Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

DẠY CON TRÊN ĐẤT MỸ

 

CHU TẤT TIẾN

 

Bữa hổm, trong một cuộc tranh luận về cách dạy con ở trên đất Hoa Kỳ này, một vị từng là một thức giả khi còn ở Việt Nam gay gắt nói:

- Sang đây rồi mà còn giữ cái phương pháp dạy con cổ hủ ở quê nhà mãi? Vất mẹ nó đi?

- Vậy sao? Vất mẹ nó đi rồi thì bố nó lấy cái chi mà xài cho lũ nhỏ?

- Thì cứ theo văn minh, văn hóa người ta mà áp dụng! Ai sao mình vậy? Nước người ta đứng đầu văn minh nhân loại này rồi, tiến bộ xa hơn Úc, Anh, Pháp cả nữa thế kỷ! Văn hoá người ta chắc chắn là hơn văn hoá mình.

- Vậy sao? Thế, văn hoá người ta là gì?

- TỰ DO! Văn hoá Mỹ vẻn vẹn có hai chữ ấy mà thôi. Ai muốn làm gì thì làm, muốn chửi cả bố Tổng Thống lên, cũng không ai làm chi được.

- Còn vấn đề dạy con cái thì sao?

- Để cho chúng Tự Do chứ còn làm sao nữa! Chúng muốn học ngành nghề gì, muốn tương lai của chúng ra sao cũng đừng có xía vô. Chúng khôn hơn lũ già mình nhiều. Có thể chúng làm thợ sửa xe, làm anh bán xe hơi, làm bi-di-nét, hay làm bác sĩ, luật sư... gì đó thì tự chúng chọn lấy, theo đúng sở thích của chúng. Đừng có ép chúng nó học những nghề mà chúng không thích. Không có gì hay hơn là Tự Do.

- Nói y chang lời... Bác! Ở lại Việt Nam thì lây giọng cán bộ sang đây thì lây giọng Mẽo? Mà là mẽo hôm-lét, mẽo xì-ke, Mẽo i-tờ-rít, chứ không phải Mỹ chính cống.

- Mỹ chính cống thì khác với mẽo cái gì? Chỉ tưởng tượng?

- Người Mỹ chính cống thì khác với Mỹ...lai. Mới ở đây có hai chục năm đã biến chất một trăm phần trăm rồi, không còn chút gì là Việt Nam hết. Xấu hổ quá !

Nghe cuộc tranh luận trên đây thì thấy có nhiều điều mà bà con ta còn cần nghiên cứu kỹ lắm. Cả hai phe đều có sơ hở.

Trước hết, là hai chữ TỰ DO? rất nhiều người lầm tưởng hễ cứ nêu lên chiêu bài TỰ DO thì phải là Tự Do Tuyệt Đối! Trật lấc! Hàng triệu triệu người đã nhầm tưởng như vậy trong các cuộc cách mạng trước đây mà cuộc cách mạng đòi Tự Do nổi tiếng nhất thế giới vẫn là cuộc cách mạng 1789, phá ngục Bastille xong là dân Pháp nghĩ rằng kể từ giờ phút đó, họ đã được hoàn toàn tự do, thoát khỏi ách nô lệ của một chế độ quân chủ chuyên chế tàn bạo. Nhầm to! Sau khi hai chữ Tự Do được gào thét trên các quảng trường, thì dân Pháp bước vào một giai đoạn khủng hoảng chính trị, không có ai lèo lái chính thức, nên lại có những tay đầu cơ Tự Do đứng ra nắm quyền, mà lần này còn tàn bạo gấp mấy lần chế độ cũ nữa. Máy chém được lê đi khắp nơi, chặt hết đầu quân vương, quận chúa rồi thì chặt đến bà con thân thuộc, rồi chặt cả những người đi làm công, hoặc có dính dáng là gia nhân, đầy tớ, những người thuộc tầng lớp đã từng bị bóc lột, ai cũng có thể bị rụng đầu cả! Không khí nghẹt mùi máu người? Đầu lâu nhiều quá phải bỏ vào bao bố, chất đầy cả kho, thành ra lại phải cử ra một hai người trách nhiệm chuyên canh giữ kho.. đầu lâu? Riết rồi, ai nghe đến hai chữ "Tự Do" là kinh hoàng, bởi hai chữ này mà không đi kèm chữ nào khác thì có nghĩa là hoang dại, là thú rừng, là dã man, là vô chính phủ. Nhiều chính trị gia lão thành thường nói: "Thà là sống dưới chế độ chuyên chế còn hơn sống dưới chế độ tự do, vô chính phủ!"

