Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐI LẤY CHỒNG XA...

 

HUY PHƯƠNG

 

"Lấy chi trả thảo cho cha,

Đền ơn cho mẹ, con ra lấy chồng"

(Ca dao)

 

Lúc tôi mới lên ba thì chị đã mười tám tuổi. Ngày ấy khi cha tôi dạy học ở Bố Trạch, Quảng Bình thì chị tôi theo chồng về tỉnh lỵ Đồng Hới, con đường từ nhà mẹ ra nhà chồng cũng chẳng bao xa. Tôi nghe nói ngày chị đi lấy chồng, mẹ tôi khóc nhiều vì chị là con đầu lòng, mà chị tôi cũng sùi sụi không kém. Vài năm sau, cha tôi đổi về quê quán Thừa Thiên cho gần gũi với bên nội, thì khoảng cách giữa chị tôi và gia đình xa thêm một khoảng đường. Năm 1954, đất nước bị chia cắt, chị tôi và mẹ ở hai miền Nam Bắc phân ly không hy vọng có ngày đoàn tụ.

Trong suốt một thời gian dài, mẹ tôi xót xa coi như mất một đứa con không bao giờ có thể thấy mặt lại. Hai mươi mốt năm sau, khi chị tôi về lại quê nhà thì cha mẹ tôi đã qua đời. Dù có hạnh phúc với chồng con đi nữa, suốt cuộc đời, chị tôi vẫn mang trong lòng một sự ân hận, là phải đi lấy chồng xa để khuya sớm không được gần gũi với cha mẹ. Và mẹ tôi trước khi thở hơi cuối cùng giã từ cuộc đời vẫn thường nhắc đến chị tôi, trong lòng còn thương nhớ khôn nguôi.

Ngày cha tôi từ giã cõi đời, con cái ông đang ở mỗi đứa một nơi, đứa cam phận tù đầy, đứa phiêu bạt rời bỏ quê hương, trong những ngày hiu quạnh cuối cùng chắc ông buồn lắm. Thế hệ ngày trước, lớn lên, sống và chết trong cùng dưới một mái nhà, có lẽ không ai muốn con thành đạt để đi xa, mà chỉ muốn con cái quanh quẩn bên cạnh như đàn gà dưới cánh mình, dù đôi lúc sức lực cha mẹ không còn che chở được gì cho con cái...

Không ái muốn gả con đi lấy chồng xa, không phải vì còn nhờ cậy lúc tuổi già "gả con thì gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng mang cho", mà chính vì mối tình cảm quyến luyến giữa mẹ con, gia đình: "mẹ ơi đừng gả con xa, một mai cha yếu mẹ già ai trông?"

Có phải ngày nay tấm lòng con không phải con chơn chất, đơn thuần như ngày trước không, hay là vì tấm lòng cha mẹ đã đổi thay. Cái trò chơi háo hức làm người dự thi để được trúng tuyển lọt mắt xanh được một ông chồng Đại Hàn, Tàu Cộng hay Tàu Quốc rồi bây giờ tới Mã Lai, Singapore đã trở thành một câu chuyện "thường ngày ở huyện", không dở không hay, không vui mà cũng không buồn. Nó đã trở thành một nếp sống, nói theo chữ dùng của bên nhà là "nếp sống văn hóa", đương nhiên phản ảnh con người và tư tưởng của cái xã hội ấy.

Trong cái xã hội mới cách đây vài chục năm ngắn ngủi thôi, cái lễ nghĩa, liêm sĩ khi trong một gia đình có đứa con gái gọi là "bị chửa hoang" hay "làm đĩ" được coi là "bôi tro trát trấu" lên mặt mày cha mẹ và danh giá gia đình, thì ngày nay nói lại là chuyện đương nhiên, nếu việc ấy đem về cho gia đình một số lợi nhuận, để cái nhà mình có thể cất lên cao đẹp hơn những cái nhà khác trong xóm, và mặt mày cha mẹ cũng hãnh diện ngẩng cao hơn. Có nỗi đau đớn nào hơn:

 

"Mẹ cha ơi hỡi mẹ cha,

Nghèo gần không gả, giàu xa đem đày!"

"Mẹ em thấy của thì ham

Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con

Nói ra thẹn với nước non

Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày!"

 

Trong truyện Kiều, vướng nỗi oan ức, “... thằng bán tơ kia giở gói ra, làm cho bận đến cụ Viên già” thì nàng Kiều mới đành bán mình chuộc cha. Đời này chúng ta có hàng chục nghìn cô Kiều cũng trẻ thơ xinh đẹp, cha mẹ chưa hề mắc vòng lao lý hay phải hầu cửa quan, chưa vướn lụy nỗi oan gia, mà cũng tự nguyện bán mình. Lý do mà quý cô đưa là nghèo đói làm không ra ăn, không đủ tiền cho cha mẹ trả nợ hay cần sửa nhà, sửa cửa, mua xe. Xem ra thì lý do đó vẫn quanh quẩn chung quanh chuyện tiền. Trong thời chiến tranh người ta mừng vì sinh con gái khỏi phải cầm súng ra mặt trận, ngày nay đông con gái cũng là điều mang giàu sang lại cho gia đình.

