Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

Cụ bà CHÂU QUÝNH cư ngụ ở một căn lầu nơi chung cư, bên hông Chùa Xá Lợi, thuộc Quận 3 SAIGON, cách đây gần hai chục năm.

Cụ bà CHÂU mang nhân dáng và sắc diện của một phụ nữ mạn ngược, thực sự tôi chưa dám tò mò hỏi thăm cụ, nguyên gốc người Kinh, hay dân tộc nào trên thượng nguồn. Bởi lẽ tôi rất sợ cách nhìn, và ánh mắt ma quái của cụ - Chỉ hơn một lần cụ nói với tôi:

- Này cháu con ông CHUA PHƯƠNG CHA PA, cháu có biết là diện mạo cháu rất Mèo, làm bà nhớ ông Chúa LAI CHÂU của bà không ?

Tôi suýt nhừ người về lối nói chuyện vừa xưa, vừa lạ của cụ bà CHÂU QUÝNH, tôi chỉ biết DẠ cho êm, để còn nghe tiếp:

- Cháu có biết tại sao tôi lại tên là bà CHÂU QUÝNH không hà ? vì ông chồng của bà tên miền suôi là QUÝNH, làm chức tri châu tỉnh LAI CHÂU đó, thì họ gọi ngay là ông CHÂU QUÝNH - Trên tỉnh LAI CHÂU, tất cả đều kêu ông tri châu là ông CHÚA.

Tôi khẳng định ngay:

- Nhưng ba cháu chỉ làm giám đốc sở máy điện, kiêm sở máy nước, có dính gì đến cái tri châu CHA PA đâu, mặc dầu ở ngay thành phố CHA PA - nay đồi là SA PA rồi cụ bà ạ.

- Đúng rồi, nhưng vua BẢO ĐẠI xưa, có dịp đi kinh lý các tỉnh tay bắc BẮC PHẦN, ghé châu LAI CHÂU, mời tất cả các vị CHÚA tới dự tiệc, do chính tay tôi nấu nướng nhiều món, chúng tôi đã gặp bố của cô, ông ấy to lớn, đẹp như tây.

Trong câu chuyện đó, kể mạch lạc vậy, thì cụ bà CHÂU QUÝNH quả là bậc nữ lưu miền xuôi chứ thượng làm sao được, tôi lại phải xin chú thích rằng thượng là thượng nguồn, không phải kiểu đồng bào Thượng như ở hành lang miền Trung và phía tây bắc Nam Phần đâu. Cụ bà CHÂU QUÝNH tiếp lời:

- Ông CHÚA QUÝNH nhà tôi cũng vậy, đậu thành Chung Pháp ở Hà Nôi, học thêm trường gì để chỉ đi làm quán thôi - Quan Châu QUÝNH đấy.

Tôi thầm nghĩ, cụ bà CHÂU hẹn tôi tới đây, vô lẽ chỉ để nghe cụ kể lại chuyện xưa, tích cũ, tôi có ý nản, cứ ậm ừ, cụ nhìn tôi thật lâu, ánh mắt vừa tinh nghịch, vừa quái đản, làm tôi suýt ù bỏ chạy. Nhưng, giống y như trong các truyện ma, phim quỷ, tôi vừa đứng lên, cụ đã nhanh trí, chận ngay cửa ra vào, cười một tràng ngặt nghẽo:

- Kêu cháu tới đây, để bà đọc cho nghe mấy lá thư của Bà THANH KHÁNH đang ở hải ngoại, bà THANH KHÁNH là chủ tiệm thêu THANH KHÁNH ở HIỀN VƯƠNG trước 1975, cháu có biết không ?

- Dạ biết.

- Vậy thì ngồi xuống ghế đó, đọc thư bà THANH KHÁNH đi, rồi thay tôi làm một bài thơ tặng bà ấy, vì bà ấy mới gởi tặng tôi quà cáp đấy.

- Dạ.

Tôi không biết tại sao tôi cứ răm rắp nghe lời cụ bà CHÂU QUÝNH hôm đó - Đã vậy, lại chỉ cảm thấy trong lòng sợ cụ bà hơn là bực, vì bản tính tôi vốn sợ ma lâu rồi. Cụ đưa cho tôi cây viết Bic và mấy tờ giấy vàng khè, ở Việt Nam sau 1975, có thời gian dài giấy và tập vở học trò cứ vàng khè như là lúc làm giấy bằng bột khoai mì, cây khoai mì, không có thuốc tẩy.

