Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐIÊU TÀN ?

HAY ÁNH SÁNG VÀ PHÙ SA ?

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Nhà thơ Chế Lan Viên

 

Đó là tập thơ nổi tiếng của nhà thơ Chế Lan Viên.

Một nhà phê bình văn học trong nước đã nhận định Điêu Tàn là tập thơ của một " nhà thơ lãng mạn" và với tập thơ Ánh Sáng Và Phù Sa, Chế Lan Viên là một "nhà thơ cách mạng" cũng như với Di Cảo Thơ II là một "nhà thơ cách mạng suy tưởng".  Nhìn ngắm như thế dưới nhãn quan của những lý luận của phê bình văn học vô sản, có những bất cập và không chính xác.  Qua thời gian đãi lọc,con người thi sĩ nào còn lại và tồn tại trong văn học sử Việt Nam ? Không vì những định kiến, không vì những giới tuyến phân cách, chúng ta thử đi tìm một vài dữ kiện để  có thể có một vài kết luận cho câu hỏi trên ?

Điêu Tàn là một tập thơ mỏng chỉ có 36 bài thơ được in từ năm 1937 và trong lúc trình làng đã được để ý  và coi như đã "đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị" như nhà phê bình Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam .  Kinh dị không phải nhà thơ đã viết và hoàn tất tập thơ khi con rất trẻ chỉ chừng 15, 16 tuổi.  Mà chính là vì những nội dung mà tập thơ chứa đựng.  Dù rằng, đó là những câu thơ của một đầu óc già trước tuổi.  Thơ, phản ánh từ những tâm sinh lý khác lạ đã có những ý tưởng và ngôn ngữ làm ngạc nhiên độc giả thời đó.

Điêu Tàn là tập thơ buồn nhưng đặc biệt là nỗi buồn ảo não thảm thiết lại pha màu huyền bí của những u uất  vong quốc  não lòng.  Những bài thơ dẫn người đọc ngược dòng năm tháng để đến một xứ sở mất hút xa lạ chỉ còn trong ký ức hoặc truyền thuyết.  Thơ làm người đọc chạnh  lòng để suy tưởng về thân phận đích thực của mình cũng như cảm khái trước sự chuyển dời của lịch sử mà con người bị lôi cuốn vào không cách chi trốn khỏi.  Thời gian là những bóng xế chiều hay dáng đêm thẳm, của những gam màu u ám trong những họa cảnh vắng sắc tươi.  Không gian là của một tinh cầu lạnh lẽo, là của một môi trường lẫn lộn giữa mê ảo và thực tế, của những bước chân đi trong mù mịt sương khói tưởng như hụt hẫn trong thế giới hiện tại.  Nỗi buồn, trầm lắng, đeo đẳng suốt đời.  Thơ như tiếng than oán, nặng nề, đè nặng :

Tôi có chờ đâu có đợi đâu

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu

- Với tôi tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau

Ai đâu trở lại mùa thu trước

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?

Với của hoa tươi muôn cánh rã,

Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!

Điêu Tàn cõi thơ riêng một góc, "giữa đồng bằng văn học Việt Nam giữa thế kỷ 20.  Nó đứng sững như một tháp chàm, chắc chắn, lẽ loi và bí mật..." như  Hoài Thanh đã mường tượng. Thơ của Điêu Tàn có những "khoảng lặng" để dành riêng cho liên tưởng.  Chính giữa hai câu thơ hay hai đoạn thơ có những khoảng trống để người đọc có thể mang tâm tư vào và chia sẻ một ít cảm xúc.  Đó là một phương cách độc đáo đem đến cho ngừơi yêu thơ một góc nhìn độc đáo, một cảm giác khám phá lạ lùng không bị "cliches' "không bị tự làm cho con chữ bị lu mờ đi.

Thí dụ, đọc bài Trưa Đơn Giản, có hơn nưa thế kỷ rồi mà thơ vẫn còn sức lôi cuốn.  Những câu thơ có sự rời rạc cố ý, có những khoảng trống để những tư riêng lọt vào làm thành một môi trường của bâng khuâng của những điều nói hoài nói mãi vẫn chưa đủ.  Những nhịp ngắt đã làm cho âm điệu như có chút ngập ngừng , để thấy có một điều gì cảm thấy và len vào, thầm và lắng đọng:

Trưa quanh vườn.  Và võng gió an lành

Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh

Trưa quanh gốc.  Và mộng hiền của nắng

Bỗng run theo...lá..run theo...nhịp võng

Trưa lên trời.  Và xanh thẫm bầu trời

Bỗng mê ly, nằm, thấy, trắng, mây trôi...

