Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TẤT CẢ CÙNG BIẾT

 

CAO MỴ NHÂN

 

Từ ngày Tông Tông tôi băng hà (1), hẳn tôi được dùng tiếng này, vì Tông Tông tôi cũng ở cương vị một Đấng Vua, nếu là thời phong kiến chứ. Tông Tông triều Đệ Nhị Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, mà riêng với tôi, tôi rất kính mến ngài, thì cụ VÌ DÂN đã không còn muốn nói năng. Cụ thường buồn xa vắng, buồn mông mênh...

Cụ VÌ DÂN là bạn của thiếu niên của Tông Tông tôi, bạn học đều chi từng lớp, từng lớp, cho tới khi cùng rủ nhau đi lính. Nhưng cái tính của cụ VÌ DÂN thì chẳng thể nào thăng quan tiến chức mau được, vì ruột cụ cứ để ngoài da, phê phán tận mặt, tại chỗ những người, và những điều trái tai gai mắt, khiến bạn bè có thân đến mấy cũng chán, cũng ghét, trừ Tông Tông tôi. Sự kiện Tông Tông tôi không chán ghết cụ, đã hơn một lần làm cụ VÌ DÂN chột dạ. Cụ vờ say hỏi Tông Tông tôi, khi chỉ có hai người đối ẩm:

- Có lúc tôi làm mất lòng...ông, sao ông không...đì tôi, thủ tiêu tôi dễ quá mà, cứ mời ra tác chiến, rồi thả bom lầm, hay bắn sẻ là xong.

Tông Tông tôi cười ngất:

- Có nhiều cách để không phải nhìn thấy anh lịch sự hơn kìa, nhưng tôi làm vậy để chi, có đáng cho tôi bận tâm không? Tôi còn nhiều việc phải đương đầu hơn mấy cái lẻ tẻ anh phê phán chớ.

Quả là ngôn ngữ của người làm lớn, và cho dù có thân đến như cốt nhục, Tông Tông tôi vẫn mở ra một khoảng cách, ngay trong xưng hô, Tông Tông tôi kêu vụ VÌ DÂN bằng ANH, còn cụ VÌ DÂN bắt buộc phải kêu Tông Tông bằng ÔNG.

Trong bài viết KẺ NỘI THÙ hôm xưa, tôi có kể lại chuyện Tông Tông và cụ VÌ DÂN đàm luận về những cung cách người anh em ganh ghét thù hằn nhau, mà nỡ tâm...đâm sau lưng chiến sĩ, Tông Tông tôi nhiều lần cười lạt khi cụ VÌ DÂN đặt thẳng vấn đề:

- Sao ông chưa hại tôi?

Tông Tông tôi bảo rằng:

- Anh thường đọc sách Đông, Tây, kim, cổ lắm mà anh không nhớ một nhà văn Tây phương viết cuốn sách mang cái tựa: BÍ MẬT CỦA TRÁI TIM, có đoạn THƯỢNG ĐẾ đối thoại với quỷ SATAN, quỷ SATAN thản nhiên thưa với ĐỨC CHÚA TRỜI:

- Có sự hiện diện của tôi, vài trò NGÀI (Thượng Đế) mới nổi bật được. Nếu tôi (SATAN) biến mất, thì vạn vật, vạn sự ở thế gian này, ở vũ trụ bao la kia, biết so sánh thế nào, để biết khác biệt giữa thiện và ác? Cuối cùng ĐỨC CHÚA CHA          phải để cho SATAN làm quỷ đời đời, thì con người nhỏ bé như tôi, làm sao...hại được anh?

Trong ngôn ngữ của Tông Tông tôi, tưởng như có điều khiêm tốn: "Làm sao ...hại được anh", hay hại anh khó quá, thực chất anh chẳng là cái...đinh gì cả, để Tông Tông tôi phải nhổ đi vậy.

Tức một người đã, đang hoặc sẽ làm lớn, ba cái linh tinh, lung tung, lẻ tẻ chả cần, chả nên để ý, hãy tập trung vào mục tiêu tiến tới. Nếu suốt đời, cứ lo chuyện trả thù (!) thì mất đứt một số thời gian vô ích.

