Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NGƯỜI Ở ĐẦU SÔNG

 

Sau mười năm chúng tôi xa nhau, hai người ở đầu sông Santa Ana, một kẻ ở cuối thành Los Angeles. Hai người ấy là anh chị Duy Lam, còn kẻ kia đơn độc là tôi, chỉ vì anh chị không thích cái City Lawndale này nữa, quá xa thủ đô tị nạn Bolsa của người Việt lưu vong, mà nhà văn Duy Lam vốn là chính khách văn hóa thứ thiệt. Ông luôn được bạn văn mời phát biểu trong các buổi hội hè, đình đám chữ nghĩa. Đồng thời ông còn là một chức sắc Việt Quốc xa xưa, chưa kể Duy Lam trong phái võ lâm ka ki của ...tôi. Ông là một trung tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chuyên...trị Chánh văn phòng Tư lệnh các quân, sư đoàn. Tôi thân với gia đình nhà văn Duy Lam cũng bởi ba thứ trang bị thời đại hiệp sĩ trước mốc lịch sử 30-4-1975.

Khi chúng tôi xa nhau, thật buồn, anh chở chị và tôi đi suốt cái Fwy 105 mới hoàn thành, từ tây sang đông xa lộ ngắn nhất khởi chạy từ phi trường LAX tới Freeway 605 thì chia hai, như chữ Y, và đó là dấu hiệu chúng tôi sẽ người Nam, kẻ Bắc. Bây giờ chúng tôi chỉ có thể gặp nhau qua điện thoại. Chúng tôi đã cộng cho nhau thêm chục tuổi riêng với mỗi người.

Cách đây mười năm, anh đã tự lái xe từ Lawndale đi Westminter để nhà thương mổ một bên mắt, mấy tiếng sau lại tự lái xe về Lawndale với một mắt mờ, một mắt bị băng, cùng sự hỗ trợ của chị ngồi bên, không biết lái xe. Còn tôi, tất nhiên không biết lái xe từ sau tai nạn chót ở Việt Nam nên quá sợ cơ giới, nhất là trên các xa lộ mà xe cộ thi nhau chạy vùn vụt như các chiến sĩ giác đấu thế kia. Do đó, chỉ còn điện thoại là phương tiện duy nhất nối liền tình nghĩa ở đời, ấy vây mà có nhiều vị lại quá bận rộn, không muốn và không thích nghe điện thoại, đã mở sẵn cái máy nhắn tin cho tiện, đôi khi vừa nghe, vừa gật gù cái đầu:

- May quá nếu mình nhấc máy, thì phải cà kê với hắn, là kẻ bên kia đầu giây, chẳng biết trả lơi sao, hay không biết làm sao dứt được.

Đọc đến đây ắt có vị sẽ bực mình nói:

- Thì nhờ ai, thuê ai chở xe đi gặp nhau, bộ ở Mỹ mà kiệt quệ thế hả?

Vâng, cũng có lúc vậy, phần tôi thì nhờ con cháu hay bạn bè, còn anh chị Duy Lam mấy năm đầu xa cách anh chở chị lên vùng tôi ở chơi, thậm chí còn điện thoại đón tôi đi thăm ai đó, lại chở tôi về nhà, xong anh chị từ chỗ tôi cư ngụ, trở xuống Santa Ana, có khi giờ sắp nửa đêm. Đó là lần chúng tôi đi giới thiệu sách ở tận San Bemardino, cộng đồng người Việt tị nạn thuở đó, do anh bạn Đà Lạt xưa của anh chỉ làm chủ tịch một thời. Mỗi kể ra, lại mới buồn thêm, người bạn làm Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam ở San Bemardino ấy rất thích văn chương nghệ thuật, tên Lê Đình Xuân, nay đã rong chơi ở cõi vĩnh hằng mấy năm rồi. Việc gặp gỡ của chúng tôi không phải là một nhu cầu. Nhưng nếu lâu không gặp nhau thì cũng buồn bã. Thành thử có lần chị đã thốt:

- Ở Santa Ana Tower này, họ cấp nhà cho hạng tuổi từ 55 trở lên. Để đủ 55 tuổi, Cao Mỵ Nhân làm đơn xin, dọn vô đây cho vui.

