Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

HUYỀN THOẠI 12-6

(Cũng là Viết tặng Anh - CMN)

 

Có thể nói không bài thơ hay nào, không của một thi sĩ giỏi. Và, không thi sĩ giỏi nào không có một huyền thoại đẹp .

Thí dụ sáng giá nhất là huyền thoại "Tố của Hoàng ơi" của thi sĩ lãng mạn Vũ Hoàng Chương, nhà thơ tình cảm bão lũ mưa cuồng, thoạt nghe thì khó chịu như bị "nội thương ngoại cảm", nhưng đọc lâu rồi, có vẻ khách thơ cũng lặng yên, thở dài thương cho một mối tình tưởng thấp thoáng, hoá trầm kha, nan y chi lạ.

Giai thoại thơ "Tố của Hoàng ơi" có 2 bài chính:

1/ Mười Hai Tháng Sáu

2/ Tố Của Hoàng Ơi.

Tìm một ý có vẻ giới thiệu cuộc tình thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, cứ như là giận lắm mối duyên gãy đổ của mình, nhà thơ viết:

Năm mười hai tháng, ai không biết

Đã tháng nào không tháng sáu chưa?

Đây là 2 câu trong một đoạn thơ ở bài sau, "Tố của Hoàng ơi" tác giả viết năm 1972, và còn khẳng định thời gian đã trên 30 năm không có Tố, tức là khởi sự Tố với Hoàng kết thân khoảng từ 1950 đến 1952.

Bây giờ đi vào chi tiết. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (5/5/1916 - 6/9/1976), cụ vừa xong hoa giáp thì ra đi vào cõi mịt mù, sau cũng cả năm trời bị CSVN nhốt trong khám Chí Hoà, vì là một nhà thơ trí thức tiểu tư sản, lẽ nào bạo quyền duy vật để cụ yên.

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương cùng với Thi sĩ Đinh Hùng, (1920-1967) em cụ bà Vũ, là 2 nhà thơ lãng mạn nổi tiếng một lượt vớicác thi sĩ tiền chiến Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, nhưng nhị vị thi sĩ đương nêu không theo cộng sản, hai thi sĩ đã đi cư vào nam năm 1954.

Vô nam, thi sĩ Đinh Hùng thành lập ban Tao Đàn, tiếng nói thơ văn miền Tự do cùng với quý ông Thanh Nam, Văn Quang, Thái Thuỷ...

Thi si Vũ Hoàng Chương thì đi dạy học ở Saigon. Song có điều lạ, là các thi sĩ lớn ở đâu cũng vậy, người ta tức là đông đảo độc giả, thính giả thường ưa nghe huyền thoại của nhà thơ, hơn theo dõi hành trình thơ đã tiến tới đâu.

Có khi những đoạn đời sau, cũng có những riêng tư đáng ngợi ca, nhưng độc giả vẫn cứ quen thuộc huyền thoại, đến không quên một chi tiết nhỏ.

Thí dụ: khi nhắc tới thi sĩ Cung Trầm Tưởng, là lập tức khách thơ nói ngay: "Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế..."Nhắc tới thi sĩ Đinh Hùng, thì cứ "đánh thức hồn mà dậy... "Và ngay với cụ Vũ Hoàng Chương còn: "Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau" cũng khuôn vàng thước ngọc, mà xem ra thua kém "Tố của Hoàng ơi" hẳn.

Do đó huyền thoại này là bất biến với nhà thơ, "Tố của Hoàng ơi", cứ lừng lững năm này qua năm khác đi vào những khúc quanh thơ ca Vũ Hoàng Chương .

A / Mười Hai Tháng Sáu :

Mở màn cho thiên hạ thấy tình sử, với 4 khổ thơ đầu, khổ nào cũng có "Tố Của Hoàng Ơi" theo thứ tự:

1/ Tố của Hoàng ơi, hỡi nhớ thương...

2/ Tố của Hoàng ơi, Tố của Anh...

3/ Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi...

4/ Tố của Hoàng nay, Tố của ai ...

Tiếp tới 4 đoạn sau của bài thơ 8 khổ ấy, là chỉ toàn Hò,Xừ, Xang, Xế... với danh tính Kiều Thu.

Vậy Kiều Thu là nhân vật nào nữa đây?

Xin thưa Kiều Thu lẫn lộn trong Hò, Xừ, Xang, Xế mà thôi:

"Kiều Thu hề Tố em ơi" có nghĩa Kiều Thu chính là Tồ vậy .

Kiều Thu hề Tố em ơi

Ta đang lửa đốt tơi bời mái Tây

Hàm ca nhịp gõ khói bay

Hò, Xừ, Xang, Xế, bàn tay điên cuồng...

(Vũ Hoàng Chương)

Nếu huyền thoại chỉ bấy nhiêu, thì thật quả câu chuyện chỉ là Trách móc, rồi dùng Hò, Xừ, Xang, Xế... xênh phách cho quên đời.

Nhưng có một đoạn thơ như bật cái điều bí mật ra, thi sĩ Vũ Hoàng Chương nói thẳng cho những ai muốn biết:

"Huyền thoại Tố Của Hoàng ơi, chỉ là một cuộc tình cuồng, tình si, không hơn không kém, không vì một lý do to lớn nào, hay một chuyện tình lồng trong một sứ mệnh gì của Sơn Hà Xã Tắc chẳng hạn, chỉ là tình buồn, mãi mãi tình buồn..."