Hôm nay, cụ VÌ DÂN nhân dịp về Nam Cali họp KHÓA ở thủ đô tỵ nạn BOLSA, ghé qua hội quán Người Việt, để tình cờ dự một buổi gọi là RA MẮT SÁCH, nhưng không giống ra mắt sách, hình như có trộn thêm chút thời sự, lảng vảng màu sắc chính trị.

Chưa dự hết buổi, cụ đã thẳng đường rong ruổi về LAX, chờ giờ lên máy bay qua miền Đông Hoa Kỳ để dự một PHIÊN TÒA ĐẶC BIỆT, xử một tay phụ nữ viết lách, đang gây sóng gió ở cộng đồng tỵ nạn hải ngoại.

Với tôi, cụ VÌ DÂN vẫn hách xì xằng như xưa, điện thoại gọi tôi ra phi trường LAX, nghe cụ phán, vì nhà tôi đang ở, chỉ cách sân bay 10 phút xa lộ. Vừa ngồi nơi phòng đợi, cụ VÌ DÂN hỏi chặn đầu:

- Tại sao cô không đi dự buổi ra mắt "TỪ NƠI SÂU THẲM MỊT MÙ, THẤY EM CÙNG VỚI MÙA THU VÕ VÀNG."

Vốn có chút đỉnh thơ ca trong hồn sầu...vạn cổ, tôi không nén được nụ cười:

- Cha chả, cụ lại làm thơ nữa à? Cái tựa sách gì lướt thướt vậy cụ?

Cụ quắc mắt nhìn tôi:

- Thời của văn chương lê thê, lịch lãm, thời của tựa sách lỏng thỏng, lo lắng. Bạn thân cô là nhà thơ HẢI PHƯƠNG mới vừa ra mắt 2 tập ở Biệt bộ BOLSA, mỗi tập mang tựa một câu thơ điển hình cho tất cả nội dung, chứ bây giờ không ai xài chữ nghĩa ngắn gọn, kiểu "THƠ MỴ" như cô nữa.

Tôi gật đầu ngay:

- Vâng, đúng, thời đại lang thang, lạ lùng, lãng đãng, lênh đênh...

- Tôi đang muốn hỏi thăm cô, cô cứ bàn ra.

- Cụ định hỏi thăm về tác giả hay tác phẫm, cụ đi dự thì nghe được hết rồi mà.

- Tất nhiên, nhưng tôi muốn biết là bao giờ quý vị ở hải ngoại được tuyên dương công trạng bên quốc nội?

- Sao lại phải như vậy?

- Thì tôi không biết mới hỏi, tôi võ biền đã quen, có biết gì về văn hoa chữ tốt đâu. Nghĩa là việc làm của quý vị, bên trong có biết cho không?

- Trời, cụ lẩn thẩn quá, đã làm thì phải viết mọi thứ chứ ! Có ai trong chúng ta thích "mặc áo gấm đi đêm" bao giờ?

- Nghĩa là họ có biết?

- Họ nào? Cụ muốn nói những tác giả trong nước, hay người dân trong nước hay bạo quyền trong nước?

- Thì cả ba thành phần ấy.

- Trời ơi, thời đại của inter, exter, email, phone, fax...chưa làm, tất cả cùng biết.

Thế là cụ VÌ DÂN cười ha hả:

- Vậy mà ngày xưa, hải ngoại có ông kịch liệt bênh vực "nhà văn nữ" DƯƠNG THU HƯƠNG là phản kháng, là đối lập gì đó, thì được bà ta cám ơn tức khắc ! Bà ta, chỉ chống đối mấy ông cộng sản làm sai, làm hỏng, chứ không phải bà ta đã phá chế độ cộng sản. Có nghĩa bà ta vẫn thích chủ nghĩa ấy.

- Thế à?

- Cô cứ làm bộ ngây thơ cố, cô làm văn nghệ hay làm chính trị, nếu biết làm văn nghệ thì hãy trải lòng ra cùng chữ nghĩa, mà làm chính trị thì phải biết ngòi bút với dao phay. Nếu làm văn nghệ thì nước mắt trong như pha lê, còn làm chính trị thì lệ rơi thay cho mưa phùn đồng hạn. Hay là nước mắt cá sấu... thì đúng là tuyệt chiêu..

