Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HOÀNG HÔN XANH

 

Thường người ta chỉ nghĩ chiều vàng, nên gọi Hoàng Hôn.

Màu chiều vàng không phải lúc nào cũng vàng, rực rỡ, như gấm vóc hoàng kim, không phải vàng chói chang như mâm đồng, mà Hoàng Hôn có hòa lẫn một vài màu khác như đỏ sẫm, đỏ nhạt, da cam, màu vàng, mỡ gà, màu lá chuối non, màu xám lợt, xám đậm, và nhất là màu tím, đủ "gam", từ hoa cà, bằng lăng, sim, tới tím than, tím nhiễu.

Vì thế, nửa phần sau của thế kỷ 20 vừa qua, người ta còn thơ mộng hóa màu chiều, thành màu chiều tím, nghĩ cũng đúng, vì sau thời khắc chiều thực sự vàng cam, là đến phút giây chiều tím, nhưng rất nhanh, để kết thúc thì bóng tối dâng lên, rõ ràng bóng tối từ mặt đất đi lên, không phải màn đêm ập xuống như lâu nay tôi vẫn tưởng.

Thế nhưng, có một màu chiều mà lâu nay tôi nhớ, đó là màu chiều xanh của Vũ Anh Khanh, một nhà thơ trong số những nhà thơ, nhà văn viết lách từ tiền chiến, song lại chưa nổi lên trong thời gian tiền chiến, mà người ta nhớ đến quý ông vào khoảng các năm từ 1948 đến 1954, ở ngoài Bắc, Vũ Anh Khanh (thi sĩ) Hoàng Công Khanh (Kịch tác gia) Ngọc Giao, Nguyễn Minh Lang (nhà văn)

Màu chiều xanh có lẽ chỉ thấy ở miền Bắc vào giai đoạn các thanh niên ở Hà Nội, từ bỏ gia đình, thoát ly theo kháng chiến bước đầu, rồi ngổn ngang tâm sự, lại bỏ kháng chiến đi lang thang, lên trung du, mạn ngược, có khi qua hẳn biên giới Việt Trung, sang Tàu.

Một số khác về tề, thường gọi hồi cư, lục tục từ các năm 1947-1948 cho đến 1954, quý vị ấy lại tự tách ra, người di cư vô Nam, người ở lại ngoài Bắc, để rồi không rõ tăm tích nữa.

Vào năm 1982, 1983, tôi có dịp hỏi thăm vài người làm văn nghệ từ ngoài Bắc, vô Nam, về nhà văn Ngọc Giao, thì được họ trả lời:

-Hình như mất tích,

Sở dĩ tôi hỏi thăm nhà văn Ngọc Giao, vì ông là tác giả 2 cuốn Quán Gió, Mưa Thu mà tôi đã đọc đi, đọc lại thủa tôi mới lên đệ thất (lớp 6), và từ đó tôi trở nên cây bút Nhi Đồng ở thành phố Cảng (Hải Phòng). Tôi bị ảnh hưởng văn chương phóng khoáng của ông, cho dẫu tôi viết truyện "cổ tích" bắt đầu bằng những chữ "ngày xửa, ngày xưa", nhưng tôi vẫn lồng những câu văn óng ả vào nội dung truyện vốn quê mùa, chất phác đó:

Và thơ thủa ấy đối với tôi mơ mộng như thần thoại, nên tôi cứ nhớ hoài 2 câu thơ mà tôi không nhớ tên thi sĩ, chẳng biết Vũ Anh Khanh hay Đinh Hùng:

Hò ơi, thiếp muốn theo chàng

Cùng lên yên ngựa cho hoàng hôn xanh

Cái hình ảnh thiếp muốn theo chàng kia, và lại ngồi trên yên ngựa để rong ruổi lên miền trung du xa xôi, nơi có những nương đồi xanh biếc, mà nhạc sĩ Huy Du diễn tả:

Quê em miền trung du

Đồng xuôi, lúa xanh rờn...