Đến năm 1917, sau khi cuộc cách mạng đòi Tự Do của những người Xã Hội Chủ Nghĩa Nga sô hoàn toàn thành công thì đất nước Nga đã rơi vào một hoàn cảnh giống y như nước Pháp xưa, nghĩa là mạng người được coi thấp hơn thú vật. Thay vì máy chém thì dùng súng, dùng gướm. Hơn 10 triệu người dân Nga đã biến thành hồn ma vì hai chữ Tự Do tuyệt đối này. Cũng cùng trong thập kỷ, cuộc cách mạng của Trung Hoa, vì nhân dân ham hai chữ Tự Do quá xá, nên sau khi thành công, đã đưa gần 30 triệu người về âm phủ. Chém, bắn, đập, đánh, chôn sống, treo cổ... đủ hình thức, miễn là có hai chữ Tự Do! Con trai con gái được tự do luyến ái, đẻ tùm lum, riết rồi thành ra một xã hội ngợm, đa số là những kẻ khát máu, hoang tưởng, rồi truyền sang nước ta làm thành cuộc cách mạng vô sản, chết thêm cả triệu người nữa.

Bởi vậy, khi nghe đến những chữ Tự Do Tuyệt Đối, là người ta lạnh mình. Thế thì đến đây, một câu hỏi được đặt ra là tại sao nước Mỹ là một nước Tự Do vẫn sống hoài, sống mạnh? Ấy? Ấy! vấn đề là ở chỗ Tự Do nhưng là TỰ DO CÓ NGUYÊN TẮC? Muốn mua bao nhiêu xe, muốn chạy xe ở "lên" nào cũng được, nhưng cấm sang "lên" bậy. Lỡ gặp phú-lít là rồi đời! Fri-uê trơn bóng, cho chạy líu lo, không phải trả tiền, nhưng coi chừng tốc độ. Vượt quá hạn định là ca bài "Ô kê tích két" liền một khi! Rượu bia bán thả dàn, góc đường nào cũng có, nhưng nếu uống mà lái xe có nồng độ rượu cao thì "tủ ờ" ngay. Con trai con gái còn học Trung Học tha hồ xem phim "xếch", nhưng lạng quạng mà cậu nào làm dính một em dưới tuổi thành niên, thì "Ô-hô Ai-Tai" ngay, hai mươi niên là ít. Hoặc là sau khi coi phim "xếch xiếc" mà chất không được, đi kiếm em nào ở Gò Vấp hay Ngã ba Chú Iá, thì cũng bị bỏ bót. Anh muốn lấy mấy vợ cũng được, nhưng không được lấy hai bà cùng một lúc. Bà muốn hưởng trợ cấp của ông chồng cũ rồi đi chơi linh tinh thì tha hồ, nhưng không được rình rang làm đám cưới với ai khác... Nói chung lại, thì Tự Do ở đây là Tự Do có nguyên tắc.

Như thế, giáo dục con cái để sống tốt đẹp trong xã hội này cũng có nhiều nguyên tắc:

1- Không thể tạo cho con cái ý nghĩ là chúng được Tự Do Tuyệt Đối. Đại đa số bố mẹ ở đây chiều con tối đa, chỉ có một số nhỏ thì còn “ờ biu”, nghĩa là còn đợt con tá lả. Với những bố mẹ cưng con, thì con đòi gì là cho nấy: quần áo, sách vở, đồ chơi, "gêm" mua cả đống. Nhiều bố mẹ thì lo đi cầy hoặc lơ là để cho con xem ti vi suốt buổi, chơi "gêm" suốt ngày, mà không để ý đến con xem phim gì, có thuộc loại cấm hay không, "gêm" có bạo lực, xếch xiếc hay không.. (Ở những khu nhiều người Việt mình, đôi khi thấy có những em trai hay gái 11, 12 tuổi đạp xe đi qua những phố vắng cả sau 9, 10 giờ đêm? Bố mẹ đó chắc dư con, mất vài đứa cũng không sao?) Khi con đòi đi "pạcti", đi “đết ting”, nghĩa là đi tìm bồ, thì cũng chiều con (hoặc vì sợ con) mà cho đi liền. Thằng con trai muốn làm đầu tóc dựng ngược lên, đứa con gái muốn nhuộm xanh lè, đỏ khé cũng đều được. Cô nương mới mười lăm tuổi, đòi đi làm "neo", mẹ vội xì tiền ra. Sau đó, là sơn môi thâm xì, móc vòng vào mũi... Tóm lại, bố mẹ đã tạo cho con ý tưởng là chúng có Tự Do Tuyệt Đối, trên đời này, chúng muốn gì được nấy. Thế thì, đến khi chúng đòi hút thuốc, bố mẹ mới giật mình, cấm đoán, lúc đó là đụng chạm! Một là bố chịu khó đi vào tiệm mua thuốc cho con hút, hai là con bỏ nhà đi! Chọn đàng nào? Thằng con trai một hôm đưa một đứa con gái hở hang về nhà, bố mẹ giật mình, cản lại. Đụng cái rầm! Cô con gái cưng mới mười ba tuổi rưỡi bắt đầu nôn oẹ, bố mẹ gầm lên! Đụng chạm! Kết quả là đại đa số các trường hợp đụng chạm là gẫy, con cái đang phom phom phóng trên xa lộ, từ nhỏ chưa hề được thông báo là sẽ có vụ cản đường, bỗng dưng bố mẹ nhẩy ra lù lù chắn lối, thì cả hai đều mất mạng. Bố mẹ sẽ mất con, con cái thì mất tương lai.

