Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CÓ PHẢI

NỖI LÒNG TẾ HANH?

 

TRẦN ANH LAN

 

 

Tế Hanh nhà thơ khá nổi tiếng cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận... và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.

Bài thơ được nhiều người biết Quê Hương, mô tả làng quê tác giả, một làng chài lưới với tất cả vẻ mộc mạc hồn nhiên của người dân qua ngòi bút của ông. Những dòng tâm tư thuở thiếu thời, nét rung động chân thành một nỗi buồn man mác, một chút nhớ bơ vơ, bàng bạc, lâng lâng:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá...

(Quê Hương)

Rồi sáng ngày lưu lạc, thoáng nghĩ về, nhớ về:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi

Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Quê Hương)

Sinh ra và lớn lên từ đó, nỗi ràng buộc với quê hương nghèo, ta hãy nghe tác giả nặng trĩu những ưu tư khi con tàu rời ga:

Những ngày nghỉ học tôi hay tới

Đón chuyến tàu đi đến những ga

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt

Lòng buồn đau xót nỗi chia xa

..............

Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu

Ngàn đời không đủ sức đi mau

Có chi vương víu trong hơi máy

Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.

(Những Ngày Nghỉ Học)

Tình gia đình, những luyến lưu quyện mãi vào nhau như không muốn rời. Nỗi lòng của tác giả nhớ về "chiếc rổ may" của mẹ ngày nào khi chiếc áo rách sờn vai thấm lạnh:

Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi

Cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi

Và trên chiếc rổ mùi thơm cũ

Như tấm lòng thơm của mẹ tôi

...............

Mẹ ơi! Chiếc áo con đà rách

Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ vá dùm con thấy lạnh

Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

Điều tôi muốn nhắc về Tế Hanh ở đây không phải những bài thơ thuở thiếu thời của ông trong tập HOA NIÊN mà là bài thơ "Vườn Xưa".

Đây là bài thơ chất chứa nỗi niềm, thân phận của một người qua giai đoạn oan nghiệt của chế độ.

Trong tạp chí NGUỒN số 4-2004, nhà thơ Diên Nghị có đề cập đến bài thơ "Vườn Xưa" nầy như sau:

"Năm 1966, tạp chí Văn Nghệ tại Hà Nội, số mùa Xuân đăng bài thơ "Vườn Xưa". Sau khi lên báo, bài thơ được bàn tán xôn xao này nọ trong giới yêu thơ, khiến trùm văn nghệ miền Bắc, ông Tố Hữu phê phán gay gắt, ra lệnh thu hồi tạp chí và truy tìm tác giả.

Trở về hối chánh chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến Tết Mậu Thân tại Sài Gòn, ông Phạm Thành Tài, giảng viên môn văn trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội đã được Bộ Chiêu Hồi hướng dẫn đến nói chuyện với quân dân trên 4 vùng chiến thuật tháng 10 - 1968.

Nhân dịp đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đồn trú tại Pleiku, ông phạm Thành Tài kể lại chuyện này, và mãi đến nay cũng chưa có ai nhận là tác giả của bài "Vườn Xưa".

 

VƯỜN XƯA

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc

Hai ta ở hai đầu công tác

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

 

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa

Như mặt trăng mặt trời cách trở

Như sao Hôm, sao Mai không cùng ở

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như sen mùa hạ, cúc mùa thu

Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn

Em theo chim đi về tháng tám

Anh theo chim cùng với tháng ba qua

Một ngày xuân em trở lại nhà

Nghe mẹ nói anh có về hái ổi

Em nhìn lên vòm cây gió thổi

Lá như môi thầm thì gọi anh về

Lần sau anh trở lại một ngày hè

Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt

Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt

Nước như gương soi lẻ bóng hình anh

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc

Hai ta ở hai đầu công tác

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

(1957)

