Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐẾM TUỔI, THÊM SẦU,

CÕI CẢM KHÁI THANH NAM

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

        

Thơ hay, thường không có tuổi tác. Có những vần điệu, sống mãi trong tâm tư người đọc, dù rằng ngôn ngữ ấy biểu hiện cho một thơi. Một thời, nhưng trong thi ca , là miên viễn, thiên thu…

Thơ cũng  không như những người đẹp, khi về già ngại nhìn vào tấm gương để nuối tiếc lại dung nhan ,  thi sĩ lấy năm tháng để làm  mặt thủy  đối chiếu  để nhớ lại cuộc đời mình.  Mỗi năm , đếm tuổi, đếm nỗi sầu, đếm tóc bạc, đếm từng biến cố đời mình. Thi sĩ ấy, là Thanh Nam.

Đến bây giờ, đã gần nửa thế kỷ, mà vết thương vẫn còn tươi rói. Tưởng như Sài Gòn hiển hiện đâu đây , những ngày tháng  tư rời bỏ ra đi vẫn còn là cơn chập chùng ác mộng. Một ngày xứ người, thơ là tấm gương soi để hồi tưởng. Thơ của Đất Khách, của kiếp lưu lạc tha phương.

 

“Sáng nay trời đổ sương mù

Đồi cao ngó xuống thấy mờ biển khơi

Bỗng dưng lòng thấy bồi hồi

Tưởng đâu Phú Quốc đêm rời quê hương.”

      

Kẻ cùng chung tâm sự, lúc sáng sớm xuôi ngược trên xa lộ, nhìn núi  và biển , cũng thấy chạnh lòng. Quê cũ vẫn còn, nhưng người xưa đâu, cảnh cũ đâu? Thơ âm vọng ngân nga , thơ như thấm vào da thịt những băng sơn buốt giá.  Thơ sống và có hơi htở , phải chăng là phút sẻ chia này?

Thanh Nam là một người cầm bút  có tuổi nghề rất cao. Theo một hồi ký của ông đăng trên tạp chí Văn của nhà văn Mai Thảo “ Hai mươi năm Việt Nam làm báo” thì thời của ông là thời của những Hồ Dzếnh , Đinh Hùng,… thời của   Đời Nay  với những Trần văn Ân , Hồ hữu Tường, Thiếu Lang,.. Tác phẩm của ông gồm nhiều truyện ngắn , truyện dài như : Hồng Ngọc, Người Nữ Danh Ca, Giấc Ngủ Cô Đơn, Còn Một Đêm Nay, Bầy Ngựa Hoang, Giòng Lệ Thơ Ngây, Những Phố Không Đèn, Mấy Mùa Thương Đau, Buồn Ga Nhỏ,.. Nhưng khi ra tị nạn, ông lại in tập thơ Đất Khách, và , hình như vóc dáng một thi sĩ với tất cả tâm tư của một thời thế hỗn mang, trải qua bao nhiêu biến cố tuy của riêng mình nhưng cũng là chung mang của cả một thế hệ.   Với tập truyện ngắn Buồn Ga Nhỏ,   người đọc đã chia sẻ được cái cuộc đời lỡ làng như người thiếu phụ đánh mầt xuân thì đứng trơ bên đường như ga xép buồn hiu hắt. Nhà  văn Vĩnh Lộc của thời Sáng Tạo đã có vài hàng hoài niệm người bạn của mình, chung mang  cái kiếp ga không hoang phế như cuộc đời lụn dần theo bóng thời gian qua:

 

“ Tháng giêng cỏ mướt xanh đồi

Thư sang tới , bạn đã dời chốn xưa

Quãng đường tri kỷ thoáng qua

Trạm buồn ga nhỏ còn ta ngậm ngùi.”.

