Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TRÊN ĐÈO HẢI VÂN

 

CAO MỴ NHÂN

 

Xe dừng lại trên đèo Hải Vân, người tài xế quay vô lòng xe nói rất điềm đạm:

- Xin mời quý khách dừng đây, nghỉ chân chốc lát, đi tiêu tiểu, hút thuốc, hay có thể làm tạm chút quà quê hương đạm bạc.

Ông hơi nhíu mày, trộm nghĩ: “Sao gã này điệu hạnh dữ, ăn nói làm bộ văn chương”, song lại chính ông cảm thấy như đau thắt ruột, chao ôi, chút quà quê hương đạm bạc, thì ai chẳng biết quê hương Việt Nam ngàn đời đau khổ, miền Trung này luôn tai ương, lũ lụt chứ!

Ông vội vã nhấc người ra khỏi ghế xe, hất cái tay, gạt người ngồi bên cạnh:

- Đi, đi, cho tôi ra chơi một lát.

Cậu thanh niên còn đang ngơ ngác, vội né người cho ông xuống xe, ông nói hơi sẵng:

- Răng không ra xem núi, xem mây, ngồi đây mần chi hè?

Thanh niên cứ ngây người như khúc gỗ trắc, có lẽ cậu tới Hải Vân lần thứ nhất, nên chẳng hiểu gì cả, về cái cảnh đèo mà nắng lửa, mưa dầu đã phủ nửa đời ông thời quá khứ.

Ông chợt hiểu chuyến xe chở 12 người này không phải ai cũng có một dĩ vãng gắn bó với quê hương miền Trung Việt Nam, không phải ai cũng biết Hải Vân như nằm trong bàn tay một quả trứng dễ vỡ. Thế nên, ông tạm sử dụng ngôn ngữ Mỹ nói với thanh niên, vì ông đã nhận biết tức khắc, là thanh niên này trạc quanh 30 tuổi, nếu rời quê hương ra đi năm 1975, e mới 4, 5 tuổi mà thôi.

- Đây là một đỉnh núi cao nhất miền Nam Việt Nam, xuống xem người ta sống ở đây thế nào đi.

Bấy giờ thanh niên mới gật đầu, thốt một câu chẳng ăn nhậu gì cả:

- Dạ, chào bác.

Ông cau mặt, nói lại bằng tiếng Việt:

- Anh chào tôi làm gì, ra khỏi xe chơi, get out.

Anh chàng vội vã tuột ra khỏi xe, bám theo ông già.

- Đây là nhà bác hả, cháu vẫn nói tiếng Việt ở nhà với mẹ cháu đấy chứ.

- Anh nói tiếng Việt cái kiểu vậy thì ai mà hiểu nổi, y như người Mỹ học tiếng Việt.

- Cháu học ở một chùa Việt Nam bên Mỹ đó.

- Biết rồi, nhưng anh phải học cho kỹ càng ngôn ngữ mẹ đẻ, là vì, ông nói gà, bà nói vịt thì chán lắm.

- Cháu chào bác rồi mới nói chuyện chớ, sao bác, đây là đỉnh núi cao nhất miền Nam Việt Nam như bác nói.

- Phải.

- Thế còn đỉnh núi cao nhất Việt Nam?

- Făng Xi Păng ở Lao Kay, cao 3142m.

- Făng Xi Păng là tên Việt Nam của núi đó à, cao bao nhiêu feet?

- Anh lại sắp dở hơi, tên Việt Nam của núi là Hoàng Liên Sơn, cao 3142m thì cứ hiểu theo mét, còn muốn biết feet thì quy ra, anh phải biết chớ.

- Nó ở đâu?

- Tận mút miền Tây Bắc Việt Nam, sát biên giới Vân Nam bên Tàu, ít hôm nữa đoàn ta đi tới.

- Đẹp bằng đây không, thanh niên nhìn quanh gật đầu vừa ý. – Đây còn đẹp hơn cái vực ở Arizona.

- Thì được rồi, cứ xem đi.

- Ready.

- Ready, chán nhà anh thấy mồ, you thấy cái gì nơi Hải Vân danh tiếng của Việt Nam?

- Thì đẹp lắm, đẹp lắm, đủ rồi, bên kia là gì mà biển xanh thế, màu biển xanh như ở miền nam nước Pháp, hay ở biển Mexico, chứ USA hiếm thấy màu blue, ở USA nó không tươi như màu mực bleu royale, Việt Nam gọi là màu xanh dương.

- Ồ, anh đã biết phân biệt rồi đấy. Đúng, màu biển Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên, suốt dọc duyên hải là như thế, màu xanh biển tiệp với màu da trời trên cao. Hãng máy bay Air France đã chọn màu đó làm biểu tượng. Đó là màu của biển, của trời vùng nhiệt đới, tôi rất thích. À, bên kia là vịnh Lăng Cô, chút nữa xuống đèo, anh sẽ thấy một bờ biển đẹp đến nỗi tim tôi phải đứng lại, bờ biển được viền bằng giải cát trắng với hàng cây thông xanh biếc.

- Oh, my God, tim bác đứng lại bao lâu vì cái biển đẹp đó?

- Một giây, một giây thôi, cũng đủ để nói lên cái đẹp, vâng, một vẻ đẹp vô song của biển Lăng Cô.

