Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CHUYỆN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

 

P. NGUYỄN HỮU DŨNG

 

“30 tháng 4”, Ngày Quốc Hận!!!

30-4-1975, Ngày Đau Thương Trầm Uất Khổ Nhục của cả một dân tộc, dân tộc Việt ngàn-ngàn đời dấu yêu của tôi: Cái ngày con dân Việt Nam không thể nào quên được!

30-4-2005, 30 năm đã trôi qua, 30 năm đất nước tôi, dân tôi quằn quại đắm mình trong khổ ải bi thương dưới ách bạo tàn ác ma Cộng Sản, trong đó có tôi đã sống mà như chết suốt gần 13 năm trong ngục tù nhỏ nhớ đời của cái Nhà Tù Lớn đã giam giữ, kềm hãm và còn kềm kẹp giam hãm cả khối 80 triệu dân ta đến bao giờ.  Đã 5 năm bước vào thế kỷ XXI rồi, Chúa ơi, đến bao giờ, biết đến bao giờ dân Việt chúng con mới thoát khỏi “thảm nạn toàn cầu của Thế Kỷ XX” này.  Viết bài này điều chính yếu là tôi cảm thấy co trách nhiệm phải đóng góp phần nào “Chia Sẻ Cá Nhân” của tôi trong đời “Tù Cải Tạo”, trong công cuộc đấu tranh chống Cộng của toàn dân Việt trong nước cũng như hải ngoại.  Không nhiều thì ít, chắc chắn bài viết chân thành này cùng với vài mẩu chuyện điển hình, độc đáo của nó phải có tác dụng, phải đóng góp được cái gì với dân tộc với non sông.  Mời quý vị đọc, thưởng thức câu chuyện mà tôi dám cam đoan “độc đáo” đi đã (để biết mặt trái của cái-gọi-là-tự-do-tín-ngưỡng dưới chế độ ngụy quyền Cộng Sản nó báng bổ tín ngưỡng, nó đê tiện như thế nào), rồi còn nhiều chuyện đáng đọc tiếp nữa, nói lên cái phi nhân, độc ác khủng khiếp của Cộng Sản đối với người “tù cải tạo”; xin mời:

Ngàn lẻ một những đắng cay, khổ ải, hung hiểm trong ngục tù Cộng Sản thì chắc đã có nhiều bạn tù của tôi tường thuật cả rồi, bây giờ tôi xin “Chia Sẻ Chứng Nhân” câu chuyện sau đây mà tôi nghĩ có lẽ chưa có ai trải qua, ngoại trừ sáu anh em bạn tù cùng “Lao Động Cải Tạo” với tôi tại lò mật ở “K2”, Yên Bái, “Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa” vào đầu thập niên 1980.  Cái gọi là lò mật đây chính là cái lều tranh đơn sơ nơi mấy anh em tù chúng tôi thay phiên nhau lái một nàng trâu nhà ta kéo một cần trục xoay quanh một cái cối ép mía ra nước rồi đem nấu thành mật mía đó thôi.  Chúng tôi “Lao Động Cải Tạo” như thế dưới sự giám sát của một “cán bộ quản giáo” hông đeo súng lục và một “cán bộ quản chế” vai mang súng trường.  Ép mía, nấu mật như thế độ chừng hai, ba tháng thì ruộng mía đã cạn.

Trước khi được chỉ định vào làm tại lò mật này, bản thân tôi cũng như đại đa số anh em “Tù Cải Tạo” khác đói lên đói xuống với ngô, khoai, sắn.  Sắn tức là khoai mì, nhiều cũ chạy chỉ lằn ngang lằn dọc, vàng khè, ăn vào say say đi đứng xiêu bên này đổ ngã bên kia, thảm lắm, tàn hại sức khỏe, làm mòn mỏi thân xác người tù chúng tôi vô cùng; sắn chạy chỉ, sắn say như thế mà tiêu chuẩn phần ăn không đủ no, không đủ mà say mới đau lòng chứ; ba ngày ngô, khoai, sắn mới có một bữa ăn sắn độn cơm mà lượng hạt cơm không đủ che kín mặt củ khoai mì, Chúa ơi.  Đến các giai đoạn thân xác kiệt quệ (anh nào anh nấy cân nặng tới 40 kílo thì còn là khá)  thì tôi được chỉ định vào làm lò mật, vậy là hết đói, hết sợ chết đói rồi, mà sau mỗi ngày lao động còn được mang về trại 1 lon guigoz nước mật, mà nước mật ở trong tù đây đúng là món quà tình cảm, món quà ngoại giao vô giá, món hàng đổi chác thuận lợi).  Nguyên trước đó tôi còn giữ lại được cuốn Nhật Ký, tức là cuốn sổ kinh đọc hàng ngày nhỏ xíu vừa bỏ túi, tôi đọc mỗi tối trước khi ngủ; và, chắc là ăng ten báo cáo rồi, nên một buổi sáng Chúa Nhật kia cán bộ vào trại hỏi tôi:

-Anh có quyển sách kinh? Tối nào anh cũng đọc kinh hả?

Tôi thưa:

-Vâng.

Rồi vào “lán” lấy quyển sách kinh ra trao cho hắn.  Hắn la lên:

-Ai cho phép anh giữ quyển sách kinh này?

-Thưa, tôi là người Công Giáo, tất nhiên tôi phải có sách kinh và đọc kinh cầu nguyện hằng ngày, cán bộ cứ đọc hết quyển kinh này đi, nếu thấy trong sách này có một lời nào, một câu nào dạy con người ta phản dân hại nước, lỗi đức yêu thương thì cán bộ cứ đem tôi ra hành hình, bắn bỏ, tôi không hề oán trách.