Hay những đồi trà biếc ngon, những vườn thuốc lá tiếp vườn thuốc lá, miên man một màu xanh cỏ cây, rất ít sắc hoa, vì thế nhạc sĩ Phạm Duy viết bài Nương Chiều, có câu:

- Áo chàm về để núi tương tư...thì có lẽ chẳng còn lời nào để diễn tả hay hơn cái buổi chiều xanh đó.

Nương chiều không phải chiều ở đồi nương xanh xẫm sắc áo chàm kia sao? Cô liêu, quạnh hiu đến nỗi người con gái sắc tộc Thái hay Mường đã về lán trại lúc chiều tà rồi, còn ai nán lại đồi núi xanh rì, để tương tư bóng dáng cô gái áo chàm ấy chứ? Thành trước sau chỉ còn ngọn núi cao sừng sững đứng ngó trời không, nên núi mới tương tư người là vậy.

Tôi đã đi từ Kontum, Pleiku, qua Buôn Mê Thuột, xuống Hớn Quản để trở về thành phố Saigon những năm trước 1975, suốt vách tây cao nguyên Trung Phần, tôi chỉ thấy chiều vàng, khi thì chan chứa nắng, lúc dịu nhạt hoàng hôn, đồi cỏ vàng bát ngát, tới Hớn Quản đồi cỏ xanh rì thật đấy, nhưng mặt trời vàng vẫn bập bềnh trôi trên các đỉnh cây cao su, rực rỡ, mênh mang chi lạ.

Chiều ở Việt Nam vẫn vàng như danh nghĩa Hoàng Hôn cổ kim khẳng định, tôi bỗng thèm được nhìn thấy màu chiều xanh huyền của các văn nghệ sĩ nêu trên.

Rất nhiều lần thi sĩ Cung Trầm Tưởng trong phái đoàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đi dự hội nghị Văn Bút thế giới, cuối năm 1994 ở Praha Tiệp Khắc, kể chuyện một cách ngạc nhiên:

- Trăng màu xanh như thế nào ạ? Màu xanh lá cây, lá mạ, hay màu lân tinh thưa anh?

- Lạ lắm, y như màu lá cây non.

Tôi cảm thấy thú vị quá, có lẽ màu xanh lá cây non đó cũng là màu lá mạ, và chính là sự biến sắc từ màu vàng nguyên thủy của trăng thôi, bởi vì đơn giản như hòa hợp của màu vàng và màu xanh lá cây vậy.

Song tôi không phải giả bộ ngây thơ, để suýt soa thưởng lãm ánh trăng xanh đang trong tưởng tượng theo câu chuyện vãn cửa nhà thơ Cung Trần Tưởng đâu, mà tôi xúc động thực sự vì trí liên tưởng đã dạt dào đến độ nhớ ngay đến hình ảnh trăng xanh qua những lần đọc văn chương của nhiều quý vị dẫn thượng: từ 2 buổi chiều xanh (không phải vàng) của thi sĩ Vũ Anh Khanh và nhạc sĩ Phạm Duy. Tức là Chiều Xanh đã lạ, mà trăng xanh thì có vẻ lạ hơn nữa.

Nhưng đặc biệt hơn cả, phải kể ánh trăng xanh của nhạc sĩ Văn Cao, trong bài Thiên Thai:

- Thiên Thai, ánh Trăng Xanh mơ tan thành suối trần gian...

Nhạc sĩ Văn Cao đã tưởng tượng mãnh liệt cái ánh trăng xanh trên, tan ra thành suối màu xanh mà người trần gian đã từng thấy ở thượng nguồn, để không phải đi tìm nơi Thiên Thai mới có. Thế nên Suối Xanh, Suối Mơ của Văn Cao đã thể hiện trong thơ nhạc của ông.

Cũng có thể là dòng suối thời gian- Vì Lưu Thần, Nguyễn Triệu đã từ trái đất lạc lên trời cả ngàn năm mới trở về.

