Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

QUAN HỌ TIỄN NHAU VỀ

 

Bà bạn tôi có cháu gái học ở UCLA, một trường đại học mà bây giờ nhận khá đông du học sinh từ các nước Châu Á, trong đó VN, rất đông đảo sinh viên gốc Hà Nội.

Đây là lần thứ 2, tôi tới trường đó, cùng với bà bạn nêu trên, dự lễ mãn khóa của cháu bà, do bà ấy mời đi cùng cho vui, và cho biết, bà nói tôi ham viết lách thì phải đến mà xem "chúng nó" sinh hoạt thế nào, tôi hưởng ứng liền.

Một hội trường thật lớn, có nhiều cửa ra vào, chưa vô đã nghe ban nhạc cơ hữu, tức là của nhà trường, chơi nhạc trẻ xập xình, có cả bộ môn hát...nói, kể chuyện bằng tiếng Mỹ, rồi tự dịch ra tiếng Việt, vì người bạn "hát nói" trẻ đó là du sinh, nói tiếng Bắc kiểu Hà Nội thời nay nên có nhiều âm điệu...khó nghe!

Bà bạn chính tông Hà Nội xưa nhìn tôi lắc đầu, ghé sát vào tai tôi, phê bình:

- Không hiểu sao bây giờ chúng nó nói cái kiểu gì ấy, bà (là tôi) nghe được không? Tôi chịu, từ nãy tôi chú ý lắng nghe mà chịu, chả hiểu gì cả.

- Thì nó đang "rap" VN mà.

Sau có vài màn tiết mục, xen kẽ đông, tây, kim, cổ. Rồi lại tới màn hát quan họ của những cô gái Bắc Ninh, cũng thời nay, nhưng nghe được vì âm hưởng quan họ Bắc Ninh thật sự, nên người nghe như chúng tôi, lớp Bắc Kỳ cựu, tức Bắc Kỳ cũ, thì chèo cổ, quan họ, cò lả, trống quân, sa mạc vv...còn cảm thấy gần gũi chút nào.

Ba cô du sinh mặc yếm sồi, váy lĩnh, kẻ mầu hoa hiên, gạch non, trông có vẻ...dân tộc tính VN xưa một chút.

Đoạn cuối của bài hát quan họ có câu đơn giản thôi, nhưng cứ nhắc đi, nhắc lại nhiều lần:

- Quan họ chúng em về...

Mới nghe thì khó chịu, vì bài hát giọng Bắc, cứ mặc nhiên bị liệt vào loại ca nhạc thời nay ở trong nước, nên lại tự...bực mình vừa...xem thương, vừa ghét bỏ.

Ba cô gái làng quan họ cũng khá đẹp, duyên dáng,

- Quan họ, chúng em về...

Bà bạn tôi nói nhỏ: " Ừ, thì về đi, cứ ráo pháo hoài!"

Ba cái nón quai thao đong đưa bên cạnh, trước bụng, cho có vẻ duyên tình, bén nghĩa. Tất nhiên, trước mắt là ba "du sinh" nam, cũng hát đối qua, đối lại...

Cho tới lúc tôi nhận ra rằng câu hát: "Quan họ, chúng em về " như một lời từ biệt, một hẹn hò năm tới gặp nhau. Và cả lời than tiếc vì có thể họ, những quan viên đôi bên trai, gái sẽ chẳng bao giờ gặp nhau nữa, vì hoàn cảnh, vì khoảnh khắc, vì các thứ vân vân...khác ở đời.

Âm điệu quan họ, và sự tưởng tượng quá lãng mạn, trữ tình khiến tôi đã để rơi mấy giọt nước mắt cảm tưởng...

Hát quan họ phải có nhiều yếu tố khách quan, trước nhất phải có một giọng...thu hút, một tâm tình cởi mở, phải ứng đối hồn nhiên, trong sáng, nhưng vẫn ý tứ, mà vẫn nhiệt tình gắn bó...

Bà bạn tôi hỏi sao tôi cảm động quá thế, nó chỉ là một điệu hát dân gian, có thấy văn hóa lắm đâu.

Tôi mỉm cười:

- Những người hát quan họ, đã ru tình, ru đời, và ru chính cá nhân họ, khiến có vẻ hơi bị lụy một chút, chứ thực sự lời hát quan họ trong sáng lắm đấy.

Bà bạn tôi vốn là phu nhân của đại tá B trước 30-4-1975 phục vụ ở một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng, đại tá B, mới quá cố vì tuổi già, ông cũng trải qua 12 năm tù cải tạo ở ngoài Bắc, tới Hoa Kỳ theo diện HO, được ít năm, thì đau tới mãn phần luôn.

Bà quả phụ đại tá B thì lại thực tế đến 101%, trong thời gian đại tá B bị lao lý, cũng có vài người con ở hải ngoại do đi vượt biên, mà bà vẫn buôn bán chợ trời Tân Định, lại hay rủ tôi về nhà bà, sau khi tôi đã đi tù cải tạo về, để bà cho thưởng thức món canh sườn hay xương heo nấu với hột nứt. Bóc vỏ hột nứt, rồi hầm với sườn non, ăn ngon và đậm hơn khoai tây, khoai môn nữa.

Tôi nói với bà rằng: Hồi còn ở tù cải tạo, trung tâm tù nữ chúng tôi gồm vài trăm người vừa Nữ Quân Nhân, vừa Nữ Cảnh Sát. Những ngày lễ của họ, hay Tết nhất VN, chúng tôi cũng phải soạn chương trình văn nghệ...để liên hoan.

Tôi đã ngâm thơ và hát...quan họ nhiều nhất. Bà hỏi dò:

- Thế có lần nào khóc không?

- Có chứ, vì lời lẽ quan họ chỉ toàn hứa hẹn, đợi chờ...

Trong văn chương quan họ, không có chuyện tiếc thương dĩ vãng như đa số nhạc tân cổ dân gian.

Có lẽ nhận xét tôi có vẻ chủ quan, vì là hứa hẹn dịp gặp gỡ tới, hay văn hoa nói tái ngộ.

Tôi hỏi một em trong ban tổ chức là mấy cô "du sinh" đó có phải học bài bản quan họ, hay tự biết kỹ thuật.

Ban ta trả lời: vì nếu hát tân nhạc, du sinh đâu dám hát nhạc vàng VN Cộng Hòa, cũng chưa hát được tiếng Mỹ, chỉ có một cách đóng góp là hoàn toàn xài dân ca thôi.

Lúc này du sinh còn ngại hơn những năm trước, là sinh hoạt cầm chừng, để không bị phiền não, phiền toái, do đó hát quan họ là đắc sách.

Hỏi bức dư đồ phai dấu cũ

Thương người quan họ có buồn thêm

Buổi chiều đã lọt vào hội trường tiếng sáo trúc mênh mông, lan man "Quan họ tiễn nhau về". Một xã hội xưa lại lùi thêm mấy lần cách trở.

Hawthorne 8-7-2015

Cao Mỵ Nhân