Men khói đêm nay sầu dựng mộ

Bia đề tháng sáu, ghi mười hai

Tình ta ta tiếc, cuồng ta khóc

Tố của Hoàng nay Tố của ai?

(Vũ Hoàng Chương)

B/ Tố Của Hoàng Ơi:

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương với hơn 30 năm, nỗi oan hờn, ẩnức không thể một mình ấp ủ được mãi.

Không lý chuyện riêng tình cảm mà bắt vợ con gia đình chia xẻ, nỗi đau trở thành mối thù ma quái, vì sự thực, Tố đó không chết, vẫn sống trong dằn vặt, oan khiên, cay đắng của nhà thơ lớn mà cứ phải lụy tình một người... Nên tới năm 1972, đúng ngày 12 tháng 6, cụ làm một bài thơ 7 khổ tứ tuyệt, lấy hẳn tựa đề: "Tố Của Hoàng Ơi". Bài thơ này gần như bạch hoá mối tình cuồng si, mê loạn trong hơn 30 năm.

Có thể trên cương vị một người làm thơ, dù mê đắm tới đâu, tôi nghĩ thời gian dài dằng dặc đó, hơn 30 năm với bao tang thương, tình cảm cũng đứng lại, dẫu Tố của Hoàng đẹp tới thế nào, cũng không là Tiên, là Phật trong tranh, để trẻ mãi không già.

Bằng chứng là: Một dịp hội thơ đầu thập niên 80 thế kỷ trước, tại Uyển Đình, tư thất của nữ sĩ Uyển Hương.

Cũng vào một ngày tháng 6 năm 1982, vì tình cờ tôi lại ngồi cạnh nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, là phu nhân của Thi sĩ đã quá cố Vũ Hoàng Chương, đồng thời là hiền tỷ Thi sĩ quá cố Đinh Hùng, nhị vị thi sĩ lớn quá, dễ gây ấn tượng.

Bất giác tôi ngó nữ sĩ Thục Oanh, mỉm cười: "Tố của Hoàng ơi" đâu rồi chị?

Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh cũng "hài" không kém, bà bèn đổi giọng nói kiểu... thơ:

"Tố của Hoàng xưa, Tố đã già..." rồi .

Mừng quá, tự dưng biết tin Tố của huyền thoại cụ Vũ, tôi ỡm ờ: "Biết rồi, nhưng Tố ở đâu xa?"

Tất nhiên, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh cũng đẩy xa câu chuyện vào huyền thoại, cho đẹp mãi tình phu, nghĩa phụ cụ Vũ cùng Đinh nữ sĩ trong văn chương, ngoài cuộc sống bình thường vậy. Hoá cho nên, yêu đây là yêu cái dĩ vãng thôi, phải xoá trắng cái dĩ vãng, mới gọi là không còn dính líu tới nhau:

Tháng có 30 ngày để giết

Ngày 12 vẫn sống như xưa

Hay:

Còn đó 12, còn tháng 6

30 năm lẻ vẫn chưa vừa ...

Đã đến lúc tình yêu thương, trở nên nghiệt ngã, hằn học, cực đoan... Thi sĩ Vũ Hoàng Chương trở thành độc đoán, dằn vặt giai nhân Tố:

Ngày mai, ngày mốt, anh nằm xuông

Ngọc đọng cơn sầu nửa kiếp thơ

Đập nát ra cho trời đất uống

Thì em sẽ rụng khỏi đêm mờ...

(Vũ Hoàng Chương)

Đoạn trên , mới chỉkhai vị, chưa uống được cái cơn say... tàn nhẫn hơn nữa, bởi vì bị khựng lại do trong tâm khảm người bị thất tình vẫn còn lại chút gì để tiếc nhớ.

Tới giai đoạn những gì quý giá, ân tình nhất đã bị gạt đi, chỉ còn lại 2 sự kiện để chọn lựa là: hy sinh hay thù hận, mới quên được người tình hay cuộc tinh.

Thi vương Vũ Hoang Chương, có lẽ vì mất mát tình cảm nhiều quá, nên thi sĩ không thể cho thêm, hay mất thêm:

Mười hai tháng sáu,cung Hồ, Xế

Một mối tình si, một mối thù

Giây phút cũng tan thành suối lệ

Trả cho cát bụi nhé Kiều Thu.

(Vũ Hoàng Chương)

Nghĩa là độc giả, thính giả tưởng rằng mối tình si, đã biến thành mối tình thù không sao gỡ đươc.

Nhưng, như tôi đã trình bầy ở trên, sau 30 năm, nhà thơ vẫn có thể viết tiếp những vần điệu cũ để tô điểm thêm cho huyền thoại, tưởng như thất thoát, mà cũng được

đền bù: Huyền thoại "Tố của Hoàng ơi", âm hưởng phảng phất những chuyện tình buồn trong cổ tích, ngoài dân gian ở bất cứ nơi đâu và thời gian nào...

CAO MỴ NHÂN