-Anh đã có quyền công dân chưa? Làm tờ kiểm điểm!

Thế là tôi viết tờ kiểm điểm dài năm, sáu trang giấy, và lợi dụng dịp này tôi tuyên truyền luôn, tôi hãnh diện “kiêu ngạo năm phút” với hắn ràng trong suốt bảy, tám năm làm sĩ quan cảnh sát tại Saigon tôi chưa hề đụng tới đồng xu, cắc bạc của lính, của dân và cũng trong suốt sáu, bảy năm qua trong các “Trại Cải Tạo” tôi tuyệt không hề vi phạm nội qui, kỷ luật trại, “cải thiện linh tinh”, “Cán Bộ cũng thấy mặc dầu đói, mệt muốn chết, có bao giờ tôi rờ tới lóng mía nào đâu”.  Thế là, cách một tuần sau, tôi được gọi vào làm tại lò mật.  Nếu Chúa không thương, chắc tôi chả sống đến ngày hôm nay để viết mấy dòng này đóng góp, chia sẻ với bà con nhân 30 năm Ngày Quốc Hận.  Tôi hiểu việc Chúa làm, tôi tạ ơn Chúa, tôi nghĩ có khi tôi còn có ngày về, con lành lặn, còn sức khỏe tương đối là vì không phải Chúa chỉ thương tôi mà lòng thương xót của Người thật vô hạn đối với người vợ hiền của tôi đang ngày đêm, năm tháng ngóng đợi mỏi mòn.  Tôi cũng cảm ơn cái anh em nào đó đã làm ăng ten “hại” tôi thật là dễ thương.

Thưa quý độc giả, trước khi là người “Tù Cải Tạo”, tôi cũng như 80 triệu con dân VN đã là người tù VC rồi, từ buổi sáng ngày trần ai đau thương ấy.  Ý tôi muốn xin tường thuật vài hàng về cái giai đoạn trước khi vào nhà “Tù Cải Tạo”.  Sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh trên Đài Phát Thanh, tâm hồn tôi hoàn toàn chán nản rũ liệt pha chút bấn loạn.  Nhà chỉ có hai vợ chồng, không con cái, chúng tôi tất tả gom lại vốn liếng vỏn vẹn 4 lạng vàng lá, cưỡi Suzuki hối hả chạy ra Vũng Tàu.  Đường Saigon lố nhố cờ Vẹm cùng nón cối trên những xe cam nhông, xe Jeep, hai bên đường dân ta khốn khổ ngược xuôi trên xe gắn máy hoặc hớt hải rảo bước trên hè, mặt mày nhớn nhác lo âu như ma đuổi.  Tôi chợt nhìn thấy Võ Toàn Ngân, anh trung sĩ Cảnh Sát Đặc Biệt mới hôm nào còn là tài xế lái xe Jeep đưa đón tôi ra vào Phi Trường Tân Sơn Nhất (Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên).  Bốn mắt nhìn nhau không nói nên lời.  Anh là người lính mà tôi rất thương mến.  Cũng chiếc xe Jeep ấy, cũng trong chiếc áo sơ mi quá quen thuộc, hôm nay anh đang lái xe không phải là chở tôi mà là chở “cán ngố” vào thành, lòng tôi sao nghe buốt giá quá anh Ngân ơi.

“Con thuyền” Suziki cứ “thuận buồm xuôi gió” lướt qua Long Thành, rồi Bà Rịa, rồi cặp bến Xóm Mới Vũng Tàu, không gặp gì trở ngại ngoại trừ mỗi lần chạm mắt mấy “nón cối” là tôi cố làm mặt tỉnh trong khi trống ngực đánh như trống làng, vì mình vừa 33 cái xuân xanh (qua tuổi Tam Thập Như Lập), tướng tá thanh niên xồn xồn như vầy mà đang phóng xe hướng về phía biển, đáng nghi quá.  Ra tới nhà người anh tôi ở Vũng Tàu, hỏi xem có cách nào “ra đi” không, tôi được nghe anh trả lời bằng tiếng “No” thật phũ phàng.

Qua một đêm buốt giá tâm hồn, tôi lái Suzuki ngao ngán đưa vợ trở về, nước cùng chỉ còn biết tự an ủi lấy thân: mình có làm gì đâu, chắc chẳng đến nỗi nào đâu. Trên đường về Saigon, thỉnh thoảng giật mình toát mồ hôi nghĩ lại phận mình sẽ ra sao với cuộc đổi đời này: Bắc Kỳ Công Giáo Di Cư nhé, sĩ quan Cảnh Sát Đặc Biệt nữa chứ, lại còn Phụ Tá Điều Hành Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo & Hành Quân (Chương Trình Phụng Hoàng: Tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng Sản; ghê chưa), rồi còn “biệt phái” Trưởng Ban An Ninh Hộ TỐng Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, 2 Bên, Tân Sơn Nhất.  VC nó đánh giá “biệt phái” là “gớm” lắm.  Ôi thôi, mọi sự phó dâng cho Chúa.

