Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CHUYẾN TÀU

 

XUYÊN TRÀ

 

Tiếng còi tàu, hụ từng hồi, đã đánh thức ông Mẫn dậy. Bên ngoài những tia nắng ban mai lọt vào khung cửa.Ông lấy kiến đeo mắt mang vào, rồi nhoái nhìn ra  bên ngoài như cố thu nhận hết những hình ảnh trên  cánh đồng đang trải dài ra trước mặt. Điếu thuốc đầu  ngày làm cho ông tỉnh táo lạ thường. Ông Mẫn nhìn đồng hồ, đã 8 giờ sáng. Ông cẩn thận bước xuống khỏi chiếc giường nằm trên tàu mà đứa cháu ông đã mua vé cách đây một tuần. Ông làm một vài động tác để thư giản gân cốt rồi tìm đến toa phục vụ ăn uống.

Khách trên tàu cũng đã bận rộn với những dịch vụ đầu ngày. Ông gọi một ly càphê sữa nóng. Không khí buổi sáng mát dịu và gío từ những cánh đồng lùa vào làm cho ông quên đi những mệt nhọc qua một đêm chòng chành trên tàu.

-Xin lỗi, tôi có thể ngồi ở đây ?

Ông Mẫn quay đầu lại, phía sau là một người đàn ông trên sáu mươi, da ngăm đen, cũng mang kiến như ông và trên đầu đang đội một chiếc nón cối. Phản ứng tự nhiên ông nhích vào, nhường một chỗ cho người mới đến.

-Mời ông.

Câu trả lời ngắn gọn, không có gì niềm nở cho lắm.

Con tàu tốc hành đang trườn mình qua những núi đồi phía tây Quảng Nam. Đột nhiên người đội nón cối đưa tay chỉ về một ngọn núi ở phía xa và miệng nói những gì không ai hiểu...Hình như ông ta đang trở về kỉ niệm một thời xa xăm nào đó. Ông quay ngườilại hỏi ông Mẫn:

-Ông vào thành phố Hồ Chí Minh ?

-Không, tôi đi Sài Gòn

Cuộc đối thoại nhát gừng, không mấy thân thiện, khôngkhí nặng nề kéo dài cho đến khi ông Mẫn đánh rơi viên thuốc xuống sàn tàu thì người kia đã nhanh tay nhặt lên rồi trao lại cho ông Mẫn với nụ cười xã giao:

-Ối giời ơi, ông bạn cẩn thận nhé

-Cám ơn ông, chừng tuổi nầy tay chân chậm chạp, vụng về lắm rồi.

Ông Mẫn sửa lại thế ngồi và có dịp nhìn kỷ người bạn đồng hành, rồi lấy bao thuốc lá từ trong túi áo:

-Mời ông dùng với tôi một điếu.

Hai người cùng châm lửa, phà những ngụm khói vàng đục và hình như để chuộc lại sự thiếu tế nhị của mình lúc ban đầu, ông Mẫn khơi chuyện trước :

-Hình như ông có tâm sự? Vừa rồi thấy ông nhìn lên ngọn núi và...?

Ông Mẫn chưa nói hết câu, thì người đội nón cối đưa tay ngăn lại, ông ta rít một hơi thuốc dài, ho từng tiếng khô khan, rồi hỏi ông Mẫn:

-Theo ông cuộc đời nầy có gì đáng nhớ ?

Bị hỏi một câu bất ngờ với một người xa lạ, không phải chiến hữu, không phải đồng hương cũng chẳng phải họ hàng thân thích, sau một vài giây im lặng, ông Mẫn vén tay áo lên, chỉ vào vết sẹo dài trên cánh tay rồi nói:

-Tôi chỉ có cái nầy, mang theo suốt cả một đời chưa chắc đã quên được.

-Ông bị thương ?

-Đúng.

-Ở chiến trường ?

-Đúng, trong một trận giao tranh ác liệt ở vùng Gò Nỗi thuộc tỉnh Quảng Nam vào khoảng tháng 3 năm 1974.

Ông Mẫn cảm thấy mình hơi vô duyên, bộc bạch quá sớm tâm sự và gợi lại những ngày tháng đau thương trong quá khứ của mình trước một người không quen biết, ông kéo cao cổ áo và đưa tay đập đập vào ngực mấy lần như cố trấn áp một cơn đau từ buồng phổi làm ông khó chịu.

- Tôi đã trả lời câu hỏi của ông rồi, còn ông?

- Người bên cạnh gỡ chiếc nón cối ra khỏi đầu, đặt lên 

bàn, đưa tay chỉ về những dãy núi ở phía xa đang mờ nhạt trong màn sương :

-Ở đó, một quê nhà, một kỉ niệm và một phần thân thể tôi đã gởi gắm trên mảnh đất nầy hơn 30 năm về trước.

Ông ta ngừng lại một vài giây, rít một hơi thuốc thật dài rồi không đợi ông Mẫn hỏi gì thêm, ông ta bắt đầu kể thao thao bất tuyệt về những năm tháng khổ cực, gian nan của đời mình trong lúc chiến tranh ở quê nhà, có lẽ ông đang thực sự trở về thời niên thiếu đầy bất hạnh, đôi mắt ông chùng xuống, giọng nói trầm buồn, nhất là khi mới mười sáu tuổi đã theo đoàn thiếu niên rời Quảng Bình vào Nam chiến đấu và sau đó ông  được bổ sung quân số cho Tiểu Đoàn V.25 Thuộc Tỉnh Đội Quảng Đà.

