Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

VIẾT TRÊN ÁO LÍNH

 

Khi hoạt động Chiến Tranh Tâm Lý được cải tổ lại, các ngành nghề sinh hoạt quanh phạm trù này, đã được chỉnh trang bổ sung đầy đủ cấp khoản tương đối để làm việc, đáp ứng nhu cầu chiến trường, thì lập tức Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị được hình thành.

Thời gian đầu Tổng Cục CTCT bao gồm mấy nha sở trước, như Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Nha Xã Hội, Nha An Ninh, Sở Quân Tiếp Vụ vv...

Sau đổi thành Cục Tâm Lý Chiến, Cục Xã Hội, Cục An Ninh, Cục Quân Tiếp Vụ, thêm Cục Chính Huấn ( hoàn toàn mới). Một thời gian sau, Cục Quân Tiếp Vụ chuyển về Tổng Cục Tiếp Vận. Ít lâu sau, Cục An Ninh cũng xem như tách rời.

Ba phần hành chính của Tổng Cục CTCT còn lại là: Cục Tâm Lý Chiến, Cục Chính Huấn và Cục Xã Hội.

Bên cạnh đó, một quân trường đào tạo sĩ quan CTCT ở Đà Lạt, để cung ứng cho các đơn vị những sĩ quan chuyên nghiệp về ngành đặc biệt này. Ra trường, quý vị sẽ được bổ sung cho các phòng Tâm Lý Chiến và Chính Huấn.

Cũng là cơ hữu của các Cục liên hệ, mỗi cục có một trường lớp riêng trực thuộc, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp như trường Xã Hội Quân Đội của Cục Xã Hội chẳng hạn.

Cục Tâm Lý Chiến, phối hợp lãnh thổ cấp vùng, có cácTiểu Đoàn CTCT. Thí dụ như ngoài QĐI/QKI của... tôi, có Tiểu Đoàn 10 CTCT. Tức là cứ mỗi Quân Khu có một Tiểu Đoàn CTCT.

Tôi chỉ kể sơ thôi, chứ đi vô chi tiết, thì dài dòng văn tự nhiều thứ lắm. Thí dụ: Tâm Lý Chiến còn có các Phòng, ban Báo Chí liên hệ, mà tôi sắp từ từ "lẻn" vào các phòng, ban báo chí ấy, để "ú tim oà" bắt gặp cả lô văn nghệ sĩ thứ thiệt.

Quý vị văn nghệ sĩ thứ thiệt "Toạ thiền" trong Cục Tâm Lý Chiến, vàcác phòng, ban TLC địa phương, từ từ xuống tới Đại Đội, thì vị Đại Đội Phó tác chiến còn kiêm nhiệm Đại Đội Phó CTCT luôn.

Tôi may mắn có mặt trong 24 Khoá CTCT cấp Đại Đội phó, để trình bầy về công tác của phần hành Xã hội địa phương, nên thú thiệt, tôi dám thưa với quý vị rằng: Đơn vị trưởng, đôi khi là sĩ quan tá lớn trong Quân Đội VNCH, ông rất giỏi điều binh khiển quan "oánh giặc", nhưng phải xử dụng một quân nhân các cấp TLC hoặc CTCT, ông đã cho ngồi tạm đâu đó, hoặc xử dụng vào các việc ngoài ngành nghề họ.

Trong tất cả quý tướng và quý tá lớn đã vào ra Tổng Cục CTCT, phải đợi tới khi Trung Tướng Trần Văn Trung đảm nhiệmchức Tổng Cục Trưởng TC/CTCT, mới thấy hoạt động CTCT khởi sắc rực rỡ.

Vị quan sáu thân cận quan yếu của Tổng Cục, là đại tá Hoàng Ngọc Tiêu tức Thi sĩ Cao Tiêu, giữ phần hành Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến, mới tổng hợp nhiều nhân dáng tao nhân mặc khách trong phạm vì Tổng Cục nói chung, và cục Tâm Lý Chiến nói riêng.

Thi sĩ đại tá Cao Tiêu thực sự là một văn nhân, thi sĩ... tài hoa, vừa có danh tiếng, vừa có tác phẩm, mới tâm phục khẩu phục được phe ta cầm bút.

Nhưng đánh võ mồm giỏi kiểu Trương Lương, thì OK quá chứ.

Ngán nhất là quý văn thi sĩ ta cứ đàm đạo ở cácquán cà phê nổi tiếng, các quán nhậu tà tà...làm thơ tình nhuyễn hơn viết công văn lính tráng thì thật..nản cho nhiệm vụ đấu tranh, ổn định hậu phương để nâng cao tiềm năng chiến đấu ngoài tiền tuyến của CTCT.

