Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

ĐI VÀO CÕI THƠ

THANH TRÍ CAO

 

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Từ lâu, có nhiều ý tưởng nhận xét phiến diện của một số nhà trí thức học giả phương tây về Phật Học và cho rằng Phật Học như một biểu tượng của nền triết học đông phương. Lý luận như thế họ chỉ nhìn một phần nhỏ của cánh rừng bao la về giáo lý Phật Giáo.Triết gia Nietzche đã nói: “Triết lý: đó là đời sống trong băng lạnh và trong núi thẳm hoang vu”.Triết học chỉ dựa trên căn bản của sự yêu chuộng trí tuệ hay thúc đẩy lòng ham thích đi tìm sự thăng hoa của trí tuệ một cách đơn thuần. Phật Học cũng có những tư tưởng sâu sắc như thế nhưng còn vượt xa hơn những suy nghiệm, những giải thích căn cứ trên những lý luận mơ hồ của siêu hình học, của những nhận định khởi phát từ chủ quan. Nếu hiểu triết học là những hình thành nghiên cứu, học hỏi chiêm nghiệm những căn bản từ thế gian, trong đó chúng ta đang sống thì Phật Học cũng có những tương quan với triết học nhưng Phật Học bao quát thâm viễn uyên áo hơn và không xa rời thực tế và khoa học hiện đại.

Triết học cổ xúy lý luận và phân tách nhưng tuyệt nhiên không hướng đến phần thực hành. Trong khi Phật Học khởi sắc không những chú trọng đến sự khai mở trí tuệ mà còn rèn luyện Tâm Từ Bi bằng những phương thức thực hành cụ thể đưa đến Giác Ngộ, đạt tới Chân Như.Qua những sử liệu nghiên cứu đã chứng minh Đạo Phật là Đạo Từ Bi Giác Ngộ, là con đường dẫn đến Không Tánh Tự Chứng viên mãn và siêu việt. Đạo Phật không xuất thế mà cũng không nhập thế: Đạo Phật vẫn liên tục chuyển thế trong từng giây phút trôi qua trên khắp mặt địa cầu. Ngoài phạm trù ý nghĩa là một tôn giáo nhưng Đạo Phật còn thể hiện những sắc thái triết học tối thượng, một di sản tinh thần vô giá của nhân loại.Đối với Dân Tộc Việt Nam, tư tưởng và triết lý Phật Giáo đã thấm nhuần trong tận tâm hồn từ hàng nghìn năm trước. Tất cả văn minh, văn hóa Việt Nam là văn minh, văn hóa Phật Giáo.Việt Nam trong quá khứ, lịch sử đã từng ghi nhận các nhà lãnh đạo Nhân Đức đời Lý Trần đã thẩm thấu chân lý uyên bác vi diệu của Đạo Từ Bi, Nhân Bản đã đem lại cho Dân Tộc an hưởng lạc thú thanh bình hàng trăm năm thịnh trị. Văn Học Việt Nam cũng đã ảnh hưởng sâu rộng Giáo Lý Phật Giáo qua tác phẩm của các thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Viên Chiêu, Huệ Sinh, Ngộ Ấn, Mãn Giác, Không Lộ, Hương Hải, Đạo Hạnh và Chân Nguyên. Điển hình nhất qua tác phẩm lừng lẫy như Đoạn Trường Tân Thanh, Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh, Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Tạp Lục của thi hào Nguyễn Du...Nói chung ở trong nội dung đa số những tác phẩm văn học nghệ thuật của các văn nhân thi sĩ Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ qua và đã thăng hoa khởi sắc, phong phú thêm cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Chúng tôi không dám mơ ước nói chuyện về những thiên hà kinh điển Phật Giáo trong vũ trụ qua những tác phẩm văn học Việt Nam của các bậc tiền bối trong suốt những dòng lịch sử, vì sự hiểu biết quá khiêm nhượng và thô thiển của chúng tôi. Điều vinh dự lớn lao và cụ thể hôm nay là xin trang trọng giới thiệu đến với tất cả quý vị một nhà nghệ sĩ tài ba và một tu sĩ đức hạnh rất gần gũi và dầy thân kính Thanh Trí Cao với thi phẩm vừa mới phát hành khắp nơi: Khoác Áo Chân Không (Cánh Cửa Mở Vào Nghệ Thuật Thăng Hoa Giữa Đạo và Đời). Khoác Áo Chân Không là tác phẩm thứ năm sau Trăng Ngủ Trong Mây - Trên Dòng Tử Sinh - Hương Vị Chân Tâm và Hái Hoa Tuyết Đông đã xuất bản từ nhiều năm qua. Khoác Áo Chân Không như tác giả bày tỏ: Thông thường quan niệm của chúng ta, con người mới mặc áo còn vũ trụ thì không. Thi nhân khoác lên chân không chiếc áo màu xanh da trời. Thi nhân đùa cợt với không gian bằng những ngôn ngữ thi ca ẩn mật phiêu bồng... Mây ngàn ơi! Thao thức để làm gì? Huyền thoại, hư không, hư danh - trường mộng kia ơi! Cứu cánh nơi nào? Có và không bất phân ánh mắt nào quen thuộc, đại dương ơi! Đối thoại hào hùng.Đứng trên bình diện văn học nghệ thuật bản sắc thi ca và tình nghi quyện vào nhau kết thành đài sen hương sắc. Vượt thời gian và không gian, tôi âm thầm nhặt từng mảnh vỡ Chân Không kết thành vòng thơ ý vị xin cống hiến cho người cho đời trong cõi tạm dung này.