Và rồi “Chạy trời không khỏi nắng, ‘trốn lính’ cũng chẳng khỏi tù”, định mệnh chờ cuối đường: xe về tới Long Thành thì gặp “Nút Chặn” (mà suốt lượt đi hôm qua không thấy).  Xét giấy xong, họ bắt ngồi chờ.  Tình hình này coi bộ không xong rồi!  Tôi, vẫn trong tư thế ngồi bình thường chung với hàng chục người đồng cảnh ngộ, né người về một bên khuất tầm nhìn của “cán bộ”, một tay lần cởi nút quần tây, luồn vào trong túi quần lót cố gắng moi ra 4 “cây” giúi vào tay vợ; rồi thảm não ngồi chờ số mệnh.  Cả tiếng đồng hồ sau, trời đã về chiều, a lê hấp, tôi được hai vị dân quân du kích dẫn giải “vào rừng”, để lại sau lưng “Hiền Thê Nhã Giám” của tôi đứng chết trân bên đường, nước mắt rưng rưng.  Một tên súng trường đeo vai dẫn đường, một tên súng ống sẵn sàng trên tay đi tập hậu sau lưng tôi; còn tôi, một cái xác không hồn lầm lũi bước “Giữa cảnh sơn lâm bóng cả cây già” mà như “gà nuốt dây thun”.  Cái xác lê bước trời chiều ấy thỉnh thoảng lại giật bắn người lên vì tiếng súng nổ sau lưng.  Chúa ơi, con phải làm sao bây giờ? Cầu nguyện và cầu nguyện: “Thằng Bò, Cái Lớn, cái Bé, không, không, anh phải sống”, Chúa ơi, cho con sống, cho con có ngày về nhìn lại vợ yêu.  Trời càng lúc càng nhá nhem tối, như cuộc đời mình giờ đây, bóng tối sụp xuống vừa lúc vài “mái tranh nghèo” thấp thoáng.

Tôi thất thểu vào tới một chiếc “lán” nhỏ, bên trong đã có khoảng chục anh em ta đang bị cùm chân thành một xâu dài dưới nền đất, nằm ngồi lổn nhổn, nhìn tôi với đôi mắt không hồn.  Tôi được lục xét khắp người, được một dân quân dẫn ra phía sau cho “xả xú bắp”, rồi được dẫn trở lại lán, tra chân vào  & cùm, nối dài thêm cái “Que barbecue thịt sống khổng lồ còn nhúc nhích” ấy.  Lần đầu tiên qua một đêm trong rừng, không màng gì tới đói lạnh (mặc dù đã có gì vào bụng đâu: bỏ một bữa cơm chiều rồi), chẳng quản gì tới muỗi mòng (sá gì, niềm đau tinh thần chiếm ngự hết rồi). Vậy, chắc là thoát chết cái đã.  Biết ra sao ngày sau, "Que sera sera!".

Sáng ra, sau khi làm vệ sinh, tôi được cán bộ lủng lẳng súng lục bên hông dẫn đi, đến một mái lều xinh xinh, một mái "lều vắng" hoang sơ (gọi là mái lều vì bốn bề không liếp che), bên trong vỏn vẹn một chiếc chõng ọp ẹp kê sát cột, và cũng lại một chiếc cùm sắt rỉ đen xì đen xịt, đen như cái mõm chó đang chờ tôi.  Tôi lại được thân liền chõng chân liền cùm, được phát cho củ khoai lang luộc, được viết tờ "Quá Trình Hoạt Động".  Trước khi quay lưng đi ra, cán bộ còn chỉ cho thấy mấy dụng cũ tra tấn treo lủng lẵng trên cột, nét mặt đanh lại: "Hãy thành thật khai báo!!" Viết tới viết lui đến xế trưa thì xong, sáu trang giấy, vừa đúng lúc cán bộ đến "thu bài".  Khoảng ba bốn giờ chiều, tôi hồi hộp vô cùng khi cán bộ bước vào lều; nhưng thật lạ, gương mặt anh ta trong sao mà hiền hậu, anh ta tươi cười hỏi tôi:

-Anh là con đỡ đầu của Cha Chân Tín hả?  Tôi cũng là con đỡ đầu của Cha đấy.  Chiều nay tôi đến Cha, anh có muốn viết ít chữ cho Cha không?

Tôi vội viết vài hàng thăm Cha, trình kể Cha mọi sự.  Vậy ra anh là du lích quân miền Nam, có tín ngưỡng.  Suốt chiều tối hôm ấy cho đến cả buổi sáng hôm sau, thật lạ, tôi cứ nghĩ, cứ nhớ đến anh.  Khoảng xế chiều thì anh xuất hiện, anh tới bên tôi kể lại là trưa nay tại Long Thành anh thấy một cô đứng khóc sướt mướt thảm não, hỏi ra mới biết là vợ tôi, rồi anh trao cho tôi túi đồ ăn do vợ tôi gởi; anh cũng nhắn lại lời Cha bảo tôi cứ an tâm.  Sáng hôm sau, vẫn là anh, anh đưa tôi ra Long Thành, anh và tôi, mỗi người một chiếc xe đạp, quanh co trong rừng vài chục phút thì ra tới Huyện.  Qua một ngày nữa, họ trả lại tôi chiếc xe Suzuki và cho tôi về, chờ ngày có thông báo trình diện "Học Tập Cải Tạo".

Ngày lại ngày qua, một tuần lễ trôi qua.  Nhà bị tịch thu rồi, mấy triệu bạc Công Khố Phiếu cũng tiêu luôn, sống trong phấp phỏng lo âu.  Thương cho phận mình, xót xa cho cả người nữa, xin kể một mẩu chuyện nghe cho lòng chua xót nhé.  Buổi sáng hôm ấy, hai vợ chồng tôi vào tiệm phở Tàu Bay, tiệm phổ bình dân này thì khách ra vào nườm nượp, tìm một chỗ trống không phải dễ; may mắn chúng tôi được hai ghế trống, nhìn sang bàn kế bên đông bảy, tám người đang ồn ào nói nói cười cười vui vẻ trong số có một "nón cối" không hề ngẩn đầu lên, cứ cắm cúi ăn, chẳng nói chẳng rằng.  Đương sự làm một hơi hết sạch tô phở "Xe Lửa".