     

Bây giờ, là những ngày mùa xuân. Tết đã qua, những hội hè họp mặt đã thưa, lại tiếp nối  vòng quay liên tục của kiếp nhân sinh. Thế mà , hình như vẫn còn những dư âm sót lại. Tháng giêng , tháng  chạp, hình như có dấu ấn nhiều trong văn chương .  Những chặng đường, những quãng đời. Những điều nhớ và cả những điều quên. Thấm thoát, nhìn những đứa trẻ lớn lên, để thấy cây nhân sinh của mình  thêm nhánh già cỗi. Đọc  thơ Thanh Nam , tập thơ  “ Đất Khách”, cái cảm giác ấy lại càng tăng. Dù rằng, trang bìa tập thơ rất sáng sủa.  Có tà áo dài bay xõa xanh nhạt sắc trời, có vành nón nghiêng của gợi hình một đôi mắt tôn nữ nào thiết tha, có hoa cỏ của thiên nhiên mở rộng tâm cảm lồng lộng dáng trời.  Thơ “ Đất Khách “ nhiều buồn ít vui, đầy những hoài niệm, đầy những ngoái lại xưa kia mà ít nhìn vào  tương lai dù hiện tại bây giờ đầy ắp tiếng thở dài. Ở Seatle, nơi mưa hầu như cả năm, những trận mưa dai dẳng in hằn vào tâm tư nỗi nhớ thương một nơi chốn nào tuy đã xa nhưng lại dằn vặt luôn trong tâm thức.  Mưa và tuyết,  bão và gió, càng làm con người chồng chất nỗi cô đơn. Đời sống ấy , như kiếp sống mượn của ai. Chỗ nào, đời tạm dung, kiếp tạm ngụ . Chỗ nào, huyết lệ mênh mang…

 

“Tuyết đổ dày thêm , đêm lạnh buốt

người về phòng nho bóng cô đơn

mở chai bia lạnh thay cơm tối

ngồi đọc thư nhà lệ chứa chan.”

  

Năm bốn mươi tuổi, Thanh Nam  viết “ Bài hành đón tuổi bốn mươi”. Bốn mươi lăm tuổi , viết “ Đêm cuối năm uống tượu một mình “. Chẵn năm mươi, viết “ Thơ Xuân đất khách” . Ba bài thơ,   trong ba thời điểm khác nhau, như chứa đựng cả một trời tâm sự. Đời sống ấy, tâm tư ấy, của ngôn ngữ chân phương , cổ điển , tuy có chút ước lệ nhưng thành  thực và truyền cảm.  Không cố công làm văn chương, không xử dụng xảo thuật để làm khác đi cái dạng, cái vẻ của ngôn ngữ. Thơ Thanh Nam  có chất hiện thực của cuộc sống. Chất quặng nguyên sinh ấp ủ đời người  còn hiện diện tuy đã qua đãi lọc , nhưng tuyệt nhiên không có dấu vết của phấn son trang điểm . Chính điều ấy đã làm cho thơ  trong “Đất khách “ tới giờ vẫn có nhiều người đọc và nhiều người cảm. Dù rằng , thời gian đã qua đi, thật mau và lạnh lùng cuốn đi tất cả vào lãng quên…

 Bài hành của tuổi bốn mươi thật  tuyệt vời.  Hỡi những bạn bè cũ thời tuổi trẻ , hãy theo cơn gió bấc lạnh về đây. Trong hơi gió có hơi men, trong niềm tao ngộ có nỗi bùi ngùi.

