Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐÊM NGHE DẾ GÁY

 

NGUYỄN TRUNG DŨNG

 

Buổi chiều ông ra công viên ngồi đọc báo. Thời tiết ấm áp của một ngày đầu mùa Thu, có gió heo may, có nắng cuối Hạ. Vẫn cái ghế đá nơi ông thường ngồi, ông ngồi ở đó với tờ báo mở rộng. Tin tức đăng tải trên những cột báo, có nhiều tin làm ông bận tâm. Khủng bố vẫn còn tiếp diễn, vẫn lan rộng trên toàn thế giới. Những vụ nổ bom giết người hàng loạt. Những vụ bắn sẻ gây kinh hoàng ở vài tiểu bang. Những đe dọa chiến tranh sẽ bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Iraq khó còn tránh khỏi. Nhìn về mảnh đất quê hương, vẫn chẳng có gì khác ngoài những chuyện tham nhũng, thối nát, cửa quyền. Khi mắt đã mỏi với những hàng chữ in trên báo, ông thôi đọc để nhìn phong cảnh và phố xá hai bên công viên. Đường với xe cộ, với khách bộ hành, với “light rail” và xe bus qua lại nhộn nhịp. Vào giờ tan hãng xưởng, lưu thông thường tấp nập và ồn ào với tiếng động cơ máy nổ. Không những thế, khoảng năm mười phút, ông lại thấy một chiếc máy bay hạ thấp cánh, hướng mũi về ngả phi trường. Từ bầu ống phóng phản lực, nhả ra hai luồng khói trắng và âm thanh khỏa xuống dãy phố có những tòa cao ốc chọc trời. Cũng bởi tiếng động đó, những con hải âu đang đứng nghển cổ trên bãi cỏ, hoảng hốt vỗ cánh bay lên loạn xạ. Và bầu không khí xáo động đã tạo ra những cơn gió bất thường, thổi những tàng lá cây trên đỉnh ngọn cây het ngả rồi nghiêng.

