Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

BÊN CẠNH MỘT MÙA XUÂN

 

CAO MỴ NHÂN

 

Năm ấy tôi mới ngoài sáu chục, cô ta thì vừa đúng năm mươi thôi, ở Việt Nam mới qua.

Không phải bây giờ hay năm ấy, tôi mới có cảm tình với cô, mà tôi đã thực sự thân mến cô từ cả vài thập niên trước nữa, nghĩa là chúng tôi thân với nhau mà không nhớ cả ngày giờ bắt đầu. Chỉ biết là khi tôi từ đơn vị xa, được giấy tờ gởi tới, kêu tôi về giữ chức Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân Khu 1, thay thế vị Thiếu Tá đã quá tuổi về hưu, bắt buộc phải nghỉ việc, thì lệnh trên đã điền khuyết tôi vào chức vụ đó, tôi tên Ban, Nguyễn Văn Ban.

Các cụ xưa thường nói, tên cũng giống như người, thường ảnh hưởng tương đồng, đến nỗi tôi thích làm cái “cử chỉ ban phát” như một thói quen, chẳng vì lý do gì khác.

Giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh dù là ở một Quân Đoàn, thì quả thực vẫn an nhàn, hơn các chiến hữu đồng cấp bậc đang ngày đêm giữ chốt. Nói trắng ra, với cấp bậc Thiếu tá, nếu đi Tiểu Đoàn Trưởng, thì trách nhiệm gần nửa ngàn quân nhân các cấp trong tay, chao ôi, thật là quan trọng chứ.

Nhưng Ban tôi, đang phục vụ ở Bộ Tư Lệnh này, thì cứ chật kín 24/24 giờ một ngày, 7/7 ngày một tuần, 31/31 ngày một tháng v.v…  Ban tôi cố gắng làm sao cho doanh trại trong ấm ngoài êm, đúng nghĩa.

Muốn thế, anh em quân nhân trong trại phải làm sao giữ tốt quân phong, quân kỷ. Đừng có đầu tóc bờm xờm, giày không vớ, quần áo tả tơi, và nhất là cái tư cách phải rất lính: dũng cảm mà hòa nhã, tôn trọng cấp trên mà chớ tỏ ra bệ rạc, yêu thương cấp dưới nhưng chớ buông tuồng. Thế thì Ban tôi là số 1 rồi. Ngoài êm, ấy là chớ xem thường chung quanh, nhất cử nhất động đều phải chú tâm, được lòng dân, doanh trại luôn luôn đặt trong tình trạng cảnh giác, để địch không có cơ hội đột nhập. Điểm này Ban tôi lại càng number 1.

Vì thế, Tết Mậu Thân (1968), địch đã tới sát hàng rào sau lưng doanh trại Nguyễn Tri Phương rồi, mà đại đội biệt kích tăng cường phòng thủ do đại úy, sau lên Thiếu tá Phan Quang Thương chỉ xua nhẹ tiểu liên,  kiểu chổi quét nhà một chút, là bọn chúng trốn biệt, quân nhân phục vụ Quân Đoàn I/ Quân Khu 1 vẫn làm chủ tình hình đêm Giao Thừa đó. Văn Ban là tôi, cô ấy hay đùa gọi vậy, còn bảo: cho giống kép cải lương vì tôi lúc nào bài bản cũng quá ư trịnh trọng. Ban tôi được Trung tướng Hoàng Xuân Lãm bấm nút phone đỏ (phone màu đỏ là khẩn, quan trọng, đen là bình thường) hỏi:

- Tình hình doanh trại thế nào? Bộ tham mưu  những ông nào trực? Tôi vô ngay.

Ban tôi vui vẻ, bình tĩnh đáp:

- Phòng 2, 3 đều hiện diện. Cả Trung tá Vũ Văn Trác, đại đội trưởng Tổng Hành Dinh cũng đang ứng chiến.

- Tốt! Tôi vô liền đây.

