Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

PHÙ HƯ AM

 

CAO MỴ NHÂN

 

Trong thế giới Người của dân tộc ta thời can và hiện đại, đã từng có những nhân vật lúc Ma Ma, khi Phật Phật, hay những thiên tài nửa tỉnh, nửa say, có thể ví như những kỳ hoa dị thảo trong vườn nhân sinh mà Thượng Đế đã an bài.

Thí dụ điển hình như nhà thơ Bùi Giáng, gần gũi bạn bè hơn như Sao Trên Rừng, Sa Giang.

Hiện nay ở thung lũng hoa vàng, cũng có một danh sĩ, nửa ẩn, nửa hiện, nửa bí, nửa khỏa..., lại cũng thân, cũng thích bạn văn, nhân vật này sinh trưởng ở núi Ấn, sông Trà. Chưa viết hết lời ca tụng, quý vị cũng biết ngay là người họ Võ, tên Văn, lót chữ Thạnh.

Cứ theo chiết tự, Bà La Môn, thì danh tính Võ Thạnh Văn được thầy bùa cửa Bà La giải thích như sau: Khởi từ nghề Võ, đã rất thịnh phát ngữ ngôn, nên dẫn đến nghiệp Văn.

Và rồi sẽ tới đâu, để kết thức cuộc nhân sinh này, phải hậu tính, ta chỉ chiêm ngẫm hiện tại, để cùng suy diễn mười thành công lực bạn ta cho vui.

À, chẳng lẽ hôm nay Cao Mỵ Nhân tôi lại dám lướt qua chiêu bói toán của Lốc Cốc Tử hay sao!

Mặc dầu cũng có thời ôm tráp tới cửa đại học Nhân Văn học lỏm thiên văn, địa lý của Bội Phản Hồi, vị giáo sư chuyên khoa khuếch tán Vật Lý Học, Đông Đô, tức Hà Nội Phố ngày nay khoảng mấy năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước.

Thế thì mới trên mấy tháng qua thôi, qua 2 dịp liên tiếp đầu tháng 4 và đầu tháng 5 mới đây, Mỵ tôi lên San Jose dự 2 buổi sinh hoạt: một của Văn Bút Tây Bắc, và một là lễ vinh danh các bậc thi văn sĩ lão thành, được hân hạnh gặp gỡ Võ hiền đệ.

Số là tuổi Đời, thì ngã này hơn Võ, nhưng tuổi Đạo (?) Võ lại hơn lão bà bà, hóa cho nên theo thuyết tương đối, luật bù trừ, thì chúng tôi là Bạn.

Tôi rất đồng ý với Võ Thạnh Văn qua một số nhận xét chung của cuộc thế và sự thể văn vẻ ở miền thung lũng có rất nhiều hoa vàng xưa nay.

Rằng trước nhất hoa vàng nở mãi, thì cũng đơn điệu, nên phải thêm chút hoa xanh, hoa tím, hoa muôn màu tùy thung thổ, đất đai, vườn tược cho riêng mỗi chúng ta.

Nguyễn Đức Sơn tức Sao Trên Rừng thủa mới làm thơ đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đã cảm thấy thoải mái ở một phần đời nào đó trên bãi biển, anh ta tự do phóng uế những cặn bã sau khi tiêu hóa, bài tiết ngay trên ghềnh biển, gió mát, sau đó còn làm thơ.

Tất nhiên tuyệt đại đa số nhân dân ta, là không thích kiểu thơ ca vậy rồi.

Sau 30-4-1975, Nguyễn Đức Sơn mang vợ  con lên rừng, tự kiếm lương thực qua ngày, vì không thích chế độ quản lý ràng buộc.

Võ Thạnh Văn khác xa Nguyễn Đức Sơn, không phải Võ Thạnh Văn đang ở Mỹ, một đất nước đầy đủ tiện nghi, mà Võ Thạnh Văn trong “suốt cuộc hành trình đơn độc đi vào tiểu ngã để truy tầm đại ngã, con ngươi vừa hân hoan bắt gặp, vừa ngâm ngùi chua chát cho thân phận làm người”.

Để ta viết ra 10,000 (mười ngàn) câu lục bát, với 70,000 (bảy mươi ngàn chữ) lập thành Kinh Vô Thường, gồm 2 quyển thượng và hạ lại có thể nói là 10 tập thơ Cát Bụi, mỗi tập 1000 (một ngàn) câu.

Bạn đọc theo dõi lối kể ở Chốn Bụi Hồng này sẽ hỏi Cao Mỵ Nhân rằng, tác giả đóng bộ 10 tập thơ Cát Bụi đó, thành 2 quyển thượng và hạ, đặt là Kinh Vô Thường để làm gì?

Chao ôi, đã gọi Vô Thường thì còn hỏi để làm gì nữa à, huống chi tiểu đề, đã khẳng định chỉ là 10 tập thơ Cát Bụi. Mà đã Cát, đã Bụi thì còn gì thêm để giải thích. Hay độc giả muốn hỏi mục đích Kinh Vô Thường của Võ Thạnh Văn mang ý định khuyến đạo gì đây? Đạo Trời, hay đạo Phật, hay còn đạo chi khác nữa?

Xin thưa đã là Đạo, thì quý hóa quá rồi, kể cả Đạo Đời, cũng mang chân lý sống. Cách sống cho có ý nghĩa.

 

Bụi từ thấp giá hồi sinh

Về qua biển đỏ xây linh hiển đài

Cát từ sa mạc phôi khai

Về qua biển chết đầu thai kiếp người

(4 câu kết tập Cát Bụi 1 – Võ Thạnh Văn)

 

Nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân đã đề tựa Kinh Vô Thường của Võ Thạnh Văn. Suy cho đến cùng thì đời người chẳng có gì cả, sống lâu hay chết yểu thì cũng có lúc bắt đầu và chấm dứt. Cho nên cổ nhân nói: Không có thọ yểu, không có sang hèn. Dù biết đời chẳng có gì cả, mà tác giả Võ Thạnh Văn lại viết Kinh Vô Thường dài đến 10,000 (mười nghìn) câu thơ lục bát.

Hà Thượng Nhân

Đặc biệt hơn Sao Trên Rừng Nguyễn Đức Sơn là Võ Thạnh Văn không quá đề cao mình (tiểu ngã) vì đã từ bao giờ Võ Thạnh Văn thấy tiểu ngã lẫn vào trong vô cùng đại ngã, khiến sót sa cho thân phụ, như cát, như bụi thôi.

Nên, một lúc nào đó, Võ Thạnh Văn thu xếp sinh hoạt đời mình, để đi ở ẩn, giả dụ tạm ở ẩn giữa cuộc sống xa hoa, thực dụng của xứ sở Hoa Kỳ, Võ Thanh Văn tự đặt tên đạo cho mình là Phù Hư Dật Sĩ, và thỉnh thoảng diện bích ở Phù Hư Am, vùng vịnh Bắc Cali.