Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

BÀI THƠ "ĐÔI DÉP"

 

Mấy hôm nay, mùa thu mưa buồn quá, mưa Cali mà giống như mưa Saigon, khách làm thơ và viết nhạc hẳn là xao xuyến lắm, vì mưa, những giọt sầu thương nhớ mênh mông.

Nếu có ai như mình, quá rảnh để ngồi nhìn mưa bay nhè nhẹ, bầu trời xám xịt và thấp ngang vòm cây trước nhà tôi kia, thì tôi xin mời ghé đây, đàm đạo về những giai thoại thơ...bất hủ của dân tộc Việt Nam, mà không thể chối cãi được là hay và đẹp tới thế nào.

Thế thì, trong thế kỷ vừa qua, có 2 giai thoại thơ mà đáng được nhân thế ngợi ca. Hay là chỉ với tôi thôi, thì xin quý vị thế tất.

Số là thượng bán thế kỷ, những bài thơ tuy mang tên tác giả hẳn hoi, TTKH, với những Hai Sắc Hoa Ti Gôn, bài thơ thứ nhất, bài thơ đan áo vv...vẽ nên hình ảnh người con gái đẹp ở đâu Thanh Hóa, phải từ bỏ Chàng đã yêu thương mình bấy lâu để đi lấy chồng, Đấâng phu quân thuộc giới quan quyền, thí dụ như ngày xưa từ làm quan phủ, quan huyện, hay cao cấp hơn.

Nàng TTKH ấy, đã có chồng cao sang, giàu có, mà cứ "Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời, của chồng tôi vv..."thì thật quả là đáng...trách, cho dẫu thơ hay đến mấy.

Nhưng từ thủa nhà văn Thanh Châu viết nên Tình Sử "Hai Sắc Hoa Ti Gôn", cho tới bây giờ, đã sắp trăm năm mà vẫn mịt mù tên tuổi tác giả "thật". Nào là Thâm Tâm Khánh, đặt ra nào là Trần Huyền Trân, nhà thơ trẻ hơn lớp Huy Cần, Xuân Diệu vv...nhưng dân tộc Việt Nam vẫn chưa cảm thấy hài lòng về danh xưng TTKH, tác giả mấy bài thơ ướt át, bi thương, bởi dở dang tình ái thủa ban đầu.

Tưởng là thôi, giai thoại bí ẩn trên sẽ không lập lại lần thứ hai, trong khoảng thời gian chưa dài lắm.

Vậy mà hạ bán thế kỷ, vẫn vừa qua thôi, lại nẩy sinh ra một giai thoại tưởng hay hơn và đại chúng hơn. Vì tự sự truyện nó không đài các, tiểu tư sản, hay quá nhàn hạ như TTKH, mà nó, giai thoại mới này, nó khổ một cách rất điển hình trong nhân dân trăm họ, gọi là "Bài Thơ Đôi Dép".

"Bài Thơ Đôi Dép" có đoạn mở đầu:

Bài thơ đầu anh viết tặng em

Là bài thơ anh kể về Đôi Dép

Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết

Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

(Còn đang tranh luận tên tác giả)

Tiếp tới nội dung, tác giả vì tình yêu tình nghĩa lứa đôi, hay vợ chồng như một Đôi Dép.

Vâng, một Đôi Dép hoàn chỉnh thì chiếc trái, chiếc phải rất song hành trên đường đi tới, hay đường đời cũng vậy.

Và, vì song hành nên dép phải cũng mòn, dẫu chiếc này mòn hơn chiếc kia...

Nếu mòn không đều, thì người mang dép sẽ nghiêng theo bên thấp, thành khập khiểng. Cũng có nghĩa là một người mất đi vì chết hoặc xa, thôi nhau. Song, nếu thay vào chiếc dép mới (không phải cả đôi), người đời và chính người mang dép đều biết không phải Đôi Dép nguyên bản đâu.

"Bài thơ Đôi Dép" khá dài, mỗi đoạn (4 câu) là một chứng minh, biện minh cho tình yêu và tình nghĩa thủy chung.

Vì một lý do gì, mất một chiếc dép, thì chiếc còn lại cũng phải quăng vào sọt rác, hoặc xếp đâu đó trong kho đồ cũ. Thời gian sau, chiếc còn lại không cần thiết, người mang dép sẽ vứt nó luôn và, đoạn kết, tưởng tượng 2 chiếc dép thủa đầu tiên, sẽ gặp lại nhau song hành về vĩnh cửu.

Nội dung bài thơ không viết ra lời oán than, trách móc, mà luôn luôn đề cao tình yêu, tình nghĩa lứa đôi hoặc vợ chồng sánh bước, song hành...

Bài thơ cũng chẳng chứa đựng nỗi ẩn ức, hay gởi gấm niềm ưu tư gì, mà rất bình thản, bình thường, song, người đọc thật lòng sót sa và cảm mến.

Bấy giờ tha nhân đại chúng, nhất là ở trong nước đang tranh cãi về tên tác giả và sự kiện xuất hiện bài thơ.

Theo thứ tự thì ảnh hưởng dư luận được xếp tên tác giả kiểu nhiều ít suy luận, gồm:

-Nguyễn Trung Kiên

-Thuận Hóa

-Và một số nhân vật khác...

Có điều, tôi chỉ vì tình cờ xem được cái mạng của "Đôi Dép", thấy ồn ào nhất là từ thập niên đầu thế kỷ này.

Sự thực bài thơ Đôi Dép đã được truyền tụng từ gần 3 chục năm nay, ở Sai Gòn, tức là từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước, và khá nhiều người thuộc lòng bài thơ, vì sự thật bài thơ rất hay, diễn tả một người yêu chồng hay vợ, yêu một người yêu an bình, thoải mái trong nghĩa của lứa đôi, và lý luận nếu một người mất đi, thì người còn lại, hay chiếc dép còn lại trở thành vô ích.

