Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CUỘC HÀNH QUÂN

LAM SƠN 719

 

Cuộc hành quân Lam Sơn 719, xuất phát từ nửa đêm về sáng ngày mồng 4 Tết Âm lịch năm Tân Hợi, mùa Xuân năm 1971, 2 cánh cổng chính trại Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng mở toang để đoàn quân xa của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I cùng các đơn vị trực thuộc rầm rộ lên đường, thẳng tiến hướng bắc quốc lộ số 1, trực chỉ đường 9 Nam Lào, rẽ phải xuyên qua Trường Sơn...

Tôi như người hụt hẫng, công tác xã hội được trụ tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, đóng trong thành Mang Cá Huế, nơi Sư Đoàn I Bộ Binh tọa lạc.

Tại địa điểm trên, một số nhân viên phòng xã hội QĐI/QKI được thay phiên công tác, tiếp nhận thương binh di tản từ mặt trận Nam Lào về, và chuyển tiếp đến Quân y viện Nguyễn Tri Phương Huế, hay Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các gia đình tử sĩ tiếp nhận thi hài quân nhân các cấp đã hy sinh ngoài tiền tuyến được chở bằng trực thăng về.

Bấy giờ, mùa Xuân 1971, Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu I, Trung Tướng Lâm Quang Thi - Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương (Hành quân Lam Sơn 719), Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, đương kim Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh và khu 11 Chiến Thuật, cũng là Tư lệnh chiến trường Lam Sơn 719.

Khi kết thúc cuộc hành quân, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Cao Văn Viên, các Tổng Bộ Trưởng, Tỉnh trưởng thủa ấy, hàng trăm thân hào nhân sĩ, các cơ quan, hội đoàn đã từ Trung ương ra Huế để dự khán cuộc diễn hành vĩ đại tại đại lộ bên kia sông Hương, nơi tập trung nhiều cơ sở chính quyền, đường xá sạch sẽ, khang trang.

Đội ngũ quốc quân kỳ mở đầu, rồi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú một mình tiến bước theo nhịp quân hành, đồ trận không sai một chi tiết, từ mũ sắt 2 lớp tới giày ba chạc súng đạn đeo trên người, giầy sô, huy chương cuống và giây biểu chương rực rỡ.

Cách khoảng từ đội ngũ quốc quân kỳ tới Thiếu Tướng, rồi từ Thiếu Tướng tới quí vị sĩ quan trưởng phòng, ban, đơn vị tham chiến bằng nhau trông đẹp mắt và tăng vẻ uy nghi của cuộc diễn hành.

Kế tiếp là các đoàn quân tham chiến với vị chỉ huy dẫn đầu quân nhân các cấp của đoàn liên hệ.

Công tác xã hội của chúng tôi hôm ấy là làm sao phân phối đủ số vòng hoa chiến thắng để choàng lên cổ chiến binh, từ Thiếu tướng Phạm Văn Phú tới những chiến binh can trường.

Tất nhiên số vòng hoa chỉ tượng trưng và số nữ sinh trung học được mời từ trường nữ trung học Đồng Khánh với toàn thể áo dài trắng, quần trắng, thậm chí có cô còn mang guốc hay dép quai trắng. Các cô nữ sinh nhận vòng hoa từ chúng tôi, rồi xếp hàng ra đón đoàn quân thao diễn, choàng lên cổ các chiến sĩ để tỏ lòng tôn phong chiến sĩ.

Thật vinh dự cho cô nữ sinh nào đã choàng hoa lên cổ Thiếu tướng Phạm Văn Phú buổi ấy. Nếu thực sự có tinh thần quốc gia và tâm hồn mơ mộng, cô nữ sinh đó hẳn cũng tiếc thương Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vì chỉ bốn năm sau đó ông đã tuẫn tiết vào tháng 4 năm 1975.

Chúng tôi đã phải thức cả đêm để kết cho được 100 vòng hoa, và trước đó đã phải đến trường Đồng Khánh để mời 100 cô nữ sinh tham gia việc choàng vòng hoa cho chiến sĩ đã dự trận Hạ Lào trở về, vậy mà vẫn bị "phan" 2 mục nhỏ.