Đó là chuyện cách đây đã 10 năm. Khi đó con cái tôi còn thuê nhà ở Lawndale, thành phố nhỏ xíu mà anh chị và tôi đã sống gần nhau mấy năm đầu tiên tới Mỹ. Bây giờ ai nấy tạm ổn định, anh chị đã là hội viên Hội Cao Niên Mỹ nơi cao ốc dành cho người già, đường Ross - Santa Ana. Các con tôi ra trường, đi làm, đã mua nhà để đỡ phải thay đổi chỗ ở mỗi lần không thích, hoặc chủ lấy lại nhà để sửa, hoặc bán...Tôi không thể tách riêng cái tôi đáng ghét ra khỏi tập đoàn con cháu, nhất là chúng đã kính mến tặng tôi hai đứa cháu nội trai. Hằng ngày, trên cương vị bà nội tôi phải chăm sóc chúng, không dám rời một bước. Mỗi lần anh chị Duy Lam điện thoại cho tôi bây giờ, thay vì thăm hỏi có sáng tác mới không, thơ thẩn ra sao, như trước kia, nay lại bắt đầu câu chuyện:

- Các cháu bé có chơi không, có ngoan không, lên được bao nhiêu pound, và "sao bà nội không đi chơi đâu à?"

Hồi đáp của tôi cũng không ngoài mục tiêu ...to lớn ấy, rằng:

- Em bận quá anh chị ạ, hai đưa cháu em phá lắm, phải canh chừng hoài à.

Tới một hôm, Duy Lam vốn là một nhà văn tên tuổi sáng tác đều tay. không thích lắm cái lối đàm thoại...văn thi sĩ mà cứ có con nít kèm theo, phán:

- Tôi thấy cô phải xem lại sinh hoạt cuộc sống của cô thôi, cô còn sống được bao lâu nữa, coi thường sức khỏe vậy? Tôi vẫn hằng thao tác Yoga, để thân thể không xơ cứng lão hóa. Mọi người đã đến thăm, xem tôi tập và đã có báo chí viết về Duy Lam với Yoga, không phải Duy Lam viết văn nối tiếp dòng Tự Lực Văn Đoàn đâu.

- Thì em sẽ xuống thăm anh chị, sẽ tập Yoga như anh nói.

- Nhã Ca đã tới, còn Cao Bá Minh (họa sĩ) hắn trẻ thế mà biết lo thân, sao cô lì vậy? Xưa làm huấn luyện viên dưỡng sinh, bây giờ ngồi ngó cháu thôi à?

- Em sẽ xuống, sẽ xuống nay mai.

Tiếng cười dòn dã của chị Thịnh Chu ở bên kia đầu giây:

- Mỵ Nhân ơi, tới lúc đau chả ai thương mình đâu, chỉ mình thương mình thôi, nên giữ gìn sức khỏe nhé.

Nhà văn Duy Lam nói tiếp:

- Có một ông nhà văn được dân Bolsa biết tới, nhờ các bài viết không ưa ai của ông, nay ông đến tôi tập Yoga, ông thú nhận từ lâu lắm rồi, ở xứ này, nhìn ai ông cũng thấy ghét, nghe tên ai ông càng ghét hơn. Sau vài bài Yoga, ông cảm thấy yêu đời và yêu người thiên hạ chi lạ.

Tinh thần thượng võ phải vậy, là vì mình biết sức mình, biết được sự thắng hay thua nếu đo tài, đo sức chứ.

- Thì vậy nên giờ ông ta, tác giả không ưa ai đã cởi mở, hỉ xả rồi.