Trưa! một ít trưa, lạc vào lăng tẩm

Nhập vào hồn những tượng xưa u thảm

Trưa, theo tàu, bước xuống những sân ga

Dựng buồn lên, xa gửi đến Muôn Xa

Điêu tàn có thế giới của những ảo giác, của những cơn mê sảng, bắt nguồn từ xác tín siêu hình của một tâm hồn lạc vào những ngã đường cô đơn đầy hư ảo.  Trong ngôn ngữ có nổi niềm khắc khoải, của một trí tuệ sâu sắc và luôn đeo đẳng suy tư.  Câu hỏi khó, đặt ra giữa phân vân hai thế giới có thật và mê ảo.  Bước chân đi về thuở xa xưa, của một đất nước đã chìm vào chốn diệt vong:

...Này em trông một vì sao đang rụng

hãy nghiêng mình mà tránh đi nghe em

chắc có lẽ linh hồn ta lay động

khi vội vàng trở lại nước non Chiêm

Lời chưa dứt, bóng đêm đà vụt biến

Tình chưa nồng, đã sắp phải phôi pha

Trên trần gian vầng ô kia đã đến

Gỡ hồn nàng ra khỏi mảnh hồn ta.

Làm đề tựa cho tập thơ của mình, Chế Lan Viên viết: "Hàn Mạc Tử nói làm thơ tức là điên.  Tôi thêm làm thơ là làm sự phi thường .  Thi sĩ không phải là người.  Nó là Người Mơ.  Người Say.  Người Điên.  Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu.  Nó thoát hiện tại... Nó gào nó thét, nó khóc nó cười.  Cái gì của nó cũng tột cùng.  Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào máu mắt, nó cười tràn ra cả tủy là tủy. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó rồi đem nó vào so sánh với người..."Đó, Điêu Tàn là như vậy.  Là những bài thơ của quỷ âm phủ phần, của xương sọ đang cười, của ma thiêng đang gào, của những hồn oan đang cơn cuồng nộ...

Tập thơ Ánh SángVà Phù Sa là một vóc diện khác, trái ngược với Điêu Tàn.  Những chùm thơ bốn câu có ngôn ngữ nhắc đến những trầm mặc phương Đông.  Thơ tứ tuyệt cô đọng và gợi được nhiều liên tưởng.  Thí dụ như hai câu hỏi :

Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình

Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt

Ta vì ai? Khẽ soay chiều ngọn bấc

Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.

Thơ dường như có chút khẩu khí, thật hay giả cũng khó phân biệt.  Với kỹ thuật cao cũng có thể hồi sinh con chữ và thành phù thủy văn chương.  Thơ Chế Lan Viên thời kỳ này và trở vềsau hay nhắc đến đất nước, đến lao động, đến chiến tranh, đến lãnh tụ, và đến những khẩu hiệu mà đảng và những người lãnh đạo văn nghệ luôn để ý tới.  Có những người đã nói thơ và người thi sĩ của họ Chế luôn có hai mặt.  Như xuân Sách trong Chân Dung Nhà Văn phác họa:

Điêu tàn ư ? Đâu chỉ có Điêu Tàn

Ta nghĩ tới Vàng Sao từ thuở ấy

Chim Báo Bão lựa chiều cơn gió dậy

Lựa Ánh Sáng trên đầu

Mà thay đổi sắc Phù sa

Thay đổi cả cơn mê

Ai dám bảo con tàu không mộng tưởng

Lòng cũng như tàu, ta muốn uống

Mắt anh em trong suối cạn hội nhà văn.

Bên cạnh những câu thơ đầy tình cảm như Gốc Nhãn Cao :

Gốc nhãn vườn xưa cao khó hái

Tám mươi nay mẹ hẳn lưng còng

Chắp đường Nam - Bắc con thăm mẹ

Hái một chùm ngon dâng mẹ ăn

Người Đi Tìm Hình Của Nước :

Ôi! Đường đến với Lê Nin là đường về Tổ Quốc

tuyết Mátxcơva sáng ấy lạnh trăm lần

Trong tuyết trắng đọng nhiều nước mắt

Lênin mất rồi ! nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt

Biên giới còn xa những Bác thấy đã đến rồi

Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai

( Thơ ca tụng như thế mà Tố Hữu trong cuộc phỏng vấn đã bảo rằng "Bác" đâu có hôn đất một cách "mất vệ sinh " như vậy!!!)

Bên cạnh Tiếng Hát Con Tàu, tình cảm dân tộc :

Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi tổ quốc bốn bề lên tiến hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu ?"

Ôi Chị Hằng Nga-Cô Gái Nga, nịnh bợ, trơ trẽn:

...Biết ơn tài sáng tạo Liên Xô

Đưa sóng lòng ta vượt cõi bờ

Ta đứng reo giữa lòng tinh thể

- Ôi chị Hằng Nga cô gái Nga!