 

“.. Bạn cũ hãy nương theo rét lạnh

về đây cùng nhập một cơn say

uống ly thứ nhất mừng tao ngộ

cho tiếng cười lên vỡ tháng ngày…"

 

Cũng vẫn những giấc mơ thời mới lớn. Mộng cả  ấp ôm, mọi điều nhẹ tênh, canh bạc đời mới bắt đầu chưa vào cuộc.  Nồng nàn ngôn ngữ, của những khởi đầu vào một chân trời nào, biết là xa xăm lắm nhưng vẫn cứ làm cuộc phiêu lưu. Thời mới lớn có cái dễ thương của một đời chưa quen tính toán lỗ lời, chưa  quen  đong đếm hạnh phúc và bất hạnh:

 

“..Vào cuộc hành hương tìm gặp nhau

 Cõi trời xanh ngắt tuổi thơ ngây

Trong veo cặp mắt chưa vương bụi

Chăn chiếu còn thơm ngát mộng trai

Chí lớn chia nhau đầy gác nhỏ

Bụi hồng chưa khiến tóc xanh phai

Đồng tiền mừng tuổi ngày  nguyên đán

Canh bạc đời chưa lột trắng tay

Dăm bảy lòng sông ôm biển cả

Coi đời dưới mắt nhẹ không ai

Cơn mê nhập cuộc sầu chưa bén

Thân thế chưa đau cát bụi này

Gió nổi mười phương trời thuở đó

Với ngày như tháng , lá như mây

Lầu sương từng buổi đùa nhan sắc

Giấc ngủ thềm khuya rộn tiếng hài…”

 

Tuy thế, tuổi trai cũng ham vui. Những  thời gian  nối tiếp nhau từ ngày  vui này sang đêm rong chơi khác:

 

" .. Chiều xuống đã nghe lòng rộn rã

gió lên hồn ngỏ phố vui mời

ca trường hí viện xuân như hạ

đời thả trôi vào nhịp phách lơi

lãng đãng khói sương trời tưởng nhớ

ly này xin cạn hết chua cay..”

 

Tuổi bốn mươi,   khi cuộc đời đã trải qua những hao mòn thân thế, kiếp viết mướn vẽ thuê  chao chát nợ áo cơm, thì  chuyện cơm áo sinh nhai  đâu có đùa chơi với người nghệ sĩ.  Thế nhưng, buổi cuối năm, nhìn đứa con thơ , để hy vọng một ngày mai sáng tươi hơn không lửa gai không  còn những vở tuồng đời nhạt nhẽo vai  hề, những vai trò không muốn mà phải diễn

 

“ ngủ đi con hỡi mai khôn lớn

đời sẽ bình yên không lửa gai

trong vắt hồn con nguyên khối ngọc

lương xuân đời chẳng khép vòng tay

nhìn con giây phút lòng tan biến

những chuyện ân thù, chuyện đắng cay

tiếng bạc đời cha gieo đã lỡ

chiều tà khôn gỡ nước cờ sai

trắng tay  nhìn lại còn con đó

hy vọng đời cha mẹ kiếp này

tăm tối căn phần cha đã chịu

cánh hồng con hẳn sẽ xa bay

ngủ đi con ngủ cho yên giấc

cha ru con bằng hơi rượu say

cha ru con bằng lời thống khổ

trong nhục nhằn mê sảng đêm nay…”

 

Tuổi bốn lăm, nỗi sầu đời như đang chín.  “ Đêm cuối năm uống rượu một mình” như rớt xuống từ đỉnh cao  những hư vô của năm tháng, của nỗi mênh mang phù ảo của đời người.  Thơ buồn, như dằn vặt trong óc,  trong tâm những đau xót của một thời vong thân trong cơn lốc mịt mù thời thế.  Thời gian dài những hành trình vô định, nhìn ngược nhìn xuôi thấy như mình làm người đi lạc giữa phong ba, để cơn gió quất vào người , dồn tất cả những cay đắng  thành vết sẹo vết hằn chưa kín miệng. Thơ lục bát, lại có giọng bi phẫn cảm khái của những bài hành biên tái xa xưa.  Biển cảm tính đầy ắp để trôi dạt trên đó những rung động của âm ba đồng vọng lại từ thiên cổ nào, quen thuộc mà vẫn lạ lùng, tủi thân mà vẫn cao ngạo. Thơ , không có tiếng than mà sao đầy u  uất như  một góc  phương trời nào chuyển gió.