Vậy, có nên áp dụng Tự Do tuyệt đối không? Dĩ nhiên là không rồi! Nhưng làm thế nào mà vừa cho con Tự Do vừa giáo dục con được? Đơn giản thôi. Con muốn đi "pạcti", giải thích mãi mà con vẫn không nghe thì ra điều kiện: bố mẹ sẽ đưa con đi, sẽ đón con về, đúng giờ, đúng giấc. Nếu con sai hẹn, thì cúp nhiều tiện nghi khác. (Người mỹ gọi "grounded") Con chỉ được xem ti vi sau khi làm bài xong, chỉ được chơi "gêm" vào cuối tuần. Con không thể qua nhà bạn chơi mà không xin phép bố mẹ, cũng như phải được phép bố mẹ người bạn kia. Hẹn đúng giờ đến, phải hẹn đúng giờ về. Muốn mua "gêm" hả? "Gêm" gì? có bạo lực, có đổ máu tùm lum, có xếch không? (Có những "gêm" tập cho trẻ đi hãm hiếp gái điếm xong rồi giết chết!) Thưởng cho con quà chỉ khi nào con học hành giỏi giang hoặc có cái cớ gì đấy, và không thể cho con mọi thứ mà con đòi. Tại sao lại phải son môi thâm xì? Tại sao lại phải cho con đi làm "neo", đi xỏ vòng vào mũi, vào lưỡi? Nhuộm tóc xanh đỏ có lợi gì cho việc học không?

Tóm lại, giải thích và hạn chế là phương pháp giúp cho trẻ biết rằng ở đời không có tự do tuyệt đối, ngoài ra lại còn trách nhiệm phải chịu nữa.

2- Theo dõi và chia xẻ với con cái những niềm vui, nỗi buồn ở trường, ở nhà.. Có những ông bố bà mẹ suốt ngày theo con, trừ lúc con ở trường mà thôi. Con về nhà là hỏi thăm xem con hôm nay gặp chuyện gì vui, chuyện gì buồn. Con học bài, gặp khó khăn, bố lại chỉ dẫn, nếu bố cũng bí, thì kiếm người khác giúp. Thằng nhỏ được phần thưởng ở trường, bố mẹ cũng cho con phần thưởng ở nhà. Con lỡ học kém thì giúp đỡ con, khuyến khích con, chứ không mắng chửi làm mất danh dự con. Thấy con có bạn đến nhà thì tiếp đón vui vẻ, rồi chờ cơ hội hỏi thăm con về người bạn đó để đóng góp ý kiến. Ngược lại, có những ông bố cổ lỗ sĩ quá đáng, thấy con bị "D" là gào lên, la hét như giặc tới nhà. Nhiều ông cấm con không được có bạn trai, dù con đã 18, 20. Có bà mẹ thấy con mang bạn gái không có nhan sắc hay học kém thì liền dè bỉu, chê bai. Nghĩa là cứ suy bụng ta ra bụng con cái, bắt chúng phải theo ý mình. Lúc con vào đại học, nhiều người ép con học theo nghề mình thích làm chúng học ná thở không vô. Phương pháp này xưa quá rồi, không thể áp dụng ở đây, vì khi chúng đã lớn, chúng sẽ "lẳng lặng ra đi, không cần mang vali...”

Nói chung, làm bố mẹ bên Mỹ này là một nghề rất căng thẳng, đúng ra phải theo học một khoá huấn luyện để lấy bằng tốt nghiệp rồi mới cho cưới nhau (?) Thật ra, cũng có các khoá Dự Bị Hôn Nhân mở tại các nhà thờ, tuy nhiên, lại chưa có khoá dạy làm bố mẹ? Với những bậc bố mẹ đã trung trung rồi mới qua Mỹ, chưa có dịp sống lâu để nghiên cứu cách giáo dục con cái ở những gia đình khác, thì chỉ xin cứ giữ mấy chữ này là đủ: TÌNH THUƠNG PHẢI DỰA THEO KHOA HỌC, TỰ DO PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC. Có thế mới mong tạo được một gia đình đầm ấm, hội nhập vào xã hội mới trong khi vẫn giữ tinh thần Việt Nam.