Thời chiến tranh, Thượng Nghị Sĩ Mỹ Mc Govern khi sang thăm Việt Nam chỉ mới nói một câu: “Saigon là một ổ điếm” mà những người có liêm sĩ đã thấy giận đỏ mặt, hôm nay đất nước này coi chuyện bán thân là chuyện bình thường thì chúng ta còn dám ngẩng mặt lên nhìn ai nữa!

Ngày nay những người chị của tôi lớn lên trong tuổi thanh xuân sẽ không có mối tình duyên đẹp đẽ, hoa mộng nào nữa. Chị lo trau đồi sắc đẹp, giữ gìn thể xác và nguyện lòng chẳng hề yêu ai, để một ngày kia chị sẽ không còn nỗi vướng bận nào khi chị ra đi, làm như đời chị sinh ra được sắp đặt tới một tháng nào đó, như một món hàng, người ta xuất cảng chị ra nước ngoài, để đem về cho chính phủ của chị một món ngoại tệ, cho cha mẹ một số tiền trả ơn trả nghĩa phải chăng. Có hàng nghìn người chị đã bỏ xóm làng ra đi, chị bỏ cái cuốc cầm tay, gánh hàng trên vai hay mái chèo nơi một con đò ven sông, và nhất là chị phải bỏ những mối ràng buộc yêu thương, liên hệ gia đình để tới một nơi xa lạ, lạ những phong cảnh, thế tục, lạ cả tiếng người. Cũng có thể những người chị này đã để lại bao nhiêu mối tình thơ mộng sau lưng cho những chàng trai đã ngày nào yêu chị. Rút cuộc, người ta nhận ra rằng, không còn gì giữ chân chị lại được, ngoài đồng tiền ra.

Ngày nay không phải thân phận chị chỉ được rao bán tại quê nhà mà chị như kiện hàng được đem ra nước ngoài, để trên kệ hàng, tủ kính có ánh đèn màu hấp dẫn, có ghi giá cả như con cừu trong chợ gia súc hay món thịt đông lạnh trong cửa hàng thịt. Phải nói chị sinh ra không gặp thời, chị lớn lên trong lúc người ta cần những thứ hàng xuất khẩu. Anh chị em, người sang đông, kẻ sang tây đổ máu mắt, mồ hôi mới có miếng ăn, đồng tiền trả nợ, đồng tiền ơn nghĩa ngay cho những thế lực đã mang bán cho các anh em họ hàng ra đi. Chị cũng như món hàng. Ngày xưa mẹ có rổ rau, buồng chuối hay con gà, cặp vịt đem ra chợ bán, để có đồng tiền mua lại mớ tôm, con cá, hay may cho chị manh áo mới, mua cái lược, cái gương soi. Ngày nay, có lẽ không còn gì hay sao mà cha mẹ lại đành lòng bán chị đi. Ngày xưa, nuôi được con heo nái đẻ con, lúc bán đàn heo con đi, mẹ cầm xấp bạc trang tay mà thở dài, bây giờ bán chị đi, lòng mẹ có buồn nghìn lần hơn thế không?

Sự biến đổi đau lòng nhất là những người chị của tôi có lẽ không biết buồn dù có “nước non nghìn dặm ra đi” tới nơi xa xôi. Sống trong thời đại mới, biết đâu chị còn hãnh diện hơn đám bạn bè hay lối xóm xấu xí, vô phước nghìn lần hơn chị, ngày chị ra đi, họ vẫn chân lắm tay bùn, bán chân nứt nẻ trong nước đồng ruộng hay trên sông rạch nghèo nàn quê mùa, ngày hai buổi chợ. Tôi thực sự buồn cho nỗi buồn của chị thì ít mà buồn cho tấm lòng chai đá của cha mẹ thì nhiều. Vương Ông thấy con mà “máu sa ruột dàu”, còn cha mẹ chị bây giờ thì nghĩ sao? Rồi đây, mỗi chiều cơn nước ròng, nước dẫy, con thuyền ra chợ còn mang theo tiếng hát của cô gái nghèo, sinh ra lớn lên với ruộng đồng, sông rạch, có ai nhớ tới những người chị tôi đang ở một phương trời nào đó, hạnh phúc hay khổ đau, làm người vợ chung thủy hay làm gái cho ngoại nhân. Nhìn lại đất nước hàng trăm năm qua, kể cả những lúc quằn quoại vì ngoại xâm, đói nghèo tột độ, chưa lúc nào ai nói được nhân phẩm của những người đàn bà như bị vùi dập như bây giờ, vào cái thời dân tộc đang có cả “độc lập” lẫn “hạnh phúc”!

Mai này, chị có thể là mẹ một bầy con còn bập bẹ đôi tiếng Việt. Nhưng rồi qua một đời, hai đời, chị hòa tan vào giòng máu ngoại tộc, từ miếng ăn thức uống, đến chiếc áo mảnh khăn, người ta may ra chỉ còn nhớ tới chị như một người đàn bà đã lâu lắm, từ một đất nước nào đó tới đây, một đất nước rất cần tiền nên phải bán chị đi.

Chị như cánh lục bình rời xa con rạch cũ, lỡ trôi giạt ra tới biển Đông rồi, sẽ không bao giờ có thể trở lại nhánh sông xưa. Thương chị, lòng tôi ray rứt, không yên.