Rồi tiếp tục những ngày tháng ác liệt ở chiến trường, nhiều khi đơn vị phải sơ tán, tải thương, sắn không có đủ mà ăn , căn cứ thường xuyên bị đánh bom ngày đêm, nhưng thảm bại nhất  là trận xáp lá cà với lực lượng Địa phương quân Quảng Nam tại Gò Nỗi vào khoảng tháng 3/1974, đơn vị chỉ còn 1/3 quân số, riêng ông bị thương nặng phải chuyển lên căn cứ HònTàu, cuối cùng phải cưa một chân và để lại một phần thân thể trên vùng núi Quảng nam.

Ông thở dài, cuối xuống xăn một ống quần và chỉ cho ông Mẫn xem một cái chân bằng gỗ.

Hai người tự dưng nhìn nhau, khựng lại một vài giây. Hồi tưởng lại thời gian, địa điểm, diễn tiến trận đánh phù hợp nhau từng chi tiếc, hai chiến tuyến kẻ Bắc người Nam hận thù nhau ngoài mặt trận, thương tích đầy người, sau 30 năm lại ngồi bên nhau trên cùng một chuyến tàu, mái tóc đã điểm sương, ngỡ ngàng, cõi lòng se thắt...

Để phá tan bầu không khí ngột ngạt, chìm lặng trong dòng suy tưởng, ông Mẫn đưa tay vỗ nhẹ vào vai người bạn đồng hành:

Chuyện đã qua. Chúng ta chỉ là nạn nhân của các trò chơi đầy thế lực. Hãy nghĩ đến máu xương của cả hai miền đã đỗ xuống một cách vô ích, hận thù rồi cũng có lúc phải ngồi lại với nhau. Trước đây tôi có bao giờ nghĩ đến một ngày nào đóhai chúng ta lại gặp nhau trên chuyến tàu như

thế nầy đâu...

Ông Mẫn ưỡn người, hình như các khớp xương lưng trong thời kỳ lão hoá đang chờ đợi một sự tiếp sức nào đó.Ông thọc tay vào túi quần lấy chai thuốc, mở nắp, bỏ một viên vào miệng.

-Chưa đầy một tiếng đồng hồ, tôi thấy ông uống thuốc hai lần ?

-Tuổi già bây giờ sống nhờ thuốc ông ạ. Bác sĩ khuyên tôi  dùng hai loại thuốc khác nhau, mỗi thứ ba viên trong một ngày. Nói xong ông chìa lọ thuốc cho người ngồi bên cạnh rồi giả thích : một loại là cao huyết áp, loại kia trị đau thấp khớp.

-Ối giời ơi, tôi cũng bị 2 chứng bịnh nầy giống hệt như ông Đã trên 20 năm rồi, uống thuốc Nam chẳng thấy thuyên giảm chút nào. Ông nghĩ coi, bây giờ về hưu, chút đỉnh tiền không đủ sống, lấy đâu mà thuốc với men.

Ông Mẫn quay người lại, bây giờ thực sự ông mới nhìn kỹ hơn người bạn đồng hành, nghĩ đến mình cũng vừa mới retired ở quê người được vài tháng, con cái góp chút ít tiền để về thăm lại quê hương, định mệnh khiến xui hai người mà cách đây trên 30 năm ngoài mặt trận như 2 kẻ

tử thù, bây giờ cùng ngồi trên một chuyến tàu xuôi Nam tuổi đời và bệnh tật có khác gì nhau.

Ông Mẫn tính trong đầu, thuốc của ông đủ dùng tới 30 ngày nữa, nhưng chỉ còn 7 ngày thì ông trở lại Hoa Kỳ, ông quyết định lấy mỗi thứ 21 viên gói vào một miếng nylon bỏ vào trong túi, còn lại ông trao cho người bên cạnh

-Tôi sắp qua lại Mỹ,thuốc tôi tính vừa đủ dùng. Ông đừng ngại lấy một ít dùng thử. Đây chỉ là tâm ý của tôi. Xin ông đừng từ chối. Vừa nói ông Mẫn cố nhét 2 chai thuốc vào tay người miền Bắc.

-Cám ơn ông nhiều lắm. Ông đã có lòng thì tôi nhận. Rồi nói tiếp:

-Xin lỗi ông, nãy giờ quên hỏi quê ông ở đâu, qua Mỹ bao lâu rồi?

-Tôi người Đà Nẵng,

Tháng tư năm 75 tôi đi tù, đến cuối năm 1986 tôi được thả về, vị chi là trên 10 năm trong trại, đến năm 91 gia đình tôi sang Hoa Kỳ, mãi đến hôm nay mới trở về thăm lại quê nhà.

-Ông thật may mắn và hạnh phúc

-Cũng đủ sống qua ngày. Bây giờ chỉ nhờ vào trợ cấp của chính phủ.

-Còn tôi, chắc ông đã hiểu, sau ngày hoà bình, trở về quê chăn nuôi, đất Quảng Bình cày lên sõi đá mà ông, suốt đời ngóc đầu không nổi, thằng con trai đi lao động ở Đài Loan, đứa con gái theo chồng vào Nam lập nghiệp. Ôi thôi ở đâu cũng khổ. Ai cũng bảo tư bản nó bắp lột, nghĩ cho cùng chũ nghĩa Mark còn tệ hại hơn, ông cứ nhìn xem và so sánh sự chênh lệch giai cấp trong xã hội bây giờ thì rõ.

-Ông Mẫn choàng tay qua vai người bạn đồng hành, như muốn chia sẽ một nỗi niềm, một sự thông cảm chân tình rồi hai người bắt tay nhau, mặt nhìn mặt trong ánh mắt thật sâu, có lẽ sự im lặng trong lúc nầy là một thông điệp vô cùng quý giá cho cả hai người.

Con tàu vẫn chạy, bên ngoài từng ngọn nắng đã lên, một ngày mới lại bắt đầu ...