Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

HOA PHƯỢNG TÍM

 

 

Con đường trước cửa nhà tôi, lại là 2 cạnh góc vuông, nó tạo thành thước thợ, tức hình cái thước của những người làm thợ mộc, thợ nề xưa ở Việt Nam.

Nhà tôi ở xế chỗ cái góc vuông, điểm giao lưu của 2 đoạn đường "end" luôn, nên đôi lúc cảm thấy vui vui, là được ngó 2 đoạn cuối đường của 2 con phố, cảm giác không bị tù túng, nhìn đâu cũng thấy mây bay...

Mới lập hạ được hơn 10 ngày, chưa nóng nực, mà đã tưởng sắp vào... thu đến nơi... Hạ ơi, sắc phượng tím thế kia, tuy mới thấp thoáng ở vòm cây tận ngoài đầu đường, mà sao vẫn tưởng, mầu sắp sửa... lạt phai.

Thành phố tôi đang ở có nhiều hoa tím lắm. Nhưng 2 đoạn đường trước nhà, chỉ có một cây phượng gầy ốm như tôi, hoa tím nở thật nhanh, rồi sẽ tàn thật nhanh...

Lúc đầu  tôi không để ý, nhưng 16 năm nay rồi, hoa trên cây phượng ngoài đầu đường cứ nở lác đác, lưa thưa... và rụng xuống mặt hè, thấy được nỗi bâng khuâng của chủ nhà, là một trung niên buồn.

Anh ta không ra đường, cũng không ra vườn, cứ hằng ngày ở trong nhà.

Ở khu phố này, ai cũng biết điều đó, người Mỹ trắng trung niên...

Nếu tinh ý một chút, khoảng một giờ trưa mỗi ngày, anh ta mang cái ghế nhỏ ra trước cửa nhà, ngồi đọc sách, dù mùa hạ hay mùa đông, giống như một cái bệnh...bên tàn Hoa Phượng Tím ấy.

Có nỗi gì bí ẩn không, sống một mình với một căn nhà rộng. Và đọc những sách gì mà không biết... chán.

Bà cụ hàng xóm bên trái nhà tôi, nếu tôi đứng trong nhà ngó ra đường, gốc người Anh, ở căn nhà cạnh nhà tôi từ năm 1952, kể rằng khu nhà này và 2 đường phố kia, được hình thành năm ấy.

Có lẽ chỉ còn duy nhất nhà bà cụ và nhà người Mỹ trung niên nêu trên, là không đổi chủ. Tất nhiên nhà đầu đường đó là của bố mẹ anh chàng trung niên để lại cho anh ta.

Tôi hơi tò mò hỏi mánh bà cụ hàng xóm, là sao người trung niên đó cứ ở nhà, đọc sách thôi. Lối sống giống người Á Đông, họ hàng người trung niên đó không có ai nữa hả?

Cụ bà hàng xóm tôi cười: nhà đó cha truyền con nối làm mục sư. Nhưng bởi một chuyện gì đó, anh ta không đến nhà thờ từ nhiều năm nay rồi.

Những cuốn sách anh ta cầm trên tay toàn là Kinh thánh đấy.

Tôi lại suy đoán là: có lẽ anh ta là một người nghiên cứu lời Chúa, và có thể anh ta cũng đang muốn sửa lại điều gì đó chưa hoàn chỉnh của người viết trước.

Nhưng thật đơn giản, chẳng có điều gì bí ẩn ở đời, nhất là những lúc này, khắp nơi loạn lạc, khắp chốn chết chóc, thiên tai, bão lụt, động đất, sóng thần...vv...

Muông thú chết, cá chết đã lai ra ở các nước từ lâu, nhưng chỉ tương đối, phần nào. Nay cá chết như rạ. và oái oăm thay, hiện tượng cá chết hằng loạt lại xẩy ra ngay tại Việt Nam... cơ khổ.