Ban tôi đã đứng ở cửa văn phòng, phía tay phải doanh trại nếu đi từ ngoài vô, nên thế nào Trung tướng Lãm cũng thấy. Đèn điện bật sáng trưng. Văn Ban đúng như cô bạn nói, bộ đồ tác chiến hồ cứng, ủi thẳng nếp, giày bốt bóng đến có thể soi gương được. Búc đồng dây nịt sáng rỡ, mũ lưỡi trai sạch sẽ. Trời ơi, ngoài việc chỉ huy lính tráng ra, tôi còn phải tiếp các phái đoàn dân sự, ngoại giao tới thăm Bộ Tư Lệnh nữa chớ bộ.

Trung tướng Hoàng Xuân Lãm ngoắc tôi, và đương nhiên tôi được tháp tùng Trung tướng Tư Lệnh đi duyệt quanh doanh trại, làm các vị sĩ quan trực đêm Giao Thừa ấy xúc động biết bao. Trung tướng chỉ thị miệng, gọi là khẩu lệnh đấy:

- Ông kêu mấy cô Xã Hội mang quà đến ủy lạo anh em biệt kích nghe, cả anh em Tổng Hành Dinh nữa. Nhưng tới sáng đã, mùng Một Tết hả, tới sáng đã nghe. Đêm tối quà cáp cũng chẳng làm chi. Nghe.

Văn Ban tôi tươi cười, vì có dịp hù mấy bà, mấy cô Xã Hội Quân Đoàn chơi, phen này cô Mỵ đừng có làm bộ nghe. Cô Mỵ là cô ấy đấy, giữ chức Trưởng Phòng Xã Hội Quân Đoàn I/ Quân Khu 1, bấy giờ mới vừa đặc cách lên Đại úy nhiệm chức, phải 5 năm sau, tức sau khi Phòng Xã Hội QĐI/ QK1 hoàn tất tốt đẹp công tác tiếp nhận anh em lính Cộng Hòa từ bên kia sông Thạch   Hãn trở về, do Cộng Sản VN bắt làm tù binh khi chúng đánh lén trong các cuộc hưu chiến, nhất là trong thời gian hội nghị Ba Lê đang nhóm họp, cô Trưởng Phòng Xã Hội này mới lên Thiếu tá, lại cũng đặc cách nữa.

Quái lạ, cái cô Mỵ có hề ra tiền tuyến đánh đấm gì đâu, mà ngoại trừ lần đầu tiên Chuẩn úy lên Thiếu úy, là cô ta nhận kiểu thường niên như chúng tôi, còn các cấp sau, cô ta toàn được thăng cấp đặc cách.

Một lần đã lâu, tôi hỏi thăm cô điều ghi trên, Mỵ trả lời rằng:

 1/. Lần Thiếu úy lên Trung úy, mới chỉ thâm niên 17 tháng, là vì tất cả các trưởng phòng, ban thuộc Bộ Tư Lệnh QĐI/ QK1 đều là Thiếu tá trở lên, ít ra tôi phải Trung úy để công tác hữu hiệu hơn, nhất là mỗi lần bước vô phòng hội, mang lon Trung úy cũng còn tương đối khiêm tốn đấy.

2/. Đặc cách là vì chức vụ thôi, thay vì Quân Đoàn đề cử một Thiếu tá nam quân nhân đảm trách Phòng Xã Hội này.

3/. Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả, là ông không thấy tôi làm việc quên cả bản thân và con cái tôi đấy à, đi ủy lạo tiền đồn, chăm sóc thương bệnh binh, giúp đỡ gia đình tử sĩ, vv và vv…   Chưa kể hướng dẫn các phái đoàn quân, dân, chính… tới tận các đơn vị và trại gia binh thật xa xôi, để họ thấy tận mắt cuộc sống của đại gia đình quân đội Việt Nam Cộng Hoa, với chủ trương ổn định gia đình quân nhân các cấp ở hậu phương, để nâng cao tiềm năng chiến đấu ngoài tiền tuyến.

Thế thì công tác của chúng tôi nếu chu đáo, là có thể ví với sức mạnh của một…

Ban tôi cười ha hả:

- Cô định ví với một Trung đoàn hay Sư đoàn đây?