- Cháu chẳng hiểu.

- Cô phải hiểu chứ, tại sao Tàu phong kiến, từ ngàn xưa văn học sử là cốt lỏi, tới Mỹ hiện đại thì CHÍNH TRỊ KINH DOANH, cộng sản đem KINH TẾ CHÍNH TRỊ (MARX LENIN) ra đua cùng Tư Bản. Chỉ có sự HOÁN ĐỔI TRƯỚC SAU giữa thể chế và tiền bạc.

Tôi nhẫn nhục thêm:

- Vâng, vậy phải làm gì?

Cụ VÌ DÂN nói như tát nước vào khoảng không trước mắt, vì TÂM HỒN TÔI bỗng ĐI VẮNG bất chợt:

- Ngày xưa, ngay chính trên mảnh đất miền Nam, chúng ta đã có những vùng xôi đậu. Chính vì không hoàn toàn xôi hay không hoàn toàn đậu, mà đưa ta tới xứ sở này. Mặc dầu có thể kiên nhẫn nhặt hết đậu, hay đổ thêm đậu cho tràn ngập nếp xôi. Có lẽ trong văn chương không có hiện tượng này, còn tôi vẫn cực đoan, màu sắc rõ ràng, thành cô độc, như trên tôi đã nói, tôi nhà võ, thành không uyển chuyển, tế nhị được như văn.

Tôi thành thật trả lời vì cụ VÌ DÂN, hay chỉ muốn nói cho chính tôi nghe.

- Là nhà võ mà cụ nói năng óng ả vậy, lỡ cụ là nhà văn, chắc ngữ ngôn còn chải chuốt thế nào. Hèn chi cụ ấm ức mãi về một hình thức văn chương xôi đậu, mà màu sắc đậm nhạt, tư phơi ra cái mức độ từ 1 tới 100. Thí dụ: 35/100 đậu, thì 65/100 xôi. Cứ như thế thì chỉ có hai cái mốc tuyệt đối 0 và 100 phơi bầy được lòng dạ ngay thẳng của người làm văn nghệ KHÔNG ĐẬU, hoặc KHÔNG XÔI, còn 99 số kia, ai đậu ít, hay ai xôi ít, nó làng nhàng mỗi cấp độ, nếu xê xích chút đỉnh thì khó thấy, còn xê xích trên chục số là thấy ngay cây bút đó thiên đậu, hoặc thiên xôi vậy.

Cụ VÌ DÂN phì cười:

- Cô nói thiên đậu, hoặc thiên xôi, cứ y như người ta bảo thiên tả, thiên hữu ấy.

- Thì chính như vậy.

- Tức là trong cài ý hướng hòa hợp, giao lưu văn hóa đó hẳn?

- Là một hình thức như vậy.

Cụ VÌ DÂN lại mỉm cười:

- Riêng cô thì bao nhiêu phần trăm đậu, bao nhiêu phần trăm xôi?

- Cháu rất cực đoan, nếu có phần nào đậu hay xôi, phải nhựng đời sau kia, tức con, cháu mình kìa, chứ mình trực tiếp đối đầu với địch một thời, nay làm hòa với nhau, nó trơ trẽn lắm. Chưa kể chiến hữu biết được, nói ngay là "đâm sau lưng chiến sĩ", hoặc KẺ NỘI THÙ như ông UNO, tức Tông Tông...tôi xưa thường nhắc nhở.

Cụ VÌ DÂN nhìn thật xa, và thật sâu:

- Quả thật, chỉ có những người không biết mắc cỡ mới bắt tay kẻ thù dễ dàng, còn có một chút sĩ khí, một chút liêm sỉ thì khó mà thay đổi lập trường lắm.

Tôi nghe được rõ tiếng thở dài của cụ VÌ DÂN, tiếng thở dài não nuột, buồn nản, và tuyệt vọng như mới bị phá sản.

Hawthorne 25.9.2007