Đọc bài thơ không biết bao nhiêu là dấu hỏi - ngang trái - vùng không gian tĩnh lặng, khu vườn xưa chứng tích: "Chiều Xuân em có về hái ổi" em về nhìn lá như môi thì thầm gọi khi cơn gió thoảng qua. Rồi ngày Hè "em có về bên giếng giặt". Anh trở lại soi bóng hình mình, chợt thấy cô đơn. Chứng nhân là bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc không thể nói rõ Xuân nào, Hè nào. Một thoáng về của cả hai chợt đến, chợt đi chờn vờn đuổi bắt. Cùng trên một đất nước đến nỗi nào không một dòng thăm hỏi, không một lời nhắn gọi - Người mẹ là chứng nhân, là tượng đá? Tôi đọc lại nhiều lần rồi nhận được thư anh Tạ Cự Hải cũng là người Quảng Ngãi. Theo anh, 28 năm về trước:

"Tôi nhớ dạo ấy vào dịp Giáng Sinh tôi có mua tờ báo Đất Mới do hai anh Vũ Đức Vinh và Nguyện Văn Giang chủ trương tại vùng Seattle WA, và một tờ báo khác nữa của anh Lê Tất Điều ở Cali mà tôi không nhớ tên. Tôi không nhớ rõ là tờ báo nào đã kể câu chuyện sau đây về bài thơ "Vườn Xưa". Tôi vội lục tủ sách và đã tìm ra bài thơ nầy, vì thấy hay tôi chép vào trang giấy trắng đầu tiên của một cuốn sách Giáo khoa Kỹ thuật về ngành Cao học tôi đã theo đuổi 28 năm về trước.

Ngày tôi chép bài thơ là January 07, 1977 tại thành phố Moscow nơi có trường Đại học Idaho.

Có một thanh niên Việt Nam vượt biển từ miền Bắc Việt Nam sang Hồng Kông rồi đến định cư tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Anh mang theo một bài thơ tên "Vườn Xưa" của tác giả PHÙNG QUÁN cùng với lời nhắn nhủ của người cha hiện còn trong tù Bắc Việt. Cha của anh là một thợ in ấn hành tạp chí Văn Nghệ tại Hà Nội trong đó có đăng bài thơ "Vườn Xưa" của tác giả Phùng Quán. Mặc dù tạp chí bị tịch thu và bài thơ bị cấm phổ biến, nhưng vì quá yêu thích bài thơ nên cha anh vẫn giấu bài thơ nầy và lén chuyển cho con trai để sau nầy có dịp phổ biến. Vì việc làm nầy mà người cha đã vào tù và người con phải bỏ nước ra đi".

Sau đó có ý kiến của Chị Bích Huyền - xướng ngôn viên đài VOA. Theo chị thì đó là bài thơ của TẾ HANH và chị đã giới thiệu bài thơ nầy trong chương trình Thơ Nhạc VOA cùng với nhạc phẩm "Trên Ngọn Tình Sầu" của Từ Công Phụng - Du Tử Lê đều là tâm sự của những người trong cuộc chiến từ hai phía.

Tiếp theo, nhà thơ Cung Diễm cũng cho biết tác giả "Vườn Xưa" là Tế Hanh.

Gợi tính tò mò, nhớ lại cách đây 2 năm, tôi có nhận được tập thơ Nỗi Niềm của Đông Thủy Trần Đại Xá - em kế nhà thơ Tế Hanh. Thực ra đây chỉ là một tuyển tập thơ của nhiều thế hệ trong gia đình, trong đó có bài Vườn Xưa của Tế Hanh được phổ nhạc bởi tiến sĩ âm nhạc Trần Thế Bảo, em út Tế Hanh.

Sau đó tôi có liên lạc với ông Trần Đại Xá hiện ở Hartford, Connecticut và chị Trần Hoàng Thơ, con ông Trần Đại Xá để biết rõ hơn hoàn cảnh nào bài thơ trên ra đời và vì sao lập lờ, đánh lận tên tác giả. Hình ảnh đuổi bắt, trốn chạy của 2 vợ chồng trong thơ.