 

Khoác áo chân không

Nhẹ nhàng trong lòng

Tâm hồn tuyệt đẹp

Như một dòng sông

 

Khoác áo chân không

Ta đi một vòng

Văn minh thế giới

Học hỏi quán thông

 

Khoác áo chân không

Tiễn Thu vào Đông

Chim muông chúc tụng

Tình người lưu vong...

 

Bài thơ dài nhất trong hơn bảy mươi bài mang những tư tường sâu sắc về đạo về đời về hoài bão của người nghệ sĩ đi tìm Chân Thiện Mỹ trong núi rừng mênh mông của thiên hạ và lúc nào cũng thong dong như mây trời.

 

...Phải chính thế! Bước chân thầm lặng

Mãi đi tìm nắm bắt thời gian

Anh đắc ý vàng Thu hoang dại

Xin cám ơn đồi núi mây ngàn

 

Ngày trở lại mang theo tác phẩm

Tráng sĩ hề viễn mộng bình sinh

Ai khai phóng con đường nghệ thuật

Xuân hài hòa nét đẹp trung trinh

(Nghệ Thuật Sống)

 

Nếu khai triển Chân Không qua lăng kính triết học Phật Giáo khi bố thí với tinh thần Tam luận không tịch thì việc bố thí đó sẽ trở thành nghiệp thiện mang tính cách Chân Không Diệu Hữu và nêu cao tinh thần Bát Nhã hy sinh thân mình cứu giúp người khác chia sẻ nỗi niềm đau thương của Dân Tộc, của Đất Nước.Sống cuộc đời hòa ái an vui, đả phá ngã chấp, ngã dục làm phương tiện để thể hiện thế giới Chân Không. Tất cả những ý nghĩa đó chúng ta không những tìm thấy trong nội dung những tác phẩm mà nhà thơ, tu sĩ Thanh Trí Cao đã hình thành ngay trong đời sống, đã thực hiện một cách cụ thể qua những hành động tâm linh, giúp đói cho những người nghèo khổ và thao thức đến những bậc cao tăng những nhà thức giả uyên bác trong Phật Giáo đang bị bức tử nơi quê nhà. Chúng ta có thể đan cử bài thơ Thời Tiết Vào Đông riêng tặng đến nhà thơ hào khí Tuệ Sỹ:

 

Lữ khách đến nắng chiều vụn vỡ

Bóng tà dương le lói đôi bờ

Sóng biển gọi yêu thương đồng loại

Chuyện hôm qua ảo ảnh phai mờ

 

Bàn tay nhỏ níu thời gian lại

Quyền năng kia, tàng ẩn sóng ngầm

Bao hưng phế kinh hoàng khiếp đảm

Người phát ngôn bằng cả hùng tâm

 

Trời trở gió lùa mây qua phố

Tiếng kinh thiếu thời tiết vào Đông

Hoa vẫn nở như niềm hy vọng

Người bước đi dâng cả tấm lòng

 