Cô Mỵ bạn tôi đã nghiêm ngay sắc mặt:

- Không ví với một Sư đoàn hay Trung đoàn gì cả. Ông cũng biết là cơ sở Xã Hội của QĐI/ QK1 trải từ Bến Hải đến Sa Huỳnh. Ngoài cái PXH trung tâm này, chúng tôi còn có các phòng, ban Xã Hội của 3 Sư đoàn 1, 2, 3, các ban Xã Hội Trung đoàn, Lữ đoàn, Chiến đoàn, Liên đoàn thuộc các binh chủng yểm trợ nữa chứ.

- Thôi thôi, khỏi kể nữa! Bây giờ các cô có đi ăn bún Trần Bình Trọng, hay là tới quán Phụng Hiếu nổi tiếng không nào? Bộ cô Mỵ không nhớ là tôi thân với Phụng Hiếu lắm sao?

- Thì… đi thôi, chưa tới giờ làm vệc mà, các bạn (là nhân viên Xã Hội của cô Mỵ) có ai tháp tùng không?

Mấy cô nhân viên Phòng Xã Hội trẻ trung bèn đùa rỡn giơ tay lên:

- Đi chứ!

Văn Ban tôi đã quen với không khí này rồi, chầu ăn sáng cho mỗi người gồm một tô bún với ly cà phê sữa đá, cô Mỵ bạn tôi thích cà phê sữa đá lắm. Văn Ban tôi tổng trả, chẳng là bao.

Thế mà giờ đây ở Mỹ, đủ các tiệm cà phê của đủ các dân tộc Mỹ, Việt, Đại Hàn, Tàu, vv… cô ấy lại cứ hững hờ như người mất hồn.

Tôi hỏi Mỵ vì sao. Mỵ không trả lời đúng câu hỏi gì cả, lại như than thở:

- Lúc tôi đi tù cải tạo về, Mỵ nói, tôi nghe người ta đồn là ông Ban và ông Toán đã chết trong tù rồi. Ai ngờ ông Ban qua Mỹ từ 1975, còn ông Văn Toán (Thiếu tá Biệt Động Quân Nguyễn Văn Toán) tôi gặp khi đi nộp hồ sơ ra đi theo diện tị nạn.

Vẫn cách nói chuyện từ xa xưa, Ban tôi hỏi cô Mỵ:

- Ý cô muốn tôi chết trong tù cải tạo à? Cô quên là bà xã tôi làm USAID chứ, gia đình tôi phải đi từ 1975. Cô Mỵ à, cô thấy tôi giờ thế nào?

- Thì ông vẫn thế thôi, ung dung, sung sướng.

- Hồi mới ở Mỹ, tôi (Văn Ban) phải đi làm hãng gốm, nhào nặn chén bát sứ từ 3 giờ khuya, lương có 2 đồng rưỡi một giờ thôi. Nhưng thôi, bỏ qua đi. Mới sang Mỹ, cô muốn cái gì, chúng tôi xin mua tặng.

Cô Mỵ không nhìn tôi, mà cứ ngó vào khoảng trống trước mặt, cô thản nhiên trả lời:

- Tôi muốn có một cái mền thôi, vì bên này lạnh quá.

Tôi vừa ngạc nhiên vừa thương hại cô ta chi lạ, ngày xưa Phòng Xã Hộ QĐI/ QK1 có cả kho tặng phẩm, mùng mền, vải vóc, soong nồi, vv… để đi phân phối cho các gia đình binh sĩ, nay cô ấy lại chỉ muốn có một cái mền, khổ thật.

Tôi nói với nhà tôi, bà xã tôi xúc động đến lặng cả người đi. Chủ nhật vừa tới, vợ chồng tôi đi Costco mua tặng cô ấy cái mền màu tím hoa cà, mang đến nhà thăm 3 mẹ con cô Mỵ. Chúng tôi còn tặng cô ấy thêm một tấm chi phiếu một trăm dollars, gọi là người đi trước không quên kẻ đến sau.