Tế Hanh người quê Đông Yên, xã Bình Dương (trước 1975 là Bình Thủy) huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Thân phụ của ông tên Trần Tất Tố, có 4 người con:

Trần Phố (Trần Tế Hanh) sinh năm 1921.

Trần Đại Xá, sinh năm 1924, hiện ở Connecticut, Hoa Kỳ

Trần Vị Hảo: 1931-1969.

Trần Thế Bảo, tiến sĩ âm nhạc, hiện ở Sài Gòn.

Trước năm 1945, số học sinh từ Quảng Ngãi ra Hà Nội học không mấy người; riêng tại thôn Đông Yên, Tế Hanh cùng người anh họ là Trần Hoàng đều học ở Hà Nội và cùng lấy vợ quê Đà Nẵng - Quảng Nam.

Vợ Tế Hanh là Bùi Đặng Phụng, con gái của ông bà Phán Độ, Đà Nẵng. Bà có người anh là Bùi Đặng Hà Phan và người em là Bùi Đặng Hà Đà. Ông Bùi Đặng Hà Phan là giáo sư văn chương và chết vì bệnh trước năm 1954. Ông Bùi Đặng Hà Đà là giáo sư Anh văn, sau năm 1954, dạy Anh văn tại Nha Trang.

Sau năm 1945, Quảng Ngãi thuộc vùng kháng chiến Đà Nẵng thuộc vùng Pháp (vùng tề). Sự qua lại khó khăn song giới con buôn vẫn lén lúc qua lại trao đổi hàng hóa (hàng ngoại Việt Minh rất cần). Thời đó có câu:

Đầu phòng đá lửa

Ruột chửa ka-ki

Chửa tại Nam Kỳ

Về Tam Quan đẻ.

Nôm na là hàng nhập từ Nam Kỳ (Quảng Nam), xuống ga xe lửa Tam Quan (Bình Định). Thực ra thời ấy xe lửa biến thành xe gòn, nhờ sức đẩy của con người cho tàu chạy trên đường "ray" chứ không có máy kéo.

Kết hôn với nhà thơ Tế Hanh được một thời gian, Bùi Đặng Hà Phụng lâm bệnh. Nơi quê chồng (Quảng Ngãi) thiếu phương tiện, thuốc men nên Hà Phụng lẩn vào nhóm người buôn bán về lại nhà cha mẹ (Đà Nẵng) để chữa trị. Đây là cơ hội duy nhất trong sự sắp đặt có âm mưu của cộng sản nhằm để chia cắt tình vợ chồng của Tế Hanh từ đó. Được điều động vào làm công tác văn nghệ tại Bình Định, qua sự mối lái, chỉ đạo của Đảng, Tế Hanh kết hôn với cô chủ tịch phụ nữ Bình Định tên là Yến.

Rồi hiệp định Genève ký kết chia đôi đất nước. Tế Hanh cùng người vợ sau tập kết ra Bắc. Hà Phụng về Đà Nẵng chữa bệnh biết mình có thai, và sinh được bé gái đặt tên là Ý Nhi.

Sự việc nầy gây tai tiếng cho gia đình ông Phán Độ, vì thế nên bà Phán Độ đã tìm mọi cách ra cho được Hà Nội gặp Tế Hanh để giải quyết vấn đề. Tế Hanh chỉ có một lời xin lỗi. Bà Phán Độ thất vọng về lại Đà Nẵng. Sau nầy, Hà Phụng lập gia đình với một giáo sư dạy sinh ngữ tại Đà Nẵng.

Trừ tập thơ đầu tay HOA NIÊN của Tế Hanh trước năm 1945, sau nầy đọc một số bài thơ của tác giả, bài Vườn Xưa quả thật là một bài thơ mang nỗi niềm tâm sự được viết vào năm 1957. Cùng thời gian nầy, tác giả có bài thơ Chiêm Bao:

Chiêm bao bừng trở giấc

Biết là em đã xa

Trên đường một tia sáng

Biết là đêm đã qua...