Vì áp dụng phương pháp học được trong thời gian phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về các cách "mưu sinh thoát hiểm", cho dẫu cụ bà hiền lành, đại lão, hồi ấy tôi lại còn chút trẻ trung chỉ có mỗi khuyết điệm sợ ma như nêu trên, chứ đẩy nhẹ cụ cũng té, sợ chi mà phải cầu thoát hiểm, để mưu sinh, to chuyện thế !

Tôi bèn suy nghĩ một phát, rồi cầm bút viết ngay. Chẳng ngờ chỉ định làm mấy câu cho có lệ, thì cài hướng nó chạy ngoằng ra, bài thơ thất ngôn trường thiên, 8 khổ x 4 câu, thành 32 câu thơ 7 chữ luôn.

Ngay khi làm thơ và viết xong thơ, tôi quên lãng cụ bà CHÂU QUÝNH có ánh mắt vừa ngây thơ vừa quái quỷ, khó hiểu, tôi hào hứng nói ta:

- Cụ ơi, cháu làm xong rồi, cháu đọc sơ, nếu cụ thích sửa sao thì tùy cụ nhé.

Cụ bà tròn mắt ngạc nhiên, ánh mắt trở thành cửa sổ của tâm hồn một người Kinh, xa xứ lâu năm:

- Sao cô làm nhanh thế ?

- Tại cháu ... sợ.

Cụ cười thành chuỗi dòn tan, vẻ thách đố !

- Cô sợ tôi thật à ? Cô sợ sao nào ? Cô sợ tôi vì tôi là bà tri châu, vợ ông chúa tể, hay sợ tôi có thờ ma xó hử ?

Vừa nói đứt mấy câu, cụ đẩy ngay cánh cửa ra vào, để như là muốn cho tôi thấy con ma xó nào đó đang nấp mình sau cánh cửa.

Tôi mất bình tĩnh, một thất sắc, chắc là khôi hài lắm, nó thật to như... quát tháo cụ:

- Cụ làm gì vậy ? Cháu đang định...

Cụ càng cười nức lên, và nước mắt bắt đầu chảy ra đôi khóe mắt già lão, nhăn nheo:

- Cháu đang định... làm gì ?

- Cháu đang định đọc cái bài thơ cháu làm dùm cụ, gởi bà THANH KHÁNH ở nước ngoài.

Cụ giơ tay giựt phứt tờ giấy, tôi càng hoảng hồn, chạy ngay ra cửa, chạy một mạch xuống cầu thang, chạy thẳng ra cửa chung cư. Cụ đã ra tới hành lang, đang ói ói kêu tôi, tôi sợ cụ la to, thiên hạ lại tưởng tôi ăn cắp gì của cụ, nên tôi dừng chân ở bờ sân chung cư, hỏi thăm người gác cửa, người gác cửa chỉ cho tôi ra khỏi chung cư bằng lối đi khác.

- Cô nên về ngay, cụ ấy có vẻ không bình thường.

Tôi ngoắc vội cyclo, về nhà, sợ và hơi lo lo, vì cụ biết nhà tôi, cụ sẽ tới tìm nay mai.

Cụ có một chiếc cyclo riêng, tức là cụ thường dặn một người cyclo: nếu cần đi đâu, thì họ đến chở vậy.

Chẳng phải đợi lâu, ngay sáng sau, chiếc cyclo chở cụ bà CHÂU QUÝNH đã đến nhà tôi. Cụ gõ cửa, tôi nghĩ phải để cụ gặp, vì đang ở nhà tôi, tôi sợ gì, vả lại có gì để sợ chứ ?

- Cụ đau chân, nên đi rất khó khăn, tôi lại phải đưa tay dắt cụ vào nhà. ngồi phịch xuống chiếc ghế bành, cụ thở dốc, mặc dầu cụ đi cyclo chứ có chạy bộ đâu.

Kéo trong giỏ xách ra một chiếc túi gấm mầu đỏ đã cũ mèm, cụ lấy gương lược ra soi và chải mấy sợ tóc mai phơ phất, đoạn cất lại vô túi, lấy bao thư ra, đưa cho tôi, cụ nói:

- Xem lại bài thơ đi, rồi đề phong bì cho cụ đem ra bưu điện trung ương để gởi bà THANH KHÁNH. Này cô, tôi sẽ nói bà THANH KHÁNH gởi tặng cô năm chục đô nha.