Thứ nhất, trong 6 đơn vị Trung tá trưởng phòng thuộc Bộ Tham Mưu Quân Đoàn I, Trung tá Đặng Đình Kiên, trưởng phòng 4, không được choàng vòng hoa, ông đã giận chúng tôi lắm.

Chức vụ Trưởng phòng 3 và trưởng phòng 4 mới được bổ nhiệm vì 2 vị nguyên trưởng phòng: Đại tá Cao Khắc Nhật, trưởng phòng 3, và Trung tá Phạm Vy trưởng phòng 4, đã hy sinh ngay từ lúc máy bay trực thăng chở quý ông từ Đông Hà qua Hạ Lào bị pháo địch bắn rớt.

Thứ hai, trong công tác phải liên hệ nhiều phần hành, mỗi phần bận rộn khác nhau. Phạm vi công tác xã hội rất phức tạp, làm nhiều mà vẫn cảm thấy sơ sót, mỗi cá nhân cũng không thảnh thơi, bằng chứng đã thức suốt đêm kết 100 vòng hoa chiến thắng, sáng không kịp ăn uống, lại phải có mặt ở địa điểm làm lễ từ 5 giờ sáng.

Vì vậy, mặt mũi chúng tôi phờ phạc, bụng dạ nôn nao, không chuẩn bị kịp điểm tâm lại phải chờ phân phối hoa cho các nữ sinh ra quàng lên cổ chiến sĩ. Riêng tôi gần muốn xỉu, khan cả giọng, bủn rủn chân tay khi phải ở trong vòng rào, tới 2, 3 giờ chiều mới vãn hồi đám đông và mới gọi là chấm dứt công tác hôm đó.

Chưa kể có một cô nữ sinh cũng đang chờ đoàn quân diễn hành như chúng tôi, bất chợt cô ném vòng hoa xuống sông Hương để rảnh tay, rồi lẻn vào đám đông trốn biệt. Một nữ nhân viên xã hội thay thế cô tặng hoa cho chiến sĩ.

Tính tới nay đã 33 năm qua, giả như cô nữ sinh ấy có tình cờ đọc được đoạn viết này, cô cũng đã 49, 50 tuổi, với nửa đời người, bao nhiêu thay đổi, hẳn cô cũng có ít nhiều suy nghĩ và có chút tình chút nghĩa đối với dĩ vãng, đôi khi còn chút kỷ niệm chưa dễ tàn phai trong một góc tâm tư.

Riêng đối với tôi, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa có đầy đủ nhân cách và đáng được tôn vinh để nhận những vòng hoa chiến thắng. Mỗi lần kết thúc một cuộc hành quân lớn như thế, tổn thất nhân mạng và vũ khí rất cao tưởng không sao hàn gắn nổi vết thương chiến tranh.

Mặt nước sông Hương Huế luôn bình lặng đến trầm tư, cũng có lúc phong ba nổi sóng, đã từng chứng kiến bao năm tháng đổi thay từ xa xưa đến bây giờ. Không chỉ một phút bồng bột của tuổi trẻ, một vòng hoa được hay bị ném xuống sông, tôi cảm thấy mặt sông hơi cau lại, mặt sông cười nhạt, mặt sông cười xòa, ôn tồn chờ chúng tôi vớt vòng hoa đó lên để choàng cho anh lính từ tiền phương mới trở về thành phố.

Trong chiến tranh chẳng có hình ảnh nào đẹp bằng hình ảnh người chiến binh vừa từ mặt trận trở về, chính họ đã chiến đấu để bảo vệ cho hậu phương an lành và no ấm.

Và cũng không còn hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh Tướng chết theo thành - Thiếu Tướng Phạm Văn Phú thủa ấy. (1975)

Kỷ niệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 còn rõ nét trong tôi, từ nay tôi không sao tìm lại được một thời vang bóng.

 

Hawthorne, 28-06-2004

CAO MỴ NHÂN