Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VƯỜN XƯA

 

Ở một nước thực dụng đệ nhất hạng như Hoa Kỳ, thời gian không cho phép quí vị và chúng tôi có dịp trà dư, tửu hậu, để... nhàn lãm thi ca, cũng có thể ví như là đệ nhất hạng như thơ Đường của Trung Hoa phong kiến.

Nhưng nếu quí vị đầu óc cứ bị căng thẳng đến có thể nằm vật ra mà thở, hoặc theo cách nhìn mới, để thư giãn thì đi tới các nơi xoa bóp kiểu thời nay, hay phong độ hơn thì đi nghe nhạc thính phòng chẳng hạn.

Có, hay là còn mấy ai kiếm ra một bàn trà, gồm mấy bạn trà, hay ít nhất một bạn trà, để cùng nhấp trà, thưởng thức Đường Thi.

Đường Thi, vâng, Đường Thi, mà hôm nay tôi thật là "điếc không sợ súng", hay đúng ra là "múa bút qua mắt thầy", vì chữ nghĩa hết sức ăn đong của tôi, về thơ Đường chẳng bao nhiêu, song lại quá thích thể loại thơ đầy nguyên tắc này, đến nỗi, tôi dám qua sân nhà dịch giả Ái Cầm, chủ nhiệm báo Saigon Times, để trình bày tại sao tôi bỗng hiện diện ở cõi thơ... "bác học" này đấy.

Số là lâu nay, người Việt chúng ta vẫn thường hiểu ý nghĩa của văn chương Đường Thi, thậm chí còn cao hứng đọc ra cả bài, hay vài câu đâu đó ở bài nào, mà vì không có dịp gặp nó, những câu thơ danh tiếng, ở đâu.

Thí dụ:

Thương nữ bất tri vong quốc hận

Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa

(Đỗ Mục)

Ca nhi nhục nước ê chề

Nhạc kia sao mãi dã dề bên sông

(Nguyễn Vô Cùng)

Thì hóa ra, đó là 2 câu sau của tứ tuyệt (4 câu) trong bài Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục:

Rồi cũng thế, quý vị thường hay nói:

Nhật Mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Thôi Hiệu)

Trời chiều cố lý xa trông

Trên sông khói sóng cho lòng tái tê

(Nguyễn Vô Cùng)

Vâng, thì cũng hóa ra là trong bài thơ bất hủ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, mà có thể nói bài này, ở Việt Nam ta từ xưa cho tới nay, có tới hàng trăm người dịch rồi, từ cố thi sĩ Tản Đà, tới các cụ thuộc cận hiện đại, tất nhiên cả dịch giả Nữ sỹ Ái Cầm lâu nay vẫn đăng tải gần như toàn bộ Đường Thi, độc quyền trên tuần báo Saigon Times của nữ dịch giả ấy.

Song hôm nay, tôi lại bắt gặp phần trình bày Đường Thi Tuyển Dịch gần chỉ 20 bài rất...phổ thông với thống kê tạm của một học  trò viện Haris xưa, là có tới 2/3 tổng số sinh viên học sinh, cùng quý vị văn nhân tài tử, đều đã hơn một lần học, đọc, thường hay đàm đạo mỗi lúc an nhàn cảnh vật, thế sự chung quanh, đan cử gồm: 20 bà tuyển Đường Thi, in trong phần thứ 3 của cuốn thơ Vườn Xưa, tác giả Nguyễn Vô Cùng.

Xin lướt qua nội dung tập thơ Vườn Xưa nêu trên là một tuyển tập mà nhà thơ Nguyễn Vô Cùng đúc kết những suy tư của ông từ suốt thời trai trẻ, đến bấy giờ, trang trải tuổi trung niên vào cuộc chiến cùng những phức tạp xã hội VN, để rồi hôm nay, mấp mé ngưỡng cửa cao niên, nhà thơ tìm ra một chân lý sống, không mới mẻ gì, nhưng rất"tổng hợp" đông tây, tận cựu... riêng về mặt Văn Hóa, nói gần hơn, là về mặt thi ca, mà một người VN nào có lòng với chữ nghĩa, để cảm thấy như rất thân quen với cuộc sống chung quanh.

Thế nên, 3 phần trình bày rất rõ nét trong Vườn Xưa, thi phẩm của Nguyễn Vô Cùng như sau:

-Thơ sáng tác, đa số thể Đường luật: 86 bài

-Thơ chuyển ngữ: 20 bài , được đề cập tới ở truyện Kiều (Cách nói xưa), Tức Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du.

Thí dụ: Thúy Kiều chiêm bao thấy Đạm Tiên, "Đoạn Trường Tân Thành" diễn nôm:

Này mười bài mới mới ra

Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời

Kiều vâng lĩnh ý, đề bài

Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm

(Kiều, câu 203-206)

Nguyễn Vô Cùng thủa ngồi trên ghế trường Nguyễn Hoàng (Quảng Trị), đã có lúc băn khoăn, tò mò muốn biết "10 khúc ngâm" mà Thúy Kiều chỉ vẫy tay đã viết xong như thế nào? Nên, ông ta thủa ấy đã đi tìm, và đã bắt gặp nơi 1 cuốn sách cũ, được bày bán ở bên đường, khi nhà thơ này, vốn gốc là một sĩ quan VNCH mới ra tù cải tạo, ông bèn mua về, và mới có thể dịch ra.

-Phần thứ 3 của Vườn Xưa, chính là Đường Thi Tuyển Dịch 20 bài (hai mươi bài) thôi, nhưng rất tiêu biểu, và quan trọng là rất thân quen với quý vị và tôi, 20 bài của 15 tác giả Trung Hoa phong kiến tên tuổi như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Đỗ Mục, Thôi Hộ, Thôi Hiệu vv... Trong số đó, cụ cố Lý Bạch chiếm tới 4 bài, Đỗ Mục 2, Vương Duy 2, còn 12 vị kia, mỗi vị 1 bài, nhưng như tôi đã thưa, là giọng thơ và lời thơ nghe như đã...quen quá rồi vậy.

Chẳng hạn:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngủ hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại hàn sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

(Trương Kế)

thì ai cũng nhớ là Phong Kiều Dạ Bạc của cụ Trương Kế lâu rồi, nhất hạng mỗi khi cần thư giãn, thì viễn ảnh đểm yên tĩnh ở ngoại thành Cô Tô