Ở một nơi không xa góc phố, sát khu công viên, ông thấy một đám đông đang đứng xếp hàng. Đó là những người vô gia cư đến nhận lãnh khẩu phần thực phẩm vào cái giờ ấn định. Giờ phát cho bữa ăn buổi tối. Họ không gây ồn ào, không vô trật tự. Họ kiên nhẫn đứng và kiên nhẫn đợi nhân viên cơ quan mở cửa, khi tới giờ mở.Ở San Jose đã trên 10 năm, ông thấy khí hậu và thời tiết thích hợp với người già. Đông dân gốc Á Châu, có lẽ cũng vì lý do đó mà đông. Đã không có tuyết, có bão lụt, có động đất, tiểu bang nơi ông ở chỉ họa hoằn mới có giông gió hay mưa bão. Và giông gió hay mưa bão đến nhanh và đi cũng mau.Thấy phố xá đã lên đèn, ông cầm tờ báo đứng lên để về. Ở khu nhà xã hội phát bữa ăn tối cho người vô gia cư đã không còn có ai đứng đó. Họ đã đi đâu kể cả những con chim hải âu cũng đã biến mất. Đường phố chính, những cửa tiệm sáng với những ống điện quang. Những tòa nhà cao ốc cũng sáng từ những ô cửa sổ. Xe cộ qua lại thưa. Chiếc “light rail” kéo dãy toa bò trên đường ray tiến về đường số 1. Ở trạm đón khách, người đứng đợi xe không nhiều. Và khi tầu ngừng nơi bãi đỗ, cửa mở cho khách lên xuống, cửa đóng với tiếng chuông leng keng lúc bánh tiếp tục lăn.Dưới một bụi cỏ trên lối đi, ông bỗng nghe thấy tiếng gáy. Tiếng gáy của một con dế. Ông không tin tiếng đó là tiếng gáy của một con dế. Nhiều năm sang đất Mỹ, tuyệt nhiên ông không nghe thấy tiếng dế gáy bao giờ cả. Mà có dế đâu mà gáy. Thuốc xịt trừ sâu bọ côn trùng, bờ bụi cây cối, dế, cào cào, châu chấu, bọ ngựa cũng hiếm thấy. Không như ở quê nhà, cứ có cỏ, có bụi cây là có châu chấu, cào cào. Cứ có hang hốc, khe kẽ gạch là có dế đá, dế cơm, dế mèn. Buổi tối nhọ mặt người, chúng thi nhau gáy. Ông đứng nghĩ ngợi và không tin ở đôi tai. Ông cứ bảo thầm làm gì có dế. Nhưng có dế thật. Một con dế đang gáy như một anh xẩm mù ngồi cò cưa cây đàn gáo dưới trăng. Con dế núp dưới một bụi cây hoa cúc. Hoa cúc mầu vàng óng ả. Ông chẳng cần đến hoa cúc. Con dế làm ông mê mẩn người. Thò tay xuống dưới bụi cây, ông vạch cỏ. Đã thấy con dế thò đầu với hai cái râu vểnh trong một cái hốc cây. Nó đứng thản nhiên nhìn ông. Không chạy. Không sợ. Nhưng đã im gáy. “Nào. Chú dế dễ thương. Chú có chịu về với ta không. Về nhé”. Ông nói như nói với một đứa cháu. Mà đứa cháu ông nói nó không biết nói như ông. Nó không là người. Nó là con vật không nói tiếng người. Nhưng lạ, khi nghe ông nói thế, con dế đã bò lên bàn tay xòe ra của ông. Đấy là nó chịu về với ông.Rời khu công viên, ông già đi dọc vỉa hè phố với con dế. Nhà ông ở khu chung cư. Căn ông thuê có hai phòng. Phòng cho vợ chồng đứa con. Phòng cho ông. Mười năm sang Mỹ, ông ở đó như cây cối mọc rễ, ăn sâu. Thấy được cho là được. Thấy đủ cho là đủ. Không nhìn ngang nhìn dọc. Không nhìn trên nhìn xuống. Không muốn vọng động đầu óc lôi thôi. Riêng quá khứ trong óc ông thì như cái lu đầy những nước. Múc hoài, nước vẫn đầy.Chủ dãy phố lầu người Mỹ không ra Mỹ. Mụ là dân tạp chủng lai căng. Vì thế, đoán Mỹ không ra Mỹ, Mễ không ra Mễ. Mụ dễ tính nếu người ở thuê chi trả tiền sòng phẳng. Mụ khó tính nếu người ở thuê ký check trễ hay check không tiền. Đối với ông, tử tế và đàng hoàng là hai cái ông trọng kính và gìn giữ. Ở cho ra ở. Sống cho ra sống. Thế là được.Chung cư mang hai số nhà nhưng cùng một dãy. Dãy này đâu mặt dãy kia. Phòng có hơn hai chục phòng. Người có người Tầu, người Việt, Mễ và Mỹ. Sáng đến, kẻ đi làm, người di đây đi đó, nhà cửa, phòng ốc như bỏ hoang. Ông không có ai là hàng xóm. Gặp nhau trên đường hành lang thì gật đầu nếu là người Việt, “hello” nếu là Mỹ Mễ. Ngay không ra phố, ông nằm mọp ở giường. Nghe radio, coi TV, đó là thời gian hai đứa con rời nhà đến hãng làm. Cửa mở lúc rạng sáng, cửa đóng lúc hoàng hôn có bóng tối thẫm đặc, đó là lần mở và đóng của các con ông đi và về. Đó cũng là lúc ông thức dậy ngồi với ly cà phê và chuẩn bị vào giường nằm lúc tới giờ ngủ. Mùa mưa kéo cái lạnh đến, kéo sa mù về, chứng đau khớp xương làm hai chân ông rêm buốt. Tưởng tủy trong ống quyển nhiễm độc sinh dòi, dòi gặm nhấm đục khoét gây ra buốt rêm.Từ ngày có thêm con dế đem về làm bạn, ông thấy căn phòng có vui hơn nhờ tiếng gáy của nó. Còn không, nằm miết sinh bệnh, tai nghe miết tiếng tích tắc của cái đồng hồ treo tường hay tiếng tóc tóc của vòi nước rỉ nước ở trong nhà tắm cũng sinh bệnh. Bệnh khổ não phiền muộn nó khó chữa trị và nặng hơn cả bệnh đau răng, viêm cuống họng. Và, tiếng dế gáy đã làm ông thấy thích thú như một người ưa nghe nhạc.Nhưng cũng có lúc, lúc nửa đêm, con dế bỗng gáy và đẩy đưa ông đi vào quá khứ. Quá khứ của một thời ông sống ở vùng quê, buổi nhá nhem tối trên cánh đồng không mông quạnh, tiếng dế thi nhau gáy, tiếng ễnh ương chão chuộc kêu ộp oạp, tiếng côn trùng kêu ri ri. Rồi còn cả tiếng chó sủa ở đâu đó làng bên vọng về. Lúc nằm mê thấy mình như Lưu Nguyễn nhập thiên thai trở về làng nước thì vui. Nhưng thức dậy, ông ngơ ngẩn nhớ và tiếc như mình đánh mất một đồ vật quí giá không gì thay thế được.Sáng ông vẫn ngồi ăn sáng với miếng bánh mì và ly cà phê sữa. Mất vẫn mắt ông nhìn con dế bò quanh quẩn ở góc mép bàn. Nó đã quen với ông, với cuộc sống của nó, với nơi mà nó hội nhập. Nó đứng rũa cánh mài râu, chùi miệng, nhìn ông với cái nhìn như muốn nói với ông về điều gì. “À, ông già gật đầu bảo, ta hiểu. Có phải con nhớ nhà không: Con nhớ cái hốc cây nơi công viên có phải không. Này con. Ở ngoài đó chẳng ấm áp gì. Sao bằng đây được. Ở ngoài đó lạnh và mưa, sao bằng đây được.” Cánh con dế hơi rung rung nhưng không phát ra âm thanh của tiếng gáy. Con dế không gáy. Nó như đứa trẻ vòi vĩnh không được thỏa mãn. “Này con. Ở đây với ta. Rồi một mai ta về lại quê hương ta, con sẽ theo ta về bên đó. Bên đó con có nhiều bạn bè. Con sẽ hát cùng bạn bè trên cánh đồng cỏ, nơi ruộng rẫy vườn tược lúc tối trời. Và con sẽ thấy một vầng trăng. Vầng trăng sáng và tròn như một cái đá bạc”. Cánh con dế lại xòe ra nhưng không gáy. Điệu bộ đó làm ông hiểu rằng, nó hiểu ông nói, bực dọc thay vì vui.Vào đúng lúc ông già mải mê trò chuyện với con dế, người con dâu và con trai trở về. Nghe ông bố nói lải nhải bên trong phòng, cô vào gặp chồng bảo:“Này anh. Bố điên rồi”.

