Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

BẾN ĐÒ

 

Bến cũ, đò xưa là hai hình ảnh rất trữ tình trong bất cứ hoàn cảnh nào, vui hay buồn.

Song có lẽ Bến cũ, Đò xưa chất chứa nỗi buồn từ mức độ mơ màng tới thăm thẳm, lê thê...trong cuộc đời "quí vị" nếu có, và chúng tôi, nên hôm nay, một lần nữa, tôi lại kể lể về những dòng sông, và những Bến Đò vời vợi...tâm tư, tình cảm...chứa đựng đầy nỗi nhớ, niềm thương ở Chốn Bụi Hồng này.

Số là tôi có lần viết về bến đò Đan Nhiễm, ở bên kia sông Hồng, đối với làng Sở Thượng, quê nội tôi, ngoại thành Hà Nội, thủa tôi theo cha mẹ từ Chapa, suôi về châu thổ Hồng Hà, mẹ tôi đã cho tôi đi chợ Đan Nhiễm.

Hay là sau đó, phải tản cư vô tận Tràng Cát, nơi có một con đê và dòng sông cạn, vì lúc đó mùa hè, nên lũ lụt chưa hoành hành bên bờ đất lở, Tràng Cát ở bên bồi, nên dân làng đó trồng toàn cây vừng (tức mè ở miền Nam) chị em tôi hay chơi trốn tìm ở những luống vừng mỗi trưa vắng lặng, êm ả.

Ngoại trừ sông Hồng, sông Thái Bình với châu thổ gọi là phì nhiêu, thuộc Bắc Kỳ (!), hai con sông cuồn cuộn sóng là sông Đà, sông Lô, thì còn hàng chục con sông nhỏ, tên tuổi cũng lẫy lừng trong văn học sử, theo thứ tự từ thượng đỉnh tới hạ lưu gồm quý sông: Kỳ Cùng, sông cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Nhuệ, sông đào Nguyệt Đức...vv và vv...đặc biệt là dòng sông Vân, tôi chỉ được biết nơi mấy giai thoại văn chương, có thể là có thật, sông Vân, bến đò Vân, nhưng chỉ quý vị lớn hơn tôi mới có dịp thưởng lãm dòng sông, thơ mộng, quạnh hiu, và trong vắt ấy.

Thành thử sông Vân óng ả, mượt mà sóng gợn mơ màng của nhà thơ Nguyễn Bính, của nhạc sĩ Phạm Duy, khi viết bài Gái Xuân, với câu:

...Gái Xuân rũ lụa trên sông Vân.

Tôi thường băn khoăn, không biết có phải con sông Vân đó, có bến đò Vân mà vở kịch: Gái Việt Trên Đất Tàu của đoàn cải lương Bắc Việt Kim Chung, từ trước năm 1954 ở Hà Nội và Hải Phòng, đã hát kỷ lục tới hơn một tháng mỗi lần...ra quân, cô gái Việt tên Mai với hành trình bí mật đã vì lý do nào đó, thiệt mạng trên đất Tàu, đã ôm ngực khóc than với một phụ nữ Việt khác, sắp trở lại quê nhà:

...Chị về đất nước Nam ta

Ghé thăm Vân độ, hỏi nhà bà Duyên

Nhắn dùm với mẹ già em

Rằng: Mai đã chết ở bên đất Tàu.

Nghĩa là bến đò Vân đó có mẹ già cô Mai, đang mòn mỏi trông chờ con gái về...thăm quê. Như bây giờ, có hàng chục bến đò, bến xe ở Việt Nam đang trông chờ các cô gái đi làm dâu ở đại lục (Trung Quốc), bên Đài Loan, bên Nam Hàn vv...trở về thăm nhà, nhưng thay vì phải đi bộ, đi đò, đi ngựa vv...qua biên giới Việt Trung, thì quý cô đi máy bay về Nội Bài, hoặc Tân Sơn Nhứt, thật văn minh, tiên tiến rồi.