Nỗi mất mát lặng căm như tuyết

Thôi cũng đành lưu luyến dòng sông

Chút hãnh diện Từ Bi bất diệt

Đôi vai gầy khoác áo Chân Không

 

Như đã vẽ lối về thầm lặng

Thi nhân ơi! Thơ đẹp lạ thường

Xin hiến tặng những gì người có

Để bảo tồn nét đẹp văn chương

 

Cái đạt của Thiền là nét đẹp hồn nhiên trong cuộc sống, bước vào đời với cái tâm vô phân biệt đầy hỷ lạc từ ái, lúc nào cũng mang đến niềm vui cho người khác, kể cả kẻ thù đang manh tâm ám hại. Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật đã dạy: Không có chiến công nào oanh liệt, chỉ có tự thắng mình là chiến công hiển hách nhất.Thi sĩ là một tu sĩ Phật Giáo gần suốt cả một đời đọc hàng vạn kinh điển thâm viễn uyên bác thấm nhuần Giáo Pháp của Đức Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng khi làm thơ qua những thi phẩm mà chúng tôi vinh hạnh đọc được trong thời gian qua, điểm đặc biệt ghi nhận nhà thơ Thanh Trí Cao rất ít dùng thuật ngữ của Thiền Học nói riêng và Phật Giáo nói chung để diễn tả tư tưởng tình cảm tâm lý của tác giả. Nhưng không vì thế mà người đọc không cảm nhận qua những tác phẩm của thi sĩ Thanh Trí Cao tỏa ngát hương thiền một cách nghệ thuật tài tình. Một ưu điểm đặc biệt khác nữa qua thế giới thi ca của nhà thơ Thanh Trí Cao chúng ta khám phá những tình cảm trân quý cao đẹp, đó là hình ảnh người Mẹ. Thật vĩ đại và kỳ diệu khi dùng ngôn ngữ để ngợi ca Tình Mẹ. Nhà văn Anatole France nổi tiếng của Pháp đã nói:

 

“Trong tất cả những kỳ quan trên thế gian không có kỳ quan nào tuyệt vời và vĩ đại bằng trái tim của Mẹ...”

 

Những tâm sự u hoài ray rứt xót xa khi được tin Mẹ đã vĩnh biệt ra đi ở quê nhà:

 

Tôi dừng lại lắng sâu ký ức

Để hạt buồn rơi nhẹ chung quanh

Tình mẫu tử thiêng liêng cao cả

Thu nhuộm vàng những hạt mơ xanh

 

Ôi! Trái đất nơi này xa quá

Xa quê hương đành mất lối về

Làm lữ khách mà lòng nhung nhớ

Đời cưu mang một khối tình quê

 

Mẹ tôi mất thật rồi sao nhỉ

Tiếng kinh cầu gõ nhịp phân ly

Tuổi của mẹ đời so thế hỷ

Kiếp vô thường chẳng có nghĩa chi

 

Gởi theo gió lời kinh tiếng kệ

Nén hương trầm thơm dịu chân không

Lạy Chư Phạt! Soi đường chỉ lối

Để người đi nhẹ bước thong dong

 

Lạy Chư Phật! Soi đường chỉ lối

Cho người đi đến tận bến bờ

Lời tiễn Mẹ nửa vòng trái đất

Con ngồi đây viết những dòng thơ...

 

Ngoài cái tình mẫu tử thiêng liêng cao quý mà thi sĩ ôm ấp mãi trong tâm thức cho dù tu sĩ vẫn hiểu “vạn pháp hữu vi đều là vô thường” huống chi là trái tim của Mẹ. Hiểu là đã liễu ngộ Chân Như nên nhà thơ nguyện cầu cho Mẹ được siêu thoát về cõi Niết Bàn. Tình quê đối với nhà thơ Thanh Trí Cao cũng thắm thiết không kém như Tình Mẹ. Niềm nhớ nhung vực dậy muôn ngàn tinh tú đau thương nơi tiềm thức tịch lặng, thao thức mãi trong lòng về nước non nghìn dặm cách xa, của nhà thơ Thanh Trí Cao cũng không khác nỗi niềm thương nhớ cố quận của thi sĩ Giả Đảo nhà Đường khi ở trọ mười năm trên đất khách Tinh Châu mà tâm hồn lúc nào cũng ôm nỗi sầu viễn mộng lưu vong, da diết nhớ đến quê nhà đang lầm than khổ đau vì thù hận:

 

...Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương

Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dương

Vô đoan cánh độ Tang Càn thủy

Khước vọng Tinh Châu thị cố hương

 

Mười năm quán trọ khách Tinh Châu

Thương nhớ Hàm Dương canh cánh sầu

Ai tưởng sông Tang nay lại vượt

Tinh Châu ngoảnh lại cố hương đâu?