 

“ Rượu mời ta rót cho ta

Bạn gần không tới bạn xa chưa về

Rót nghiêng năm tháng vào ly

Mắt nheo bóng xế tay che tuổi buồn

Rót đầy băng giá cô đơn

Rót thao thức nhớ rót hờn giận quên

Thôi , đừng . Thôi hãy nằm yên

Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào..”

 

Có người bảo sao thơ cổ điển, nghe mang mang phong vị của thời Đường Tống cũ càng nào! Có một khuôn dáng nào để thơ bị khóa chặt trong giam hãm…Mỗi người một ý nghĩ , tùy  theo cảm nhận,  theo ý thức riêng. Với tôi, dù nghe như man mác quen quen ấy của ngày xưa đồng vọng về, những vần thơ ấy vẫn làm tôi xao động , vẫn làm tôi cảm được cái lạnh lẽo của  buổi chiều đầy mây đầy gió của chàng tráng sĩ qua sông thuở biền biệt xa nào.  Cũng như, đọc thơ Thanh Nam,  lại nghĩ đến những hào sảng của Nguyễn Bắc Sơn,  những hài hước nhưng đớn đau tự diễu mình của Cao Tần,  những mênh mang cảm khái của Tô Thùy Yên,…

Ừ , có phải dường như  một lúc nào đó tôi tự nhủ với tôi, như Thanh Nam  đã tự ru mình , khúc ca lý  của một người luôn luôn buồn bã:

 

“Hỡi ta ngày xế năm tàn

Rượu mời sao chẳng rót tràn xót htương

Ngủ say , mai sớm lên đường

Đấu trường lại múa dăm đường võ quen

Ta ru ta khúc ưu phiền

Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào..”

    

Phải rồi:” Bốn mươi lăm tuổi rồi đây. Lá xanh còn được bao ngày phù du? Rót đau thân thế mơ hồ.Nửa khôn ngoan thức , nửa rồ dại mê.Ngó  đời lăn lóc vòng xe. Rã rời xích chuyển , ê chề bánh xoay .Ngó lui hun hút đêm dài.Những xuân đã lánh , những đời đã xa…” Phải rồi, nỗi buồn đã chín , đã làm chất rượu lên men, để cay đắng phủ vây, để cuối năm một  mình ngẫm suy và trăn trở với sầu riêng vời vợi. Tôi đọc những câu thơ, rồi thấy như mình bị lôi vào một không gian hun hút nào , mà ở đó, những bất đắc ý trong đời như muốn làm ngợp giác quan, làm dại tê thần kinh, làm xoáy mòn tim óc …

Đến “ Thơ xuân đất khách”, nỗi buồn chín nẫu. Năm mươi tuổi , rời bỏ quê hương . Năm mươi tuổi , heo hút cuộc đời nơi đất lạ.   Sài gòn, đời sống cũ , ban bè xưa chợt ẩn chợt hiện trong đời sống ấy.Dằn vặt triền miên, con người như phân vân giữa không thực và có thực, giữa những cái đã mất và cái tưởng còn.Sống , để mà tồn tại, để trôi đi những lạc bến xa bờ.

 

“.. trôi dạt từ đông sang cõi bắc

Hành trình trơ một gánh ưu tư

Quê người nghĩ xót thân lưu lạc

Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du

Thức ngủ một mình trong tủi nhục

 Đêm dài chân mỏi bước bơ vơ

Giống như người lính vừa thua trận

Nằm giữ sa trường nát gió mưa

Khép mắt cố quên đời chiến sĩ

Làm thân cây cỏ gục ven bờ

Chợt nghe từ đáy hồn thương tích

vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa..”

 

Con tàu biệt xứ trôi hoài mỗi đêm. Những nỗi dắn vặt theo đuổi từng giờ từng phút.  Thơ, thành tiếng thở sâu trong lồng ngực , nín. Thơ, như tiếng gọi nào đó để bấu víu vào , cho được sống còn, cho  nỗi sầu như rặng núi xanh biếc kia cứ hoài hoài mù mù dáng khói.Người lưu lạc,  không còn lưa chọn , đành có một độc đạo để đi, dù là con đường Sạn Đạo gập ghềnh hiểm ác.