Tôi lắc đầu quầy quậy:

- Không thưa cụ, bà ấy biếu cụ đủ rồi.

- Cô không cần à ?

- Dạ không.

- Tại sao ai cũng cần, mà cô lại không ?

Tôi tức quá, song, vẫn lễ phép thưa:

- Tất nhiên, nhưng trong trường hợp này, cháu xin không cần.

Cụ ngần ngừ, cất phong thư vô túi gấm, để sẽ đi gởi ra nước ngoài, rồi rút trong túi gấm đó ra, bộ bài tây, đã cũ hơn túi gấm:

- Vậy cô rút một lá bài đi.

Tôi... chán quá, vì chính tôi cũng xem bài tây có lúc cũng ma quái như ai, nhưng nể cụ, tôi phải làm bộ suýt soa bốc 1 lá bài "Đầm Rô!"

Trời đất sao mà đúng quá thế chứ ! Tôi hỏi cụ:

- Cụ thấy cháu thế nào.

Cụ ngẫm nghĩ, gật gù:

- Chính cô làm cho cô bị... ám ảnh và lo lắng.

Tôi thưa ngay:

- Cụ đem tới cho cháu con "Đầm Rô", cháu phải cám ơn cụ đấy. Chỉ nửa tháng nữa, cháu có tin tức, thư từ, nếu không bị bắt thêm một con bích nào, cụ đưa bài đây, cháu thử xem hầu cụ nào.

Cụ tròn mắt ngạc nhiên:

- Bộ cô cũng biết coi bài sao, có khấn gì không ?

- Không cần vì mỗi ngôi sao đang chạy qua chỗ ta hiện diện, dù ở xa - Thế cụ thích hoa gì trong 4 thứ: "Cơ, chuồn, rô, bích" này ?

- Sao lại thế ?

- Thì cứ thế đi, à, hôm nay mùng 4 Tết, vậy càng nên xem.

- Cho tôi xào bài nhá.

- Cụ thử tha hồ cầm bài, cho tới khi rút ra 1 cây.

Cụ khẩn vái, van vỉ, suýt soa, kêu ten ông CHÂU, nhắc lại ngày cụ xem bài cho vua BẢO ĐẠI ở LAI CHÂU và cười khanh khách, 2 ngón tay đã kẹp được lá bài:

- Xì bích! Đen ơi là đen !

- Không phải đó là con Bích hên, già bích mới sợ cụ à, bản thân những con này không là gì cả, nó phải đứng ở chỗ nào cơ.

Tất nhiên, sau đó tôi xem toàn bài tặng cụ với cái cây bổn mạng con xí bích...hên đó.

Cụ bảo rằng thời kỳ ở LAI CHÂU, cụ phải học của một ông Tây chuyên môn phù phép, nhưng cụ đã xem trúng phóc cho vua BẢO ĐẠI. Nhưng mà cháu à, ở những miền rừng sâu, núi cao như LAI CHÂU của tôi, và CHA PA LAOKAY của bố cháu, thì người có chút hiểu biết, nên tìm ra một cách chơi thu hút được cả giới người địa phương, lẫn khách quý - Bởi lẽ chúng ta không thể cứ ngồi tả mãi cảnh sương mù dày đặc, hay có thể bụi tuyết rất mờ bay, khí hậu sẽ làm đôi tay ta giá buốt, nhưng 32 lá bài lại khiến ta tỉnh táo lên.

Cụ cười thật hoan hỉ, tìm tay tôi nắm thật chặt, ánh mắt... dịu dàng, thủ thỉ:

- Ta tin con (giờ tôi không phải là cô, là cháu nữa) con xứng đáng là con vọng tộc cao nguyên, bà sẽ tặng con bộ bài này...

- Không, cụ mang nó bên mình, cháu có rất nhiều.

Chúng tôi, chia tay, cụ lên cyclo đi Bưu Điện Thành Phố, và thế là... đi mãi sau này, vì tôi mãi lo việc nhà. Ở Hoa Kỳ, nghe tin cụ bà CHÂU QUÝNH mãn phần, bộ áo gấm sặc sỡ cứ ám ảnh tôi, cụ thích dùng y phục bản thổ, nên cho dù ở miền xuôi, sắc mầu vẫn là miền núi - Mỗi mùa Xuân, tôi chạnh nhớ cụ bà CHÂU QUÝNH, có lẽ cả đời cụ chỉ hướng về thượng du BẮC PHẦN.