- Yes, so...

Ông lại chau mày vì thái độ tâm thần trong cuộc sống của người thanh niên này, hiểu đấy, mà không hiểu đấy, không hiểu mà rất hiểu, nhưng diễn tả như một thứ gà mờ, mất gốc lâu rồi, bỗng giai đoạn nào đó, lý luận hoạt bát hơn cả người hùng biện bảo tồn văn hóa, rồi một lúc lại biểu lộ tính lai căng không can nổi.

- So, nghĩa là đẹp vô tả, đủ rồi.

12 người khách đi rải rác quanh đỉnh đèo, có người đọc vội hàng chữ trên vách đá ở phía trong cánh cổng sắt, đó là dấu tích còn sót lại từ thời Pháp thuộc, qua thời Đệ I và Đệ II Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975, nơi một đại đội Địa Phương Quân Việt Nam Cộng Hòa đồn trú, để bảo vệ con đường đèo dài 21 cây số, nối hai miền Nam Bắc Hải Vân cách đây một phần tư thế kỷ trở về trước.

Lòng ông đã chùng xuống, ông nhớ những chiến hữu bạn ông, quận trưởng Lăng Cô, quận trưởng quận 2 ở Thanh Khê, Đà Nẵng, cả hai người đã chết rõ ràng vì Tổ quốc, ông cười hiu hắt hỏi thanh niên đang lúc nào cũng ngó ông, ngơ ngác:

- Anh ở đâu bên bển?

- Bên bển?

- Là bên Mỹ đó.

- Cháu ở Dallas, Texas.

- Vậy anh có nghe tên ông bạn tôi, Nguyễn Hữu Lý 73 tuổi, mới đậu cao học văn chương đại học Mỹ không?

- Master of Arts in Literature, cháu biết chớ, cháu đã đi dự lễ ra trường của bác Lý hôm 19-8-2000 vừa qua.

- Vậy thì được rồi, sau khi thăm quê hương, trở qua Mỹ lại, anh cứ theo ông ấy mà học tiếng Việt. Ông Lý đang có nhã ý sẽ phiên dịch những áng văn chương Mỹ thật hay sang Việt Văn, và chuyển ngữ các tác phẩm hay của Việt Nam sang English. Tôi nghĩ rằng phải những người có tuổi, có trình độ sống thật dấn thân mới thích và chọn công việc đó.

Ông Nguyễn Hữu Lý bạn tôi đã 73 tuổi rồi, học lấy bằng cấp để làm chi, ông ta chỉ muốn giới trẻ tha hương chung quanh hiểu là muốn nêu một tấm gương cho con cháu ông ta, cho giới trẻ chung quanh hiểu là muốn hội nhập mau, muốn sinh hoạt đúng cái lề lối xã hội Hoa Kỳ, thì cần phải học chữ nghĩa, văn hóa của họ.

Ngược lại, các anh còn trẻ, đã mặc nhiên làm dân Mỹ lâu rồi, đã trưởng thành ở Mỹ, có dịp cũng nên tham cứu chữ nghĩa nước ta. Được vậy mới không mất gốc, còn ngoại lệ, ai hổng thích làm dân Việt Nam thì thôi, miễn bàn.

Thanh niên như hiểu ra, tủm tỉm cười:

- Cháu đã chọn cái tour Việt Nam này, để về thăm viếng, học hỏi đây, cháu biết những người như bác và bác Nguyễn Hữu Lý 73 tuổi mới đậu Master of Arts in Literature kia, ông còn đang mộng học lên tiến sĩ, chỉ với tham  vọng tìm hiểu cho tận tường xã hội đang sống, đánh dấu một bước tiến dài của người Việt Nam lưu vong, nên hằng ngày bác Lý lái xe, ôm sách tới đại học nghe giảng dạy. Bây giờ giới cao niên mỗi ngày mỗi vắng mặt trên cõi đời, thành gặp được bác trong tour này, cháu mừng hết cỡ.

- Được đấy, anh đã hiểu phần nào ngôn ngữ của dân tộc chúng ta.

- Còn bác ở đâu bên bển hở bác?

- Đã hiểu “bển” rồi à, tui ở trong một căn nhà cô quạnh nơi đồng cỏ San Bernardino thuộc Los Angeles, California, phụ việc cho cụ Vì Dân.

- Cụ Vì Dân là ai thế, có thờ đạo gì không? Cụ ta làm gì để sống?

- Vì Dân là tên riêng, cụ ấy thờ đạo làm người, quanh năm trồng cây, trồng rau cung cấp cho các chợ Việt Nam ở Cali đó mà, cái nhà của cụ Vì Dân còn gọi là Tịch Mịch Viện U Hoài.

- Tịch Mịch Viện U Hoài à, cháu sẽ “gọi” bác Lý cùng đi thăm bác.

- Sẽ “mời” chớ không phải “gọi” nhé. Chúng tôi rất sẵn lòng mong đợi, đón chào bác Lý và các anh, nếu các anh muốn đến Tịch Mịch Viện để nghiền ngẫm nỗi suy tư về một Việt Nam toàn vẹn mọi mặt trên đường tiến tới tương lai thiên niên kỷ mới.