 

“ .. Chấp nhận hai đời trong một kiếp

đành cho giông bão phũ phàng đưa

đầu thai lần nữa trên trần thế

kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ

đổi ngược họ tên cha mẹ đặt

học làm con trẻ nói ngu ngơ

vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi

thân phận không bằng đứa mãng phu

canh bạc chưa chơi mà đứt vốn

cờ còn nước đánh phải đành thua

Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng

Nghĩ đắt vô cùng giá tự do..”

 

Ba bài thơ. Ba cảnh sống . Chung một nỗi niềm của một thời đại  kéo dài những cơn khói lửa. Làm người Việt nam đã khổ mà làm người nghệ sĩ cầm bút viết văn lại khổ hơn. Tâm hồn họ  với cảm xúc cực nhạy , như sợi giây đàn căng quá độ chỉ chờ lúc đứt. Mà , cuộc đời này, biết bao nhiêu chuyện , biết bao nhiêu cảnh đời làm dây thần kinh cảm nhận cứ rung mãi rung hoài  trong tần số cực cao, để ngôn ngữ thăng hoa theo cảm tưởng, để truyền đi những tín hiệu   văn chương để sau này, khi lớp hậu sinh lón lên có thể mường tượng được những nỗi niềm cha ông trao gửi lại..

 

Nhà thơ Nguyên Sa, khi viết về bạn mình, tác giả Đất Khách đã viết :

“.. bạn có kỷ niệm này về lớp học tuổi thơ không? Thày giáo lớp nhất cho bài luận: “ Nếu phải lạc vào một hoang đảo và chỉ được mang theo một cuốn sách thôi. Bạn sẽ mang theo cuốn sách nào. Tại sao? Khi còn là sinh viên, tôi muốn mang theo những platon, những Descartes, những Kant, những Sartre.. Lúc còn tả xung hữu đột trong trường văn trận bút, trong cái thời chỉ nhìn thấy chính mình, tôi chọn không ngần ngại.Thơ Nguyên Sa. Nhưng hôm nay, nếu phải làm sự chọn lưa tuổi thơ, tôi sẽ mang theo Đất Khách. Bởi vì tôi tìm thấy ở đó hẻm Sáu Lèo, chợ thái bình, nhà in Nguyễn Đình Vương, tìm thấy ở đây cao ốc Mai Loan, hồ tắm thủ Đức. Tôi tìm thấy Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, thấy Tuấn, thấy thủy , thấy thành , thấy Từ , thấy Việt. Và tôi mở Đất Khách ngâm lớn:

 

Thôi hãy vào đây tránh gió mưa

Những lòng hoang dai mộng bơ vơ

Đêm nay ta đốt sầu lưu lạc.

Trong khói men nồng hạnh phúc xưa”

  

Thanh Nam tên thật là Trần Đại Việt sinh ngày 26 tháng 8 năm 1931 tại Nam Định, và từ trần ngày 2 tháng 6 năm 1985 tai Seatle. Ong là phu quân của nhà văn nữ Túy Hồng.  Trước 1975, ông viết báo và có lúc là  một người trong nhóm chủ biên tạp chí Hiện Đại, với  Nguyên Sa , Thái Thủy, Trịnh Viết Thành,… Sau 1975, ông cư ngụ tại Seatle và làm chủ bút nguyệt san Đất Mới , một tờ báo văn học có rất sớm ở hải ngoại và tuổi thọ cũng khá lâu. Tập thơ “Đất khách” là một tuyển tập thơ duy nhất của ông, tuy không nhiều về số lượng   bài thơ nhưng là một trong những tập thơ tiêu biểu cho văn học Việt Nam hải ngoại…