Bài thơ thoạt thì chỉ được lưu truyền trong giới...nhà giáo và học sinh.

Nay Đôi Dép lại đi xa hơn, từ trong nước, ra hải ngoại, khắp mấy châu vì hệ thống internet,mà dân tộc ta vốn hâm mộ huyền thoại.

Đôi Dép thì rõ là một đôi dép tầm thường, rất Việt Nam thôi. Có gì đâu mà nay được áp đặt vào, là vốn của Nga, của Pháp, được dịch ra.

Tại sao phải dịch bài thơ Đôi Dép nào đó của Nga, của Pháp chứ, trong lúc nó, Đôi Dép đúng chỉ là diễn tả về hoàn cảnh và xã hội Việt Nam. Rất đơn sơ, rất tình nghĩa Việt Nam.

Ngay khi con gái tôi, dạy học cấp 2 ở tận Phú Xuân, Nhà Bè, nơi nhà thơ nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển làm trưởng phòng giáo dục quận Phú Xuân đó, bài thơ đã được lan truyền, cô bé con tôi đã đọc cho tôi nghe cả mấy năm trước khi tôi xuất cảnh. Con gái tôi còn chỉ tay xuống đôi dép cháu đang mang, cười bảo rằng:

-Má xem, lạc một chiếc dép, làm sao mang được chứ, có mà vứt đi.

Tới đầu thập niên 90 thế kỷ trước nhà văn giáo sư Doãn Quốc Sỹ từ Việt Nam qua Hoa Kỳ tị nạn, anh chị nhà văn Duy Lam bảo tôi cùng đi thăm ông bà Doãn Quốc Sỹ đang tạm trú ở thủ đô tỵ nạn Bolsa.

Ngay trong câu chuyện gặp gỡ, hàn huyên, nhà văn giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã đọc nguyên bài thơ Đôi Dép cho mọi người có mặt nghe. Thường giáo sư Doãn Quốc Sỹ ít đề cập tới thơ ca, vậy mà ông đã cao hứng nhắc tới "Đôi Dép".

Bây giờ tôi có hỏi thăm giáo sư Doãn Quốc Sỹ về tên tác giả, hình như giáo sư nói "Chưa biết, có thể là khuyết danh".

Quả vậy, thơ ca Việt Nam từ xưa rồi, từ những bài tên tuổi đàng hoàng, đến những đoạn thơ ngắn, những câu thơ thôi, đã đi tới Không Thể Chê được, là lại chỉ "khuyết danh", hay có danh thì cũng tắt chữ như TTKH chẳng hạn.

Quý vị sẽ hỏi tại sao tôi không đan cử những phong, hoa, tuyết, nguyệt kiểu Hai Sắc Hoa Ti Gôn hay vân vân hoa khác, mà đưa Đôi Dép ra làm gì, mộc mạc, đồng thời là vật dụng ở thấp nhất của loài người thì tôi sẽ có thể thưa rằng dẫu vật dụng lứa đôi như bông tai, vòng tay, găng tay, bít tất...có thể không cần đôi lắm, chứ dép, giày là phải có đủ đôi.

Để kết thúc bài này, trong ý nghĩa ca tụng tình yêu lứa đôi, vợ chồng, nghĩa là phải âm dương, chứ chẳng lẽ giày, dép mà 2 chiếc cùng phải, hay cùng trái, tôi xin được kể thêm phần phụ về...tôi.

Trước khi nữ sĩ Thư Linh đi xuất cảnh, gia đình bà có tổ chức một bữa tiệc chia tay, gồm khá đông văn nghệ sĩ quen thuộc, tôi cũng được mời tham dự.

Vì vừa từ trại tù cải tạo về ít lâu, nên quần áo, và trang phục tôi chỉ toàn đồ "đấm vố", tức là đồ vứt đi không ai lượm, nhưng tôi vẫn hoan ca, còn được mời ngâm thơ hào hứng. Sau tiệc trên, tôi về nhà bình thường, vui vẻ là khác, sáng hôm sau tôi đi làm ở câu lạc bộ Dưỡng Sinh, trưa về nhà thấy con gái thứ hai của tôi đưa ra gói báo mở xem thì có hộp giấy đựng một Đôi Dép loại "Sa bô" trung bình vài chữ đề tặng trên mảnh giấy nhỏ "Tặng Mỵ" Hỡi ôi, Đôi Dép bình thường, nếu không muốn nói là bình dân...đại chúng, của nhà văn Lan Đình, tác giả tập tiểu thuyết Đường Xa Chi Mấy được giải thưởng Tinh Việt Văn Đoàn từ thủa đệ I Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Đôi sa bô si mi li quai đỏ sậm của một người xa xưa, từng...ái mộ mình, nay sau cuộc đổi đời, đã thấy tận mắt cảnh nhà...túng thiếu của tôi, bởi vì hôm trươc đi dự hội chợ ở tư thất nữ sĩ Thư Linh, tôi đã mang một đôi, đã phải may lại bằng chỉ cước, cái quai sắp sửa đứt.

Nhưng ông bạn nhà văn Lan Đình đã...biếu tôi nguyên đôi dép mới, vì chúng tôi có thời mỗi người tưởng là một chiếc dép của nhau, như cái mạng "Bài thơ Đôi Dép" đang đầy trên Ipad đó đây, nhưng rồi dép ai nấy mang tới bây giờ...chẳng có gì nuối tiếc.

Hawthrone 3-12-2014

Cao Mỵ Nhân