Ban ngày công tác bận

Ban đêm dành nhớ em

Ban ngày ở miền Bắc

Ở miền Nam ban đêm.

 

Dầu anh đâu, em đâu

Hai ta vẫn gần nhau

Giấc chiêm bao đêm trước

Soi sáng cả ngày sau

Rồi bài thơ Em Chờ Anh:

Em chờ anh không nghĩ đến thời gian

Trước vẫn tưởng hai năm rồi gặp lại

Bây giờ đây nước nhà còn chia cắt

Em chờ anh không kể Bắc hay Nam...

Một số bài thơ của Tế Hanh viết vào năm 1956, 1957 mối tình ẩn hiện, bàng bạc vấn vương thuở ban đầu luyến lưu hình ảnh người con gái tư sản ở miền Nam. Cũng vào thời gian nầy, phong trào NHÂN VĂN GIAI PHẨM ra đời tại miền Bắc, bài Vườn Xưa không có trong Nhân Văn Giai Phẩm và nhất là văn nghệ sĩ từ Nam ra bắc không có một ai trong nhóm đó. Đến năm 1966, tạp chí Văn Nghệ ở Hà Nội xuất bản có bài Vườn Xưa và bài nầy có nghi vấn là của Phùng Quán.

Phùng Quán là một người trong nhóm NHÂN VĂN bị trù dập tơi bời mà người trù dập ông không ai khác hơn là Tố Hữu, cậu ruột của Phùng Quán.

Một bài thơ phải nói là xuất sắc của Tế Hanh, tác giả không để tên mình có phải sợ mang họa vào thân? Sau nầy Tế Hanh có đôi bài thơ còn mang chút luyến lưu cũ - khó mà quên tình xưa song lại lòng thòng một vài câu đến quái gở như trong bài Cái Giếng Đầu Làng:

Cái giếng đầu làng. Cái giếng đầu làng

Em như kỷ niệm trong như ngọc

Một mảnh hồn tôi ở miền Nam

Bọn giặc Mỹ rải đầy thuốc độc (?!)

(1963)

Sau đó, những bài thơ của tác giả đã xa rời hồn nhiên, lãng mạn, ưu tư năm nào, phải chăng ngòi bút phải bị uốn cong để người đời ghép vào loại "văn nô" cùng với Chế Lan Viên?

Thực ra từ mối tình đầu của Tế Hanh để có bài Vườn Xưa, chuyện tình trong hàng vạn chuyện tình đã xảy ra vào thời ấy. Lập kế tách vợ chồng giữa giai cấp tư sản, trí, phú, địa, hào biến đối tượng tình yêu thành kẻ thù:

Anh đã trót yêu con địa chủ

Quá yêu rồi dứt bỏ sao đành

Đêm khuya trằn trọc năm canh

Không sao dứt nổi mối tình vấn vương.

..........

Biết bao kẻ nghèo hèn đói khổ

Đổ mồ hôi cho nó ăn không

Kẻ thù giai cấp công nông

Mà anh lại nỡ sống chung sao đành(!)

Biết bao đám cưới vội vã một đêm, một tuần...

Lấy nhau vừa đúng mười hôm chẵn

Và chỉ mười hôm e thế thôi!

(Đỗ Tấn)

Rồi người chồng lập kết ra Bắc hẹn hai năm trở về, tạo sự chờ đợi của người vợ, nhân đó cộng sản lập cơ sở nằm vùng tiếp kế phá nát chính quyền miền Nam.

Bằng mọi cách đánh phá, đôi khi ra mặt, nhưng mãi ngấm ngầm từ vật chất lẫn tinh thần lũng đoạn giới cầm bút - chụp mũ, vu khống, tạo nghi ngờ lẫn nhau, ngón đòn thâm độc ấy còn hiện hữu mãi cho đến ngày nay trong giới cầm trong nước và ăn lan ra đến hải ngoại.