Vì thế, khi trở về, vạn sự đã đổi thay, chẳng ai ở thế gian này còn nhớ tới quý ông, ngoại trừ một Đấng Bành Tổ nào, tiên phong đạo cốt, tu luyện trường sinh, vẫn còn hiện diện tại chốn trần ai khổ lụy, hiểu được chuyện xưa, mới kể lại cho đời thần thoại mịt mù.

Ngài đạo sĩ ngần tuổi này thoát ra Lưu Thần, Nguyễn Triệu thủa xa xưa ấy, hiển hiện trong tuyệt phẩm Thiên Thai của Văn Cao, nhạc sĩ bèn mô tả rằng nơi vầng trăng cổ nguyệt chính là chốn thiên đường, mơ ánh trăng tan thành suối để người đời đều được...thưởng lãm.

Bàn về ánh trăng xanh mơ tan, thành suối của nhạc sĩ Văn Cao, thì không thể quên dòng suối Hoa Đào của thi sĩ Tàn Đà. Thực ra thi sĩ Tản Đà nói:

- Lá đào rơi rắc lối thiên thai...

Lá của cây cỏ thì vốn dĩ màu xanh, nên lá của cây hoa đào cũng màu xanh thôi, song cái lối đến thiên thai là một dòng suối:

- Suối tiễn, oanh đưa vốn ngậm ngùi...

Do đó, có thể đan cử dòng suối đưa thi sĩ Tản Đà tới Thiên Thai, cho ta 2 hình ảnh:

-Suối toàn lá hoa đào màu xanh.

Hoặc:

Suối toàn cánh hoa đào màu hồng lợt. Nên cả 2 dòng suối giả tưởng đều tuyệt đẹp.

Song le, "nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai" đã dẫn thế nhân về cõi thực, số là nửa năm tiên cảnh phải dài lắm, như Lưu Thần, Nguyễn Triệu ở Thiên Thai, lúc về hạ giới đã một thiên niên kỷ trôi qua.

Sao thi sĩ Tản Đà lại bảo nửa năm tiên cảnh chỉ là một bước trần ai thôi vậy?

Thưa vì, một bước trần ai, hay chớp mắt trần ai, là đã trăm năm mộng rồi, có nghĩa bệnh hoạn, tai nạn, bất trắc...chỉ một chớp mắt đã thành tiên hay quy tiên, tức mãn phần, chung cuộc vậy, người đã quy tiên thì đúng là thiên thu cõi khác.

-Trần ai chớp mắt, trăm năm mộng.

(Giản Chi)

Màu xanh cây cỏ vốn thực mà cũng không thực. Mặt đất và không gian không có màu xanh, thì nhân loại chết khô, chết khát còn chết đói nữa, vì không có lúa gạo, rau cỏ, củ, quả ...để ăn.

Không thực, vì màu xanh là màu gởi gắm, dặn dò, vì những gì sẽ trở lại hư vô:

-Trông ra ngọn cỏ, lá cây

Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về

(Nguyễn Du)

Thế nên, thời trẻ trung, có lúc tôi không thích màu xanh, màu xanh làm hiu quạnh tâm hồn, nên tôi viết:

Tôi thích màu xanh của lá cây

Màu xanh thiên lý, màu xanh mây

Hòa màu xanh tuế trên vai áo

Rung trước ngàn hoa phượng đỏ này...

(Mầm Ương-CMN)

Chắc nghĩ tương tự như...tôi,  nhà thơ Hoàng Anh Tuấn đã đặt tên cho con gái đầu lòng của ông là: Hoàng Hôn Thắm.

Thì ra, hoàng hôn chẳng nhất thiết màu vàng, hoặc xanh rờn như ánh trăng mơ, mà hoàng hôn  có lúc thắm tươi như màu mặt trời lặn, màu son buổi tối của các bậc nữ lưu sắp sửa đi dự dạ hội yến tiệc linh đình cùng thiên hạ...Một hoàng hôn đầy khát vọng, phong tỏa mặt trời khuất chìm trong bóng tối miên man...

Hawthrone 9-9-2014

CAO MỴ NHÂN