(Độ Tang Càn - Đào Hữu Dương dịch)

 

Mỗi người lữ khách trong chúng ta, đều mơ ước thắp lên một giấc mơ, nhưng trong tất cả những giấc mơ đó có một mẫu số chung là cầu nguyện cho quê hương Việt Nam sớm được thanh bình tự do thực sự để chúng ta nói lên tiếng nói chân thật của lòng mình mà không có ai kiểm soát, như cánh chim tung cánh giữa trời xanh đầy hy vọng.

 

Đây chứng tích bên dòng lịch sử

Người choàng vai vũ trụ - ngân hà

Chú oanh hót bên bờ đại mộng

Tình cỏ - cây tấu khúc thiền ca

 

Giáo nghĩa ấy vun trồng sự sống

Lời gọi mời chuyển hóa dung thông

Quay trở lại khung trời đổi mới

Nền văn minh huyền diệu sắc không...

... Khái niệm ấy thay hình đổi dạng

Lời hịch nào thức tỉnh quyền năng

Nếu chẳng phải tinh hoa nhân loại

Có nghĩa gì yếu điểm cách ngăn

 

Ôi! Mặc khách – tao nhân thời thượng

Đời đủ quen nét đẹp lạnh lùng

Cứ khai phóng truyền thừa nhân bản

Bước chân thiền tự tại ung dung

(Thân Phận Thầy Tu)

 

Trong mỗi sát na của đời sống đang triền miên xảy ra bao nhiêu đảo điên của Tâm vọng ngã. Bao nhiêu Luân Hồi sinh diệt của chúng sanh trong cõi Ta Bà khổ ải. Thể xác như căn nhà cõi tạm. Mỗi con người chẳng khác nào như một sinh vật bé nhỏ hiện hữu trong không gian hành tinh này, chỉ trong một thời gian nào đó rồi lại mất hút trong vũ trụ bao la, để chuyển hóa theo nghiệp trùng trùng duyên khởi. Thấu triệt được chân lý, trong mỗi phút giây hiện hữu, chính ta hãy đột nhập vào tận cùng sào huyệt Vô Minh để khai hóa Tuệ Giác - Tâm Chánh Niệm tạo sự an lạc hạnh phúc trong đời sống thường hằng, tự giác giác tha.

 

...Nét huyền diệu của rừng của biển

Như tấm lòng đến với tha nhân

Chân dung đó thanh cao âm diệu

Thương yêu Người tâm nguyện hiến dâng

 

Tôi tin tưởng ngày mai có thật

Một lộ trình hoa nở xinh xinh

Ôi! Đẹp quá hoa Tâm thơm ngát

Tiếng chim muông chào đón bình minh...

(Âm Điệu Xuân)

 

Với thế gian, nhà thơ không phải là người nghệ sĩ mơ mộng viễn vông, mà phải là người sống ngay giữa lòng cuộc đời đau khổ với một chiều sâu tâm linh, chuyển hóa mọi hận thù trở nên một mùa xuân từ ái, thoát ly bản ngã nhỏ hẹp để hiến dâng niềm vui thanh khiết đến với trái tim mọi người một cách cụ thể?Ý tưởng đó chúng ta không những đã bắt gặp trong những dòng thơ sâu sắc hiện thực của nhà nghệ sĩ và tu sĩ Thanh Trí Cao mà ngay chính trong cái nhìn về nhân sinh quan, về sự biến hóa đổi thay Vô Thường qua mau trong cuộc sống đã cấu tạo nên những chất liệu hiếm quý để tác giả hoàn thành những tác phẩm lưu lại cho nhân thế và đóng góp thêm phong phú, những thi phẩm giá trị vào dòng thi ca Phật Giáo ở hải ngoại.