-Làm tô nữa nhé?_người nhà hỏi

"Nón cối" nhà ta cũng chỉ gật đầu:

-Ừ!

Quất xong tô thứ hai, nghe người nhà hỏi:

-Sao, được không?

Hắn phát ra một câu xanh rờn:

-Thế này thì có chết cũng đành.

Tôi nghe mà lòng thật xót xa, thật sự xót xa.  Không bao giờ tôi quên được câu chuyện này.

Một tháng nữa trôi qua. "Nhà Nước" bắt đầu ra Thông Cáo. Cấp Tá được gọi trình diện trước, mang theo tiền bạc, thức ăn, vật dụng đủ dùng trong một tháng.  Nửa tháng sau, tới phiên hạ sĩ quan, binh lính; 3 ngày học tập tại chỗ, sáng đi chiều về, buổi trưa về ăn cơm nhà nữa, khỏe re; đúng 3 ngày mãn học, an tâm ổn định cuộc sống.  Cấp úy?  Chưa đoái hoài đến? Sướng nhé! Chính sách gọi trình diện học tập cải tạo ôi sao mà quá khoan hồng, nhất là rất hợp lý, minh bạch rõ ràng!! Anh em ta nôn nả mong ngóng từng ngày.  Thế rồi, cái ngày trình diện vào tù của tôi cũng đã đến.  Lệnh cho sĩ quan cấp úy trình diện, mang theo thức ăn, vật dụng cá nhân đủ dùng trong 10 ngày, ngày trình diện tôi nhớ là 27 và 28-6-1975 thì phải, trước khi hết hạn một tháng của cấp tá.  Tinh vi là ở chỗ đó, "ma giáo" là ở chỗ đó.  Thế là sốt sắng "vào rọ" hết.  Không sốt sắng trình diện sao được!  Đúng là "trình diện vào tù" như đã nói trên.  Ma giáo ở chỗ "thật là khoa học: 3 ngày tại chỗ, 10 ngày, một tháng"; tinh vi ở chỗ: hạ sĩ quan, binh lính, thành phần chỉ đâu đánh đấy, không quan trọng, không thành vấn đề, thành phần lãnh đạo chỉ huy - cấp tá - chỉ là thiểu số, thành phần cấp úy mới là chính, là nòng cốt, vừa đông đảo, vừa trụ cột của sức mạnh: Hỏi thăm Tá, hỏi thăm Lính, để rồi bẫy Úy trọn ổ vào tù.  Nhớ lại buổi sáng hôm ấy tôi trình diện tại Trường Nữ Trung Học Gia Long, thấy một anh thương binh, Trung Úy chống nạng, cứ nằn nì năn nỉ cho đi học khóa này để rồi sau 10 ngày còn về lo làm ăn sinh sống, nhưng cán bộ nhất quyết cự tuyệt: anh cứ về chờ thông báo sau, anh không thuộc diện đi học khóa này.

Nửa đêm tăm tối, đoàn xe cam nhông chở chúng tôi đến khu phi trường Biên Hòa.  Vào tù mấy ngày rồi anh em mới "vỡ mặt" cả đám.  Ngày hai bữa, làm vệ sinh trại, tập họp điểm danh sáng chiều, hết; 10 ngày học tập lao động cải tạo gì mà kỳ vậy, như thế này rồi sau 10 ngày là được về à?  Bắt đầu hiểu ra, mặt anh nào anh nấy như cái mền, rồi cấp tá hết hạn một tháng chẳng về, rồi hạn 10 ngày trôi qua...

Một hôm ngồi nhìn chúng tôi ăn bữa trưa, cán bộ nói rất là ân cần:

-Từng bước, các anh sẽ được học cách cầm đũa.

Thôi rồi, tôi nghe mà rụng rời, sức nhớ lại Vẹm ăn cơm "trở đầu đũa".  Hỡi ôi, "từng bước"!!Một anh không cầm được buộc miệng kêu lên:

-Mút Mùa Lệ Thủy!

Cán bộ quay sang hỏi:

-Mút mùa nệ thủy nà cái gì?

-Là không biết ngày về.

Anh trả lời, không còn úy kỵ sợ hãi gì nữa, đàng nào cũng "thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi!"  Một anh mạnh dạn hỏi về cái kỳ hạn "10 ngày" và cái kỳ hạn "một tháng" thì cán bộ nhà ta hỏi ngược lại:

-Thế anh phục vụ cho "Mỹ Ngụy" được bao nâu?

-Thưa, gần ba chục năm, từ thời Pháp lận, anh thành thật trả lời.

Cán bộ phóng độc chiêu ra luôn:

-Thế anh nghĩ anh cần học tập bao nâu thì đủ?

Anh bạn tôi mặt mày cứ nghệt ra thôi.  Chẳng ai dám hỏi, muốn hỏi gì nữa.  Biết rồi, khổ rồi.

Sau cái kỳ hạn 10 ngày "chết tiệt" ấy, giời ơi, thời gian sao nó dài lê thê.  "Lương thực, vật dụng mang theo đủ dùng trong 10 ngày" đã cạn.  Ngày ngày bắt đầu được ăn gạo nhà nước, ôi thật không bao giờ tôi quên được cái cảnh đãi gạo này.  Đây vốn là gạo "chiến lược" đã trữ khoảng 10 năm của kho quân lương dành cho du kích quân VC, nay "hòa bình" rồi, quân ta ăn gạo mới ngon lành, còn cái đồ gạo mọt - mọt dính chùm thành từng giây - bằng cách đứng trước gió múc từng lon giơ cao lên vừa quạt vừa đổ xuống nia.  Khoảng 2 tháng trôi qua thật vô vị, thật thê lương.  Một buổi chiều kia, khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc tập họp điểm danh vào lán.  Lán tôi thiếu 2 người.  Hai người anh em từ lúc nắng chiều vừa tắt, căn gần giờ điểm danh, đã ra dãy cầu tiêu công cộng tuột xuống núp dưới hầm cầu nhưng rồi cũng bị "nón cối" phát hiện, bắt nhốt giam vào connex, thật khổ thân cho các anh.