Chúng tôi theo đạo Tin Lành, nên những ngày mới tới Mỹ, cô Mỵ cũng chịu khó tới nhà thờ cầu nguyện cùng gia đình chúng tôi.

Tôi dư biết là cô ấy đi nhà thờ vì phép xã giao thôi, chưa thực sự có đấng thần linh nào chế ngự tâm hồn cô. Nhưng sao cô ấy lại viết lách và nhất là làm thơ, thì hình ảnh Thượng đế luôn được sùng bái. Mỵ đã khiến nhà tôi thấp thoáng nỗi buồn, song bà xã tôi hình như thật lòng muốn giúp cô ấy tìm được niềm tin. Bà xã tôi gần như một thầy truyền giảng, còn cô Mỵ chỉ thích được ngâm thơ ở nhà thờ, cô này ưa trình diễn quá, tôi cũng thấy hay hay.

 Rồi cô ấy đi chơi một loạt các nhà thờ ở ven biển Nam Cali. Ngâm thơ như một nhu cầu vui vẻ, 2 đứa con trai cô ấy đã đi học, còn cô ấy lại cứ lang thang, rong chơi, làm thơ, viết những bài văn bức xúc chuyện đời.

Ban tôi nói với cô ấy rằng:

- Văn cô thì hay lắm, nhưng cái lối viết đó Việt Nam quá đi, bên Mỹ này, ngoại trừ lớp tuổi tôi, chứ bọn trẻ chúng không hiểu đâu, là vì cô cứ ám chỉ, mở ngoặc, dấu hỏi, dấu than, vv… thật ra cũng hơi xưa rồi.

Mỵ không giận mà chỉ cười:

-  Thì tôi viết để lứa tuổi quý vị hiểu cho thôi, mai mốt chết là hết.

Như trên tôi đã trình bày, tôi và cô ấy thân mến nhau lắm, nhưng nếu không có nhau cũng chẳng sao, nghĩa là chúng tôi không sắm những vai trò gì quan trọng trong đời nhau.

Do đó, sau bài thơ chót cô ấy ngâm ở nhà thờ vào dịp Mother’s Day năm 19XX, cô ấy không đến nhà thờ Tin Lành của chúng tôi nữa. Với cô Mỵ, tôi rất hiểu, là phải có một sự kiện khác hơn điều hằng tuần ngồi trên ghế nhà thờ, nghe linh mục hay mục sư, thậm chí đến chùa, nghe chư tăng thuyết pháp, vv… tâm hồn cô vẫn đi vắng.

Song le, cô không phải là người vô thần. Cô tôn thờ các đấng chí tôn vì sợ hãi hơn là được chia sẻ, vỗ về.

Chúng tôi mặc nhiên xa nhau, dù với bên đại gia đình nhà tôi, cô Mỵ thân từng mỗi nhà, 2 bác Cả Nam, 2 bác Chỉnh, Trung tá Vũ Đức Chỉnh lại cùng phục vụ ở Bộ Tổng Tư Lệnh QĐI/ QK1 với chúng tôi. Bác Hai Quảng mà tôi đã giới thiệu cho 2 con cô ấy đi làm báo Los Angeles Times hồi mẹ con cô mới sang, bác Quảng, anh vợ tôi, là quản lý hàng chục năm cho tờ báo này. Rồi cô em vợ tôi, cũng có thời gian làm thông dịch viên ở Quân Đoàn I, quân đoàn mang con số I La Mã màu đỏ mà cả đời cô ấy mê đắm.

Cả cô ấy với tôi đều khác nhau rằng: Chúng ta chỉ còn đủ thì giờ để cầu nguyện. Nghĩa là mọi sự, mọi chuyện, vv… đều chẳng còn ý nghĩa nữa, vâng, chẳng còn gì, chỉ còn cầu nguyện và cầu nguyện.