Tôi cũng có phần đời thơ ấu ở thượng du, làng CHA PA, nơi nghỉ mát duy nhất của người Tây khi chiếm ngụ miền BẮC trước năm 1945, và sau này trải dài mặt trận ra biên giới. Có lẽ cho tới năm 1954, CHA PA và các tỉnh LAI CHÂU, SƠN LA... mới được vắng bóng quân đội PHÁ LĂNG SA (Pháp), nên ngắm nhìn nhân dáng cụ bà CHÂU QUÝNH, trong lòng cũng có chút sót sa, thương cảm.

Village, CHAPA có tên Việt là làng SA PA, bây giờ là điểm du lịch của quốc nội, nên chính quyền sở tại đã khai thác đến tận cùng thành phố SA PA, nhưng ôm đồm mục tiêu tiến tới, là vừa muốn phá rừng hoa đào cánh kép CHA PA xưa của tôi, để trồng gỗ, trồng các cây công, lâm nghiệp, vừa muốn giữ lại nơi danh lam, thắng cảnh ở biên giới VIỆT TRUNG, và vừa biến nó thành nơi tha ma mô, địa chôn những người tù cải tạo, trong đó có nấm mồ của nhà thơ THỤC VŨ tức Thiếu ta Vũ Văn Sâm, trên ngọn đồi trồng toàn hoa ban trắng như tấm màn tang lạnh lẽo suốt đêm ngày.

Vậy mà mùa Xuân năm 1984, du khách năm châu thế gới tới Việt Nam, đồng thời quý vị Việt Kiều khắp nơi về quê hương, dự hội HOA XUÂN TẾT đầu tiên kể từ 30-4-1975 ở SAIGON, hoa đủ loại trăm sắc đã không giữ chân được khách du, tất cả tìm về SA PA, để xem thử TUYẾT ở Việt Nam như thế nào, vì dự báo thời tiết cho hay SA PA sẽ có tuyết trong dịp Tết nguyên đán, thiên hạ muốn biết TUYẾT Việt Nam có thực sự là tuyết PARIS, LONDON, NEW YORK, BẮC KINH không, hay chỉ là tuyết... du lịch !

Vì thế dự báo được xem như... đoán sai, vì mùa Xuân đó tôi ở SAIGON, tôi đã ... tâm sự với những người ít tiền như tôi, rằng: dẫu có tuyết phủ trên đỉnh Făng Si Păng cao 3142m, thì thành phố SA PA của... tôi, cũng chỉ có bụi tuyết bay, vừa đậu xuống đất là tan ngay. Như ở Nam Cali, mùa đông vẫn có tuyết ở Big Bear, nhưng thủ đô tỵ nạn Bolsa buổi trưa vẫn có thể mặc đồ thể thao đi diễn tập.

Thế thì quý vị sẽ hỏi tôi, vậy chớ SA PA của quý... quốc nội (!) giống như nơi nào bên xứ sở lưu vong này ? Tất nhiên không thể ví với các tiểu bang vốn có mùa tuyết từ cổ đại nhưng cũng không phải như các tiểu bang có tuyết giai đoạn, hay các tiểu bang sa mạc của Mỹ.

Thành đơn giản tôi, SA PA của tôi, Sát LAI CHÂU của bà CHÂU QUÝNH, thuộc tây bắc Bắc Phần Việt Nam, nếu kéo vĩ tuyến quanh quả cầu, thì nó, nơi sinh XUÂN VIÊN - CHA PA - LAOKAY còn ở dưới xa đường chu vi đó, nhưng có chút bụi tuyết mơ hồ, và nơi tôi đang ở này, tôi mang cảm giác CHAPA mỗi lần tôi đến thành phố có đại hội hoa hồng đầu năm, đó là phảng phất phần nào của Pasadena thuộc Los Angeles.

Thôi nhé, những người láng giềng của CHAPA, tức hàng xóm của tôi, mỗi lần tôi nhắc CHAPA cũ, còn SAPA mới là của thiên hạ bây giờ, để phân biệt hay là để tưởng nhớ cái dĩ vãng đã mờ phai của một bé gái xưa, nay đã trở thành lão bà bà, mà vẫn tiếc thương rừng, hoa nở bạt ngàn sau lưng ngôi nhà ba tôi, trong khuôn viên khu công chánh xa tít mù xa ở CHAPA.

Hawthorn 15-12-2007