Rồi bắt đầu luồng "sinh khí" mới, khi đám "hàng thần lơ láo" chúng tôi bắt đầu lao động. Thật không thể tưởng tượng: người ta đã lệnh cho tù ngày ngày ra đào xới sân bay (sân bay Biên Hòa) để lấy đất trồng rau, trời đất!! Rồi đào giếng nữa.  Tôi còn nhớ một hôm, thấy anh em dùng một chiếc cuốc cá nhân (một đầu là cuốc, một đầu là xẻng, dùng xong xếp lại được thành 3 khúc rất gọn) cán bộ phát ngôn một câu:

-Ơ cái này đế quốc nó 'cơ động' nhỉ.

Thấy cán nhà ta, thượng úy, nom có vẻ friendly, tôi xã giao một câu:

-Thưa, cán bộ có ghé Saigon chưa?

-Đã!

-Cán bộ có ăn sầu riêng, măng cụt chưa?

-Đã!

Rồi anh còn vui vẻ nói thêm:

-Bây giờ ở thành phố mang tên Bác, tại mỗi ngã tư đường đều có đèn xanh đèn đỏ, dân ta thấy đèn xanh mới qua đường, còn thấy đèn đỏ là dứt khoát ngừng lại.  Các anh được về bây giờ không khéo các anh lạc hậu mất.

Sang tháng sau nữa thì họ bắt đầu mở khóa học tập chính trị, khóa học kéo dài khoảng gần 3 tháng.  Thời gian này đã được phép viết thư về thăm gia đình, nhưng không được tiết lộ địa điểm, chỉ ghi hộp thư thôi, cán bộ kiểm duyệt nội dung thư rồi có gởi hay không nào ai biết.  Chán chết!  Thời điểm này tôi nghe đồn có một anh em nào đó bị nghi ngờ làm antene, đêm ngủ bị xử tử bằng cách đóng đũa vào tai, chuyện chẳng biết có thật hay không, nhưng nghe sao mà buồn thảm quá, thấy bất nhẫn trong lòng quá, nếu lỡ anh ấy bị nghi oan thì sao, thật khổ!  Cán bộ muốn làm cho anh em bạn tù nghi ngờ nhau dễ ợt: Hai anh A và B chỗ nằm kế bên nhau, đang cuốc đất trồng rau bên nhau, cán bộ gọi anh A vào “làm việc” chừng mươi phút, rồi sau đó gọi anh B vào hài tội này nọ.

Khoảng gần một năm thì tù “cải tạo” được chuyển ra Bắc.  Lại di chuyển ban đêm.  Từng chiếc cam nhông bít bùng chở anh em ra Tân Cảng Saigon, lũ lượt leo lên tàu, tay xách nách mang, có anh không may xảy chân rớt xuống sông bị bỏ cho chết chìm luôn.  Cảnh ăn ở trên tàu thật bi đát não lòng!  Đây là khoang tàu chở hàng, cho tù tuột thang suống dưới sâu trong hầm tàu xong rồi, đủ số rồi cũng khoảng trên dưới một trăm thì người ta rút thang lên; tới giờ ăn thì họ dòng giây xuống phát cho mì gói; ở một góc hầm tàu có quây sẵn chỗ cho tù tiêu tiểu vào một cái thùng; thế thôi, còn mọi sự, chỗ nằm ráng xoay sở với nhau, “khéo co thì ấm”.  Có anh may mắn tiên liệu làm sao mà có được chiếc võng mắc vào thành hầm tàu, tàu lắc lư mà không bị say sóng, còn lại đa số bị say sóng vật vờ khốn khổ, có anh suốt hai đêm một ngày dưới hầm tàu nằm riết một đống không ăn uống gì, mấy gói mì gói họ phát cho còn nguyên.  Ban ngày nhìn hướng nắng, đêm xuống nhìn lên quan sát sao trời, anh em đoán được là “chở tù ra Bắc”. Y chang!

Tàu cặp vào Vinh.  Một chiếc thang được thòng xuống, cán bộ hí hửng loan báo:

-Ngày hôm nay các anh đã được đặt chân lên Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa!

Chẳng hiểu cán ngố có suy nghĩ gì chăng khi không một phản ứng, không một đáp lời từ phía bọn tù “cải tạo”.  Chúng tôi im lìm như bóng ma lần lượt lên boong, hít thở không khí trong lành cái đã.  Ôi, Tự Do! Tự Do ơi!