Thì làm sao tránh được suy nghĩ thô thiển của tôi: "Thưa, có phải Thượng Đế đã bắt đầu hành xử quyền hạn của Ngài, mà lâu nay loài người cứ cho rằng Ngài ở thật xa, nay rõ ràng. Ngài ở bên ta, chúng ta hãy năng cầu nguyện hơn, để sớm được an bình trong ơn Chúa."

Cũng có nghĩa là: bọn Cộng Sản vốn vô thần, chúng là đám duy vật biện chứng, nên phải nhận những đau đớn đắng cay hôm nay.

Tôi nhìn ra vòm cây hoa tím, nắng dịu hẳn lại, người Mỹ vốn ở cạnh những sự kiện không tiền khoáng hậu, hiện tượng... cá chết ở VN, nào quan trọng bằng nơi này chốn nọ đang thử thách hạt nhân.

Chợ nhớ cách đây hơn 20 năm, trong dịp phái đoàn Văn Bút VNCH đi dự đại hội Văn Bút thế giới ở Praha Tiệp Khắc, đoàn còn đi vài thành phố ở bên Đức để gặp gỡ đồng hương và bạn Văn.

Chúng tôi bắt gặp một cây xanh hơi cao thôi, có vòm hoa nở màu tím sẫm.

Thoạt tưởng là hoa giấy tím, như hoa giấy các màu vàng, đỏ, da cam, trắng... ở Saigon ngày xưa, tại thành phố Bonn.

Sau tới gần mới biết là hoa giả, họ làm bằng lụa mỏng, hồ cứng những cánh hoa nhỏ bằng đồng dollar vàng, mà giới trẻ thích đục lỗ, xỏ giây đeo cổ một thời.

Tôi hỏi bạn Văn tại sao họ mất công kết y một tàn hoa giả như vậy?

Bạn văn là một thanh niên Việt, vốn là con trai một nhà ngoại giao VNCH ở Đức từ trước 1975, anh ta tốt nghiệp "triết học" gì đó, bấy giờ đang dạy học, trả lời:

Ở Châu Âu, người ta căng thẳng quá, nhất là Đông Tây Đức mới thống nhất, họ đang hội tụ một học thuyết cho riêng nước Đức, họ muốn tâm hồn được nghỉ ngơi, nên thích ngắm màu hoa mang tính chất thư giãn này.

Trở về Mỹ, tôi khám phá ra phụ nữ Mỹ ưa chuộng mấy màu thư giãn kiểu Phượng Tím ở Cali, quần áo gối mền, các thứ màu tím từ đậm tới lợt... kế tới các màu cũng mang sắc thái... nghỉ ngơi, hơn cái màu ngụt lửa đấu tranh kiểu Ba Tàu... là đỏ với da cam.

Thế nên khi màu đỏ được cộng sản lấy làm biểu tượng, thì những vòm hoa phượng đỏ, mặt trời đỏ... có thời gian Hải ngoại căm ghét lắm, thù ghét thế đến nỗi thời gian đầu họ... theo dõi từng chi tiết về "màu đỏ". Một nhà quen tôi sau 30-4-1975, đã viết trên một tấm bảng như sau:

You Red?

I No.

Bấy giờ những con em của thế hệ chúng tôi, những người bị Bên Cướp Cuộc sang đoạt toàn bộ những cơ ngơi điền sản, tiền tài, danh vọng ở miền Nam.

Thế hệ chúng tôi căm ghét bọn "Đỏ", nên không thể nào ưa nổi màu máu tanh ở sau lưng mình khi vượt thoát được đến miền đất hứa Hoa Kỳ.

Phần nhiều bước chân tới sứ sở lưu vong này, vào mùa hạ năm 1975, màu Hoa Phượng Tím đột nhiên kéo Tâm tư tình cảm người tị nạn tới những bình nguyên Châu Mỹ, để bớt nhớ nhung quê hương VN xa vời đang khốn khổ vì Cộng Sản bạo tàn.

Do đó, tưởng là bình thường, nhưng có biết đâu màu hoa tím của phượng USA... chính là những liều thuốc an thần cho riêng dân ta, khi ra đi tìm đất sống ở bên này biển Thái Bình yên tịnh, khoan hòa...

Cao Mỵ Nhân