Hoá cho nên những vị Cục Trưởng nêu trên, phải chan hòa ưu đãi nhân tài (tài thực), chỉ thị uyển chuyển văn chương ngõ hầu công tác được hiệu quả nhanh chóng.

Một buổi kia, tôi có công tác về trung ương họp "Xã Hội", đại tá Tham Mưu Phó CTCT nhờ tôi đưa 1 bức thư đến tận tay.

Đại tá Cục Trướng CụcTâm Lý Chiến.

Phần hành tiếp tân trình báo và nói tôi ngồi đợi.

Phòng khách không có ai, tôi hỏi thăm chừng, rồi nói:

Thư của đại tá Tham Mưu Phó ngoài QĐI/QKI, cần nhận hồi đáp ngay.

Phần hành vô văn phòng Cục Trưởng Cục TLC.

10 phút sau, tôi được diện kiến vị cục trưởng, thi sĩ đại tá Cao Tiêu hỏi vừa đủ nghe: "Cô có quen anh em văn nghệ sĩ nào trong này không?"

Tôi lắc đầu tức khắc mặc dầu tôi có quen vài vị bạn thơ từ trước khi tôi đi lính.

Đại tá Cục trưởng vừa coi thư của Đại tá Phan Phiên TMP/CTCT ngoài tôi, vừa nói:

"Uỷ viên thơ của hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội là thi sĩ Viên Lính đấy, Cao Mỵ Nhân quen mà, còn mấy ông dân sự nữa, chắc cũng quen hả?"

Tôi chỉ im lặng nhưng vui vẻ.

Sau đó ra về. Tôi nghĩ đến vị Cục Trưởng nho nhã này, tôi lại nhớ đến bữa tiệc đãi bên Tiểu Đoàn 50 CT CT, Hạnh Phước với tôi buổi đó nhất định không gắp miếng nào giữa cái bàn dài đầy thịt cá thơm lừng, 8 vị văn nghệ sĩ quân đội hiện diện trong bàn tiệc mà cả cái không gian đó, với "tao nhân mặc khách" cứ cười vỡ cả mái tôn lợp trên hội trường, chẳng ai chịu mời ai một câu.

Bấy giờ chúng tôi còn chưa ra trường Cán Sự Xã Hội, tối đó chúng tôi về nhà Phước ăn mì gõ Bình Hoà.

Khi tôi bước ra sân để xe của Cục Tâm lý Chiến, có tiếng người kêu tên mình, người mặc đồ dân sự cười toe nói:

Cao Mỵ Nhân về công tác hả? Nhớ tôi không? Tôi nhìn ra nhà văn Nguyễn Đình Toàn, liền gật đầu chào.

Cứ thế, tôi quên bẵng cái việc in thơ, khi trong tay đã có mấy trăm bài thơ. Thơ về lính lại rất nhiều nữa.

Tại Cục Tâm Lý Chiến có cả nhà in, kể như kiêm luôn phát hành nếu cần yểm trợ.

Phần thì đơn vị ở xa, phần công tác xã hội tại đơn vị và các trại gia binh nhiều quá, tôi không có cơ hội rảnh rang để in thơ qua hệ thống cơ sở xuất bản của Cục Tâm Lý Chiến.

Tuy nhiên các văn nghệ sĩ thứ thiệt lại thích in ấn và xuất bản

ởngoài... để thơ không mang màusắc linh, khó bán vv...

Thành ra có thể nói tôi mê thích danh nghĩa nhà binh hơn hào quang thi sĩ, mặc dầu làm thơ trước khi đi lính cả chục năm.

Lâu nay có dịp trở lại khúc dạo đầu của văn chương chữ nghĩa, giây phút trữ tình lãng mạn thủa thiếu niên xa vời, Cao Mỵ Nhân tôi tưởng như diều gặp gió, bây giờ viết lách thả ga, viết lấy được.

Anh bảo: "cho bù lại tháng năm quên lãng điệu vần, chỉkết chuyện: "một, hai, ba... chúng ta đi lính... bảo vệ tự do, bảo vệ chính nghĩa quốc gia".

Đoạn anh gật đầu thú vị:" mà phải có căn cơ duyên nghiệp vậy, những huynh đệ chi binh mới tiếp bước quân hành trên mặt trận truyền thông được chớ"

Tôi nhìn anh thật lâu, có thể suýt khóc, là vì có làm thơ lãng mạn tới đâu, tôi vẫn luôn viết trên vạt áo lính...

Anh ngậm ngùi nói như an ủi tôi: Cao Mỵ Nhân là lính rồi, thì làm gì cũng mang âm hưởng lính, đó là điều chung thủy nhất, quý trọng nhất.    

CAO MỴ NHÂN