Từ đây, chúng tôi được tập họp lại, lên xe lửa ra Bắc.  Nhóm chúng tôi được lùa lên một toa chở than, khoảng 80 “nhân mạng” khốn-khổ-ngột-ngạt-lúc-nhúc-như-bò-như-heo trong một toa vừa dơ vừa nóng hầm hập, chỉ có gần hai đầu toa là có khung cửa chấn song sắt; xong xuôi cán bộ khóa trái bên ngoài.  Tôi may mắn, được đám anh em tù xô đẩy đẩy đưa thế nào mà lại tới gần chấn song, chỉ còn cách một anh; tôi thường dùng một chiếc quạt giấy lách gần song sắt để đón gió lùa vào; nằm ngồi lổn nhổn, chứ nếu nằm cả thì không đủ chỗ; mới chưa được nửa ngày thì đã một anh vốn yếu sẵn, ngộp quá chịu không nổi, kêu la cầu cứu cán bộ nào nghe, rồi lịm “vào thiên thu” thôi; xe lửa lắc lư ầm ập, khóa trái bên ngoài, đành thôi.  “Trình Diện Học Tập Cải Tạo”, “Khoan Hồng Nhân Đạo” là như thế này ư?  Cảnh này mà lên camera nhỉ?? Rồi cũng xong, tàu chở “tù” qua khỏi Hà-Nội lên tới Hoàng Liên Sơn, đỉnh cao nhất Việt Nam(trên ba ngàn mét) mà suốt mấy năm ở đây không bao giờ tôi nhìn thấy đường chân trời, chung quanh toàn là núi cao, là rừng sâu.

Buổi sáng đầu tiên ở Hoàng Liên Sơn, chúng tôi xếp hàng lãnh phần ăn, nhìn thấy mấy thau vàng vàng trắng trắng lạ lùng, tới gần mới vỡ lẽ là cơm độn bắtp, mới sực hồi tưởng lại từ thời trước 1954 lận dân ta ngoài bắc này vẫn ăn độn (và nay miền Bắc XHCN hơn hai mươi năm sau vẫn tiếp tục thôi).  Bắt đầu làm quen với vắt, đỉa, với muỗi rừng hà rầm.  Sợ nhất là sốt rét ngã nước, tôi chợt nảy ra sáng kiến là nơi đây mỗi lần đánh răng súc miệng bằng nước suối đừng bao giờ khạc nhổ kỹ như hồi ở nhà mà phải giữ lại một vài giọt nuốt vào bụng cho quen thủy thổ đi (phương pháp thuốc chủng đó mà).  Chạy trời không khỏi nắng!  Tôi nhớ lại thời kỳ lội ruộng suốt ba tháng để làm cỏ ruộng.  Dân ở đây vốn là những người vị VC “phân biệt đối xử”, bị “chỉ định cư trú”.  Họ rất cảm thông với tù ở trong Nam ra, họ xót xa nhìn chúng tôi bằng con mắt đồng cảm:

-Khu ruộng này bỏ hoang cả chục năm không ai cày cấy gì được, các anh chớ lội xuống, đỉa lúc nhúc dưới đó nó hút máu rối các anh sẽ bị nhiễm “Xoắn Trùng Vàng Da” qua lỗ chân lông đấy, thứ này nó kỵ nhất là với anh nào hút thuốc lào, chỉ một hai ngày là ói ra máu chết đấy, hút thuốc lào không được lội xuống, tuyệt đối không, phải kiếm cớ từ chối đi.

Đâu có cách nào, tôi vẫn phải lội ruộng, mỗi lần nhào xuống là như kiểu “xung phong”, sẵn sàng quơ cỏ cho lẹ, tới mấy gò xăm xắp nước là hớt hơ hớt hải cúi xuống vuốt đỉa cho lẹ, được con nào hay con đó, rồi lại phải nhào xuống tiếp, hùng hục phóng mau qua tới bờ bên kia, cứ thế và cứ thế.  Chỉ hai ngày sau thôi, lán đội của tôi gần 80 người thì bị sốt rét trên 40 người trong đó có tôi:  Một số anh nghiện thuốc lào bị ói ra máu mà chết cấp kỳ; mấy lán kia cũng vậy, khoảng trên 50% bị nhiễm bệnh; chúng tôi nằm trại hết một tháng, uống ký ninh suốt một tháng, tai ù ù ai nói chuyện hoàn toàn không nghe gì cả.

Chỗ ở cho tù cải tạo là những cái lán mái tranh vách đất, nền đất, chỉ có một cửa ra vào, một lối đi ở giữa, hai bên là chỗ nằm, hai tầng, lằm bằng nứa xẻ dọc làm hai, vừa nằm đau lưng, vừa là ổ chứa rệp, khoảng gần 100 mạng tù mỗi lán, mỗi chỗ bề ngang vỏn vẹn khoảng 40 cm, phải nằm “giáo giở đầu đuôi” mới có chỗ mà thở; cuối lán là mấy ống nứa làm máng cho tù tiểu chảy ra ngoài, và 3 cái thùng gỗ làm cầu tiêu.

“Ở” thì như vậy, còn “Ăn” thì “ăn độn” như đã trình bày ở phần trên.  Lương thực thì cơm độn ngô, khoai, sắn, thực phẩm thì rau luộc cộng ít muối hột, có vậy thôi, ngày nào như ngày nấy; một năm có ba bốn ngày lễ, chỉ vào dịp lễ mới có thịt ăn thôi, mỗi khẩu phần được chừng một miếng bằng 4 ngón tay.  Nói chuyện này ra thật đau lòng, nhưng tôi nghĩ nên nói, cần phải “tả chân” cái cảnh tù tội khổ ải này để vạch ra cái bất nhân trong “ngụy sách” của cái-gọi-là-cải-tạo: Dù ngày ngày chỉ có cơm độn với rau và muối, để giữ công bằng và tình đoàn kết, anh em tù chúng tôi vẫn phải chia phần ăn ra rối bốc thăm hoặc quay số; nhất là dịp lễ có thịt lại càng phải làm như vậy; gay là thảm hơn cả là chia mấy miếng xương, chặt văng lung tung ra đất rồi lượm vô chén. Và cũng xin kể thêm một chuyện đau lòng này nữa:

Phần cơm độn được Trại chia làm 3 hạng A, B, C; B là trung bình, C là phần ăn dành cho những anh “chây nười nao động” đã bị bớt đi để thêm vào phần ăn A thưởng cho anh “tích cực nao động”; như thế Trại không mất gì mà vẫn chơi trò “thưởng phạt” và ma giáo gây chia rẽ đám tù khốn khổ.  Tôi còn nhớ mãi cái lần trong lán tôi có một anh hôm ấy bị ăn hạng C, cả đêm anh cứ khóc lóc rên rĩ van xin cán bộ rủ lòng thương tha cho.  Đói lên đói xuống, cộng với suy dinh dưỡng, mà lao động thì “thi đua” hết đợt này đến đợt khác, viết đến đây mà lòng tôi đau quặn thắt lại, tôi không thê nào quên được hình ảnh anh Q ngày nào từng là lực sĩ đẹp nay “gầy trơ xương như que củi” tới bữa ăn cứ đi quanh sân lượm “tim sắn” mà bỏ vào miệng nhai, bất chấp mọi lời khuyên can của anh em; Về “lao động” tại “Miền Bắc XHCN” thì đại khái: cày, cuốc, lên rừng đốn tre, đốn gỗ, cắt tranh làm nhà, nuôi heo.  Cái thiểu số mấy anh biết cầm cày mà lại sống vững; vừa cày vừa vồ bắt nhái, có anh sau buổi cày được cả lon guigoz đầy nhái, cứ việc đem về nấu cháo, hoặc đơn giản là lột da, mọi bụng rồi thảy vào bếp lò, thơm ngát, thơm lừng.  Có một hôm tôi mục kích anh nọ cắt tranh may mắn bắt được chú nhái, vội bấm ngay đít nó lột da, rồi moi ruột, xong vừa thảy vào bếp lửa thì “nón cối” đi tới, anh tiếc “của” nên quáng quàng chụp trở ra phủi phủi rồi bỏ vào mồm nuốt chửng!  Công việc của tôi thường là lên rừng cắt tranh, đốn tre, đốn gỗ.  Lên rừng chặt tre, đốn gỗ cực nhọc đã đành, còn phải đương đầu với muỗi và vắt,và vô cùng gian nguy vất vả khi vác gỗ xuống những đồi dốc rồi ôm rồi níu kéo gỗ băng qua suối nước chảy xiết phăng phăng.  Một lần tôi bị lăn từ lưng chừng dốc 45 độ xuống tới chân đồi, nằm bất tỉnh một đống.  Có hôm khi về tới đội, ngồi ăn, tình cơ nhìn xuống thấy mấy con vắt đã no nê bằng lóng tay lăn lộn trên cát, tôi vội xoa đùi mới thấy máu me be bét.  Ăn xong, mới lưng lửng bụng thôi, lại tạm biệt gió núi mây ngàn tiếp tục cất bước vào rừng.  Chiều về cả đội ra suối, tuột hết áo quần ra “trở về thời kỳ đồ đá” nom như một bày khỉ đỏ đít ào ào xuống suối; chỉ có 10 phút thôi, vừa tắm vừa giặt, tôi phải chia phiên ra, hôm nay giặt quần thì mai giặt áo.  Băng rừng lội suối và đôi lúc vác gỗ, vác nứa ngang qua nhà dân, có hôm tôi gặp mấy em nhỏ hồn nhiên như thiên thần đứng chờ tôi từ lúc nào, âu yếm trao tặng tôi khi thì mấy mảnh quế, khi thì mấy trái ớt.  Tôi bồi hồi xúc động nhớ lại những ngày đầu mới đến đây mấy em nhỏ thập thò núp trong cửa sợ sệt không dám ra, tôi tươi cười hỏi thì có em trả lời:

-Cán bộ nói tụi cháu không được đến gần các chú, coi chừng đấy, các chú chuyên môn mổ bụng đàn bà xem thai, bắt trẻ con ăn thịt.

Một hôm tôi phải vào rừng lấy củi về cho nhà bếp của cán bộ.  Tiêu chuẩn là gánh về 2 bó thật to.  Mới xong chưa được một bó thì một bác người Tày vẫy tôi vào nhà, tôi ngần ngại không dám, nói là sợ cán bộ, bác ta bảo:

-Đừng sợ, đã có người canh rồi, củi cũng có người chặt cho rồi.

Tôi vào căn nhà sàn cảu bác, làm một bụng nô nê xôi gà, rồi rưng rưng nhìn bác, ấp úng mấy tiếng cám ơn, gánh củi trên vai ra về với lòng xao xuyến.

Họ nuôi “ngụy quân ngụy quyền” “học tập lao động cải tạo” như vậy đó; số tù nhân mỗi trại khoảng trên dưới ba trăm, mỗi sáng ra ruộng cày hoặc lên rừng chặt tre, đốn gỗ báo cáo con số xuất trại đều giảm đi 2, 3 người; khi giảm đến còn khoảng hai trăm thì họ lại làm một đợt chuyển trại, xào qua xào lại.  Ít lâu sau thì tù bắt đầu được “học tập chính trị”, mỗi 3 tháng được viết thư về thăm gia đình kèm theo “phiếu gửi quà”, nhưng không được tiết lộ địa danh của trại, quà gởi không được quá 3 kí lô.  Cái cảnh nhận quà gia đình cũng lắm màn bi đát.  Cán bộ tay cầm gói quà, miệng hỏi tù:

-Ai gởi cho anh?