Giấc mơ chính khách của một nhà thơ dường như phải trải qua nhiều giai đoạn.  Và không ít chuyện trăn trở, giữa muốn và không muốn, giữa theo thời và ngược dòng đời.  Đọc kỷ Làng Văn Một Thời, ... của Bùi Minh Quốc kể lại chuyện bản Đề Dẫn đến Hội Nhà Văn mà trong đó đề cập nhiều đến nhà thơ họ Chế.

Nhà văn Bùi Minh Quốc viết:

"...Để gợi ý cho hội nghị thảo luận, Đảng, Đoàn đã thảo ra một đề cương Đề Dẫn do nhà văn Nguyên Ngọc, bí thư đảng đoàn chấp bút và trình bày trước hội nghị.  Theo tôi được biết bản dự thảo Đề Dẫn này do Nguyên Ngọc làm có sự tham gia của người bạn thân Nguyên Ngọc là Nguyễn Chí Trung và sự đóng góp ý kiến đầy trách nhiệm của các ủy viên Đảng Đoàn Chế Lan Viên, Nguyễn Khải...

...Phê phán những thô thiển nêu trên, Đề Dẫn đồng thời yêu cầu nêu cao vai trò sáng tạo của văn học, của chủ thể sáng tạo đối với hiên thực...

Và nêu cao vai trò của văn học như thể ngang hàng với chính trị, văn học nghệ thuật với sức mạnh riêng của nó làm phong phú thêm cho chính trị bằng những khám phá và sáng tạo của riêng mình không thể thay thế được.  Ở phần phương hướng và nhiệm vụ của văn học tình hình mới, Đề Dẫn dựa vào nhận thức của mình về làm chủ tập thể, đặc vấn đề phải nhận thức lại cho đúng vị trí của cá nhân, sau một thời gian dài cá nhân bị xem nhẹ, bị coi thường, bị nhận chìm giữa tập thể mù mờ, chung chung nặng tính bầy đàn.  Đề Dẫn coi việc giải quyết đứng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là chìa khóa, là cơ sở của phát triển văn học...

...Nhà thơ Chế Lan Viên bước lên diễn đàn oai phong như một chiến tướng...Chế Lan Viên phang tới tấp vào những quan điểm bảo tủ thói chụp mũ chính trị ác độc trong phê bình văn nghệ... Nhà thơ Diệp Minh Tuyền lúc ấy không hiểu sao không ngồi yên trên bàn thư ký mà lại ngồi cạnh chỗ tôi (Bùi M Quốc), vỗ đùi bình luận khe khẽ ' Hôm nay ông Chế dội B52 vào mấy cha bảo thủ...'

Trong câu chuyện rì rầm trao đổi đã nghe tiết ra cái mùi  uốn lưỡi trở cờ.  Một vài người vừa mới hôm qua đây còn hùng biện đầy khí phách xiển dương những quan điểm mới của Đề Dẫn giờ đã đổi giọng.  Đau đớn thay cho tôi, mấy người đó lại là mấy bậc đàn anh trước kia tôi kính yêu biết bao, tín phuc biết bao, ngưỡng vọng biết bao, chỉ được đứng gần họ, nghe họ nói, được họ đưa tay cho bắt, tôi đã sung sướng lắm.  Nhớ hồi còn ở chiến trường có anh em từ Hà Nội vào đọc cho nghe bài thơ của Xuân Sách tả chân dung một đồng nghiệp đàn anh 'lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa' tôi đã kêu lên phẫn nộ ' Sao ông Sách ông ấy ác khẩu thế.  Không thể như thế được?'  Nhưng đến buổi trưa cái ngày cuối cùng của hội nghị này thì tôi thừa nhận đó là lời tiên tri của nhà thơ Xuân Sách..."

Và theo như lời kể thì trong hội nghị, sau khi Tố Hữu một lãnh đạo uy quyền lên án phê bình nặng lời bản Đề Dẫn thì gió xoay chiều.  Những Nguyễn Khải, Hoàng Ngọc Hiến, Chế Lan Viên,...quay lại phê phán và đánh tơi bời bản văn mà chính họ góp công góp ý vào ...

Chế Lan Viên sau đó viết bánh vẽ, có viết Đà Đao.  "Bước đường cùng thì phải đà đao".  Tâm tư nghỉ một đàng, viết một nẻo và một phách ấy có phải làm thành hình tượng một con kỳ nhông thay đổi màu da theo môi trường thích hợp ? Dù gì, ông cũng đã qua đời, và nhìn ở ông, một khuôn dáng nhà thơ dễ cảm hay một người đeo đuổi theo "bánh vẽ" của con đường chính trị ?