Là kẻ hậu sinh thấy xót xa cho thân phận Tế Hanh, vào những ngày cuối đời nằm hôn mê khi không dùng ngòi bút gượng đứng dậy dù chỉ một phút thoáng qua hay là có mà tôi chưa được đọc. Nhớ ngày ở tù (1980), tôi được đọc mấy dòng của Tố Hữu khi viếng mộ Nguyễn Du:

"Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương

Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng"

Và gần đây đôi dòng của Phạm Duy Hiển, tiến sĩ vật lý, cũng quê Quảng Ngãi, ghi lại về mấy lời đối thoại giữa ông ta và Phạm Văn Đồng được đăng trong tập kỷ yếu của trường Nguyễn Nghiêm năm 2003:

Lời Phạm Văn Đồng: "Thế anh nói đi! Anh có nhận xét gì, tôi luôn háo hức nghe những chuyện như thế lắm"

- Dạ, quả là dân ta sống tốt hơn nhiều sau mấy năm đổi mới!", chưa kịp nói tôi đã bị ngắt lời "Nhưng đó chỉ là một vế. Bên vế kia, mọi thứ khác cũng leo thang: tham nhũng, thói hư tật xấu tàn phá môi trường, kẻ giàu nứt đố đổ vách, người nghèo xác nghèo xơ..." và nếu anh nghiên cứu được thì cũng nên viết ra, mà nầy... nếu có ý định công bố thì hãy cẩn thận đấy nhé". (Thì ra Phạm Văn Đồng cũng biết sợ chính guồng máy của mình!)

Lần sau Phạm Duy Hiển đến thăm:

Lời Phạm Văn Đồng: "Này, gần đây tôi đâm ra thắc mắc. Kinh Thánh bảo vũ trụ và con người sinh ra từ cát bụi và sẽ trở về với cát bụi". Anh là người nghiên cứu cấu trúc vật chất, hãy cho tôi biết bao giờ thì con người sẽ trở về với cát bụi?"

Và rồi Phạm Duy Hiển viết tiếp: "Tôi vẫn chưa viết xong những gì đã hứa với cụ nhưng bây giờ viết ra có ai đọc?" vì Phạm Văn Đồng đã mất...

Một Tế Hanh (hiện vẫn còn hôn mê từ trên 3 năm), Chế Lan Viên và những văn nghệ sĩ khác trong nước đã đến cõi về hoặc có người còn ngụp lặn trong thiên đàng xã hội chủ nghĩa có được chút tự do nào diễn đạt ý nghĩ của mình? Bao người cầm bút hiện nay ở Việt Nam đã phải chịu bao nhiêu ngõ ngách để có được một bài viết đăng lên báo? Con ngáo ộp cộng sản vẫn bị ứng với tự do báo chí!

Đã có mấy ai can đảm như Trần Dần khi hạ bút viết:

Tôi bước đi không thấy phố, thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!

Hoặc như Phùng Quán trong mấy câu nầy:

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không bảo yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không bảo ghét thành yêu

Đã 30 năm cưỡng chiếm miền Nam được gọi là đổi mới, thì số phận của những người cầm bút theo lời của nhà văn Dương Thu Hương: "Trong một chế độ độc tài toàn trị như hiện nay ở Việt Nam, nhà văn chỉ có 3 thái độ: một là tự kiểm duyệt mình để viết né tránh chạy theo thị hiếu thấp hèn, hai là viết tô hồng để các quan hài lòng, ba là viết nhưng không công bố."

Và nhà thơ Nguyễn Duy:

Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng,

Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn!

Tội nghiệp thay cho những người như Tế Hanh, Chế Lan Viên... chỉ vì một chút tham sinh úy tử phải uốn cong ngòi bút để người đời mỉa mai. Mãi đến cuối đời như Phạm Văn Đồng chưa dám hé mở lời trối trăn thực với lòng mình !...

Than ôi! Kẻ gian ác lại sống lâu... Kẻ bị đọa đày chờ cho hết kiếp người, kiếp mình thì:

"Chờ cho hết kiếp còn gì là thân"

TRẦN ANH LAN