Biết ai đâu, anh bạn tù kế hết tên người này đến người khác, không trúng, cán bộ dẹp bỏ sang một bên.  Có anh gia tài nhận được mấy hộp sữa, cán bộ khám nghi ngờ khui hết đổ ra thau.  Có anh vào xế chiều nhận được gói quà trong đó có gói “bột ngọt”, “ba chớp ba nháng” tưởng đường cát trắng, nhào xuống bếp nấu chè khoai mì, đến lúc chín nếm thử mới bần thần, bây giờ tiến thoái sao đây, ăn vào thì lủng ruột là cái chắc mà bỏ đi mất cả chì lẫn chài, tiếc hùi hụi.  Có anh nhận được quà chả có món nào ăn được, có ống kem đánh răng Hynos, đang thèm đường quá, nảy sáng kiến bóp ra nếm thử thấy ngon lành, mát rượi, thơm tho, bóp nữa nếm tiếp.

Có chuyện này cũng thật là cảm động: một hôm ngồi nhìn anh em khui quà, chà bông này, đường tán này (quí nhất là đường tán), anh trung úy trẻ kia, lâu ngày thiếu ngọt sinh ra phù thũng, hai hòn dái to bằng hai quả cam, mặt mày rầu rầu, nước mắt rưng rưng, anh cầu khấn “Vái trời cho con ngày mai có được gói quà, cho con có được kí đường”.  Thật diệu kỳ, ngày hôm sau có đợt quà về nữa, anh ấy nhận được gói quà, giở ra trong đó có kí đường tán! Anh ăn mới hết chừng bảy, tám tán đường, hai hòn dái xẹp đi trông thấy, mấy ngày sau xuất trại lạo động như thường.  Có anh nhận được gói quà trong đó có lon guigoz đựng “thịt chà bông”, mở ra ngắm nghía hít hà mãi không đoán ra được là thứ gì, nhón một miếng bỏ vào miệng nếm nếm nhai nhai chả có mùi vị gì cả, cứ như mạt cưa, hóa ra là “chà bông” mà tại gói quà gởi cả năm sau mới đến tay anh qua bao kỳ chuyển trại.

Ở Hoàng Liên Sơn mấy năm thì đến giai đoạn “môi hở răng lạnh”, không còn “núi liền núi, sông liền sông” với “Anh Hai” Trung Quốc nữa, Đảng ta mới cho chuyển tù xuôi về miền Trung Du, rồi đến năm 1982 thì hầu hết anh em tù chúng tôi được chuyển vào Nam.  Nhớ lại chuyến xe lửa ra Bắc năm nào, khi ngang qua Thanh Hóa, Lý Bá Sơ gì đó, dân ta ném đá ào ào (chắc là được học tập trước rồi, dàn chào mấy tù “ngụy” này đó mà).  Lượt về khác hẳn: khi xe tù về ngang qua khu Bạch Mai, Hà Nội, có một bà cụ gia tài chỉ có mẹt thuốc la, thuốc lào với bánh kẹo mà cụ liệng cả cái mẹt đó lên xe cho chúng tôi; xe chúng tôi đi qua ga nào, dân chúng cũng như biết trước – thật lạ – đón chào hai bên đường tới tấp liệng bánh kẹo lên, và chúng tôi liệng thư xuống nhờ thông báo gia đình, “nón cối” rượt nà, có mấy em bé phóng chạy, nhào cả xuống ao bơi qua bờ bên kia.  “Chuyện khó tin mà có thật” nhãn tiền thế đấy Nhà Nước XHCN ơi!! Dân ta sau bao năm thống nhất, nhờ thống nhất, đã sáng mắt ra rồi, không bưng bít lừa gạt được nữa đâu hỡi bọn Cộng Nô.  “Thuận Thiên Giả Tồn, Nghịch Thiên Giả Vong”, cái thứ đồ ôn vật đại nghịch thiên đạo thì làm sao tồn tại được, chắc chắn thế nào cũng bị diệt vong sớm thôi.

Một lần nữa, tôi nghĩ, tôi cần bổ túc thêm về cái kỹ thuật lừa gạt tinh vi của VC.  Khi cái hạn 10 ngày và cái hạn 1 tháng qua đi thì “tù cải tạo” bắt đầu hoang mang dao động, đã có vài anh trốn trại, họ vội sắp xếp cho tù lao động, rồi “học tập chính trị”, rồi “4 tiêu chuẩn cải tạo”: Học tập tốt, lao động tốt, chấp hành tốt nội quy kỷ luật trại, báo cáo phát hiện tốt.  Làm sao thực hiệt tốt 4 Tiêu Chuẩn Cải Tạo mà về với vợ con??  Ôi, cái tiêu chuẩn IV ác nghiệt: Báo Cáo Phát Hiện Tốt!  Qua một hai đợt học tập chính trị, tới mấy ngày lễ lớn có một số được tha về (đó là thành phần kỹ thuật chuyên môn nhà nước đang cần, hoặc thành phần bà con VC), rồi sắp một năm qua đi thì họ chuyển tù ra Bắc (trốn đi đâu, với bộ đồ tù mặt trên người, với lưới Tình Báo Nhân Dân Miền Bắc XHCN?)  Ra Bắc bấy giờ mới được biết mỗi một cái “Lệnh Cải Tạo” nữa; và, đã tù 3 năm rồi thì ráng thêm 3 năm nữa là mấy! Cứ thế, “cứ thế dần trôi hết cuộc đời”.  Tôi đã buông trôi hết 13 năm đấy!  Cái đợt tôi được tha về đầu năm 1988, lúc ấy tôi ở “Căn Cứ 5 Rừng Lá”, là đợt về hầu như toàn bộ (họ chuẩn bị cho tù đi HO như đã thỏa hiệp trước với Mỹ đó mà).

P.NGUYỄN H. DŨNG

(Trích Chuyện Người Tù Cải Tạo)