“Bậy nào. Sao em lại nói vậy”.“Em nói vậy vì thấy bố ngồi một mình ăn nói lung tung. Nếu bố không điên thì ma quỉ ám bố rồi”.“Để anh coi. Không lẽ bố lại như thế”.Bước sang phòng riêng của ông bố, đứa con đứng rình nghe. Bên trong im lặng. Khẽ đẩy nhẹ cánh cửa, người con thấy ông bố nằm trùm chăn ngủ. Đúng lúc đó, ngứa cánh, con dế gáy.Khép cửa phòng để bố ngủ, người con lặng lẽ bước ra. Vừa cười vừa nhìn vợ, đứa con trai nói với vợ: “Bố đang ngủ có nói gì đâu. Tai em nghe sao mà em bảo bố ngồi lảm nhảm. À, bố có nuôi một con dế”.

“Thảo nào. Mấy hôm nay em nghe thấy có tiếng dế. Rõ ràng là tiếng dế gáy ở trong nhà. Té ra cụ bắt dế để nuôi”.

“Em không cần bận tâm đến chuyện đó. Kệ ông cụ thích nuôi gì thì nuôi. Tội nghiệp bố từ ngày mẹ nằm xuống, bố sống một mình, bố buồn nuôi dế cho vui cũng được” .Họ sau đó đã quên chuyện ông bố và con dế.Vào nửa đêm, ông già chợt thức. Cơn mưa buổi chiều mưa phùn ngớt hạt lúc nhá nhem. Lúc ông tỉnh cũng là lúc vầng đăng thượng đỉnh. Trăng ngày rằm tròn và sáng. Ánh sáng vẽ hình thù những con vật bò trườn trên bức tường phòng. Đúng lúc ông nhớ đến con dế. Con dế nằm trong cái hộp sắt chật chội kín mít không thấy vầng trăng. Nếu con dế thấy vầng trăng con dế sẽ bung cánh gáy. Phải cho nó thấy vầng trăng và gáy khi thấy tháng. Cùng với ý nghĩ ông nghĩ, ông đem cái hộp dế ra bàn rồi mở nắp. Con dế chui ra. Cọ cẳng, so râu, cánh rung, nó gáy lên một tiếng. Rồi vụt một cái, dế búng mạnh đôi càng bay về phía cửa sổ mở. Đứng ở đó, con dế lại gáy. Gáy vừa dứt, cánh con dế dang rộng để bay vào khoảng không ở bên ngoài. Ông già tay bấu lên bờ cửa, nhìn theo con dế bay lẫn vào ánh sáng của vầng trăng.