học từ đó..”

Có đoạn , bà đã phê phán  thời đại của máy điện toán:

“Chúng ta sống trong một nềnvăn hóa vỡ vụn, có những điều chỉ trước vài  thập  niên được khẳng định thì nay bị nghi ngờ và những lớp trẻ nam nữ có trí thức ở trườngb học lại thường không biết gì về thế giới và không đọc gì khác ngoài sách vở chuyên môn của họ  như máy điện toán chẳng hạn.

Chúng ta đã chứng kiến về một phát minh thật kỳ diệu, máy điện toán và mạng lưới truyền thông điện tử và hệ thống truyền hình . Thật là một cuộc cách mạng dù rằng đây không phải là cuộc cách mạng đầu tiên của nhân loại. Trước đây đã có phát minh về máy in ấn và từ đó đã thay đổi lề lối suy nghĩ và cả trí óc của chúng ta.Là những người bất chấp , chúng ta đồng ý tất cả, như chúng ta đã làm và không bao giờ tự hỏi:” Bây giờ với phát minh máy in này, chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng ta?. Và bây giờ , chúng ta cũng không bao giờ ngừng lại tự hỏi  trí óc chúng ta thay đổi thế nào với mạng lưới liên lạc thông tin điện tử mới đã lôi cuốn cả một thế hệ vào sự ngớ ngẩn của nó, tới nỗi ngay cả những người điềm tĩnh điều độ cũng thú nhận rằng đã bị lôi vào một mê cung khó rời bỏ khi mất cả ngày trời mê mải đáng vật với mạng lưới ấy..”

Doris Lessing là một nhà văn nhiều cá tính và  văn chương bà có tính tích cực nhiều hơn , Bên cạnh những phê bình chỉ trích về những bất toàn của xã hội , bà  còn có nhiều góp ý để sửa dổi . Văn chương của bà gói ghém trong những chủ đề như đòi hỏi nữ quyền bình đẳng giới tính,  tin theo chủ thuyết Cộng sản rồi rời bỏ , và về tâm linh như truyền bà tư tưởng của đạo Sufi từ  trong những tiểu thuyết khoa học giả tưởng như trong loạt tiểu thuyết  Canopus  in Argos…

Thực ra với cả 50 tác phẩm đã in , khó có thể nói đầy đủ tất cả những đề tài của bà . Nhà văn Adam Smith đã hỏi :”Tóm tắt tất cả những tác phẩm là một điều khó khăn , Với hơn 50 tác phẩm viết bằng nhiều phong cáchkết hợp lại để tóm tắt là một thử thách trí tuệ lớn.  Nhưng bà có nghĩ  là mình mang một sứ mệnh nào đó khi viết chứ không phải đơn giản là một người kể lại những câun chuyện?

Và câu trả lời của bà là:”Tuyệt đối không. Chúng ta đã có qúa  nhiều kinh nghiệm rất bực bội khó chịu  về nhà văn mang theo công việc của kỹ sư linh hồn. Nó đã quá đủ để cho bất cứ một ai cầm bút chúng tôi phải sợ..”