Bà xã tôi và đại gia đình bà đều ngoan đạo vô cùng, vì thế, có một buổi tối Trung Thu kia, cô Mỵ đã viết bài thơ Thượng Đế Cho Ta Một Vầng Trăng, có lẽ chỉ lần đó, nhà tôi gọi là đọc hay là nghe thơ cô Mỵ, nghĩa là thơ phải trong khung đạo mới thoải mái hơn cả.

Tôi bỗng bị đau rồi, Ban tôi được Chúa cho vác một thánh giá quá nặng, trong thời gian tôi đau, cô ấy không biết gì cả, cũng dễ hiểu thôi, vì cô ấy không liên lạc với gia đình chúng tôi, không đi nhà thờ, hay thăm hỏi ai quen.

Kết quả là tôi được Chúa gọi, như lời mục sư mỗi lần giảng, hỏi tín đồ có sẵn sàng nhận lời Chúa gọi không. Văn Ban tôi sẵn sàng từ lâu, nên chuyện đi đến nước Trời cũng bình thường.

Cô ấy đến thăm Ban tôi lần cuối ở một phòng vãng sinh nơi nhà quàn, rất đông tín hữu Tin Lành của tôi hiện diện. Mỵ, cô xúc động không, đây là lần chết thật của Văn Ban, chẳng phải tin đồn nữa nhé. Dù sao thì cô cũng thấy mặt tôi, lúc tôi từ giã cõi đời đầy phức  tạp của cô rồi đó.

Cô cứ ngạc nhiên, phân bua với mọi người là tôi không biết hút thuốc lá, bia, rượu, vv… mà lại mắc chứng bệnh ung thư phổi quái ác chứ.

Thế rồi, chỉ vài năm sau, nay tôi mới nghe tin bạn bè nói rằng người chồng của cô, đã rời gia đình đi lang bạt kỳ hồ từ mấy chục năm, tức là sau cuộc đổi đời 30-4-1975, tưởng là mất hút, thì ông ta lại trở về nhà, để cô và hai con trai chăm sóc cái bệnh ung thư phổi như tôi đã bị và đã chết.

Song, ông chồng cô lại nhất định không chịu tin là ổng bị ung thư phổi, dù bệnh viện xác nhận kỹ càng, ông ta đòi về nhà để ngắm nhìn cô chăm sóc ông ấy thế nào. Cho tới khi những cơn đau vật vã ông ấy, ông ấy vẫn nói là đau như mọi sự đau, không ai được nhắc tới hai tiếng ung thư.

Suốt thời gian là bạn thân mến của nhau, tôi chỉ thấy cô cười rỡn, nay từ trời xa, tôi thấy cô lặng câm, không nói một lời, hằng ngày tiếp cận với nỗi đau đớn của chồng cô, tại sao cô không thở than?

 

Cô Mỵ thân mến bạn tôi ơi, cô có biết là trên cõi đời này, tôi chỉ việc vén màn mây lên, là thấy hết thế gian. Tôi biết rõ cơn đau của người ung thư phổi thế nào, nhất là bệnh ấy đang mỗi lúc trầm kha thêm.

Đồng thời, tôi biết cô đang khổ quá, chỉ một tiếng “khổ” thôi, là nói lên tất cả tâm trạng cô lúc này. Không phải khổ vì tình, vì tiền, vì trăm chuyện của dâu đã đổ lên đầu tằm. Mà chỉ một chữ “khổ” trọn vẹn thôi. Đúng rồi, tại sao cô khổ thế?!

Âu là cái số. Riêng đối với tôi, cũng là dịp để cô thêm một lần nữa thân mến tôi, rằng: tôi, Văn Ban đã chịu đau vì ung thư phổi như thế nào, bởi hiển nhiên lúc này cô đang phải lo cho một người ung thư phổi đi dần đến cõi chết, nó thảm thương ơi là thảm thương, có điều, cả tôi lẫn ông chồng của cô đều luôn luôn yêu đời kinh khủng, nhiều lúc tin tưởng sự chết còn ở xa, nhất là mùa Xuân lại sắp đến.[]

 

Hawthorne 28-11-2006

 

CAO MỴ NHÂN