- Em lại khác ông ta, là ưa nhiều người lắm. Nghe tên ai, em cũng thấy như quen, tới đâu cũng thấy lạ, nên cứ than thở là sao trời không ban cho đều khắp loài người sống lâu trên trăm tuổi minh mẫn, khỏe vui để đi đây, đi đó. Muốn thế phải trang bị cho mình một cuộc sống thảnh thơi, phẩm hạnh vô tư của một đạo sĩ thứ thiệt.

-Vậy cũng có đạo sĩ giả à?

- Ta gọi tà giáo, ma giáo đấy. Tà giáo, ma giáo thì thích nổi danh, còn chính đạo thường khiêm tốn, vị tha.

Nhưng vùng tôi ở, người ta ham danh, háo danh lắm cô ạ. Có người họ chịu không nổi cái lừng khừng của tôi, đã gọi tôi là Tự Lực Văn Đoàn "ăn theo". (anh cười lạt), tôi không thèm chấp. Nếu ngày xưa tôi háo danh như họ thì sau khi ông bác (nhà văn Nhất Linh) tôi viết bà Nguyễn Thị Vinh, ông Tường Hùng và tôi (Duy Lam) sẽ là thành viên Tự Lực Văn Đoàn (vào năm 1952-1953), khi một vài vị trong Tự Lực Văn Đoàn kia trở về, để tạm đủ số ủy viên Tự Lực Văn Đoàn ban đầu cùng xét công nhận chính thức, thì tôi (Duy Lam) đã nắm chắc cây bút của bác tôi (Nhất Linh) viết những dòng có vẻ chắc ăn hơn. Khổ quá, cô cũng thường viết thực tài mới đáng kể, hư danh chỉ là chút vinh hoa bọt bèo thôi.

- Thế anh không tỏ thái độ gì à?

- Thái độ gì? Nhà văn mà đi cãi nhau à, nhà văn chung chung đã không nên cãi nhau, huống hồ nhà văn đã có tên tuổi. Tôi bỏ qua mấy năm nay rồi, tự họ thấy ngượng với ngôn ngữ bừa bãi của họ.

- Như thế cũng phải. Có lần anh nói với em là cái vết bùn bẩn trên gấu quần khi đi dưới trời mưa thì cứ để nó khô rồi nó bong ra, chứ cứ cố gột mãi nó loang ra, thấy thật chí lý.

À cô có biết cụ Nguyễn Tường Bách, bác sĩ, người em thứ 7 trong giòng họ Nguyễn Tường của mẹ tôi, vừa qua được con cháu mừng tiệc thượng thọ không? Hôm đó đông con cháu Nguyễn Tường lắm, các ông Tường Bá, Tường Việt, Tường Thiết, Tường Thạch...về đầy đủ, cả Tường Nhung, vợ Trưởng (phu nhân Trung tướng Ngô Quang Trưởng, cựu Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu I của...tôi) cũng về.

Thế thì có cả hai ông Tường Đằng, Tường Giang nữa hả? Có Tường Tâm về dự không?

-Có Tường Tâm từ San Jose xuống, Thế Uyên (con cụ Thế) đau không về được, nhưng Sơn (em Duy Lam và Thế Uyên) về, còn tôi dĩ nhiên ở ngay đây là có mặt rồi, tức Duy Lam.

- Vui quá nhỉ?

- Điều tôi muốn nói với cô về chuyện trên là mấy năm sau này tôi mập quá, đến nỗi lúc mọi người hỏi Duy Lam đâu tôi cười cười. mọi người đều nói không nhận ra được, vì thay đổi quá. Tức là nhờ luyện khí công và tập đều Yoga. Hãy lo tập đi nhé, cần thì khuyến khích bạn bè tập luôn cho khỏe và mập mạp để có sức...sống ở đời, rồi mới danh với lợi chứ.

Nhà văn Duy Lam cười vui vẻ bên kia đầu giây, cho rằng cuộc sống của ông như vậy là lý tưởng, tôi buột miệng thốt một câu từ ý nghĩ của mình:

- Vâng, có sức khỏe là tốt nhất, khỏi cần danh với lợi. Chúc anh điều tốt nhất ấy".

 

Hawthome Noel 2005

CAO MỴ NHÂN