Tới đây, tôi lại muốn mở một dấu ngoặc ấy là hình ảnh Cô Mai, con bà Duyên ở bến đò Vân bấy giờ quả hiếm có, vì quý cô dâu...tiến về hướng Bắc, hướng Đông châu Á, bây giờ đã mang tính chất Toàn Cầu Hóa, như lời cụ cựu Tổng Thống Hoa Kỳ tới VN vào năm 2000-Cụ Clinton đến nói chuyện tại một Đại học ở Hà Nội, vừa mỉm cười "vị tha" vừa vui vẻ thốt:

-Mọi việc thời nay đều có tính cách Toàn Cầu Hóa..., hãy mở lòng ra cùng thế giới...tiến lên!

Khiến các sinh viên Hà Nội năm đó phải chùng lòng xuống suy tư, một cô sinh viên được phỏng vấn, đã trả lời...e ấp:

-Ông ấy (Clinton) như một ông...vua.

Bởi vì cô sinh viên không biết bày tỏ thế nào cho vừa lòng tất cả, những người nghe, và những bạn bè đang...ưu tư.

Một ý tưởng khác, vừa len tới tôi, là vẫn hình ảnh một bến đò...sơ khai thủa còn mưa thấm chiếc thuyền nan nào đó, một lãng tử Trung Hoa cách đây cả trăm năm hơn, ông ta qua "An Nam" để bán thuốc ồ, hay tìm việc làm chi đó, hầu độ nhật qua ngày.

Ông ta chính là thân phụ nhà văn Minh Hương sau này, với tên tuổi khá lừng danh: Hồ Dzếnh, trong cuốn Quê Ngoại, ông đã từng viết về cụ cố thân sinh ông, một đêm mưa qua sông, chẳng biết về đâu, đã xin nghỉ nhờ nhà cô lái đò. Sau đó, cụ cố lang thang mưu sinh độ nhật, đã cùng cô lái đò nên duyên chồng vợ..., thành ra bến đò cũng có khi là nơi gặp gỡ của...duyên phận.

Hơi tương tự thế, năm 1979, quân Bắc phương tràn qua biên giới, 6 tỉnh địa đầu Bắc Việt bị đánh tả tơi, vì lẽ đã "kháng chiến chống Mỹ thành công" mà quý bố Trung Ương Đảng Cộng Sản VN quên luôn đàn anh vĩ đại, đang chủ trương bành trướng Đông Nam Á, lãnh đạo Trung Cộng bèn "dạy" cho VN cộng sản bài học lễ nghĩa thâm giao vô sản.

Thế thì hàng chục chuyến xe tải, mà văn chương miền Bắc gọi là "xe ô tô", lại cũng tiếng Phá Lăng Sa phiên âm ra thôi, mỗi khuya về, sớm tối, đến cửa khẩu Móng Cáy chở các chú Tàu lỡ mọc rễ ở phương nam, đang bị quân đàn em đánh đấm cho...bỏ tức ! có một cảnh tượng khá...bi thương! là anh Tàu lục địa cỡ 35 tuổi, đang khóc trước mặt chị Việt Cộng cỡ 30, và đứa con trai 5 tuổi. Anh ta không được phép đưa vợ con "An Nam" về Bắc Quốc, đôi bên bèn hứa hẹn một ngày tái ngộ mơ hồ.

Hóa cho nên vạn sự giai do tiền định hoàn cảnh nêu trên, không giống hoàn cảnh 2 cụ thân sinh ra nhà văn Hồ Dzếnh, bé trai 5 tuổi, đương nêu, không có số làm nhà văn lớn. Dù sau này bé lớn lên có hát bài Chiều, thơ Hồ Dzếnh mà hầu như chúng ta đều thích, bởi những câu như:

Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày...

...Nhớ nhà châm điếu thuốc

khói huyền bay lên cây...

(Chiều-Hồ Dzếnh)

rồi cao hứng làm thơ hay viết văn, thì cũng phải đợi thời gian trả lời.

Dòng sông vốn đã miên man, nỗi buồn, mà bến đò, thì càng vời vợi nhớ thương. Cho dẫu khách qua sông, hay cô lái đò ở lại, cho dẫu tráng sĩ quá giang, hay lão phu tại bến đón mưa dầu, nắng lữa vẫn mãi lênh đênh giữa đất trời vạn thủa.

Hawthrone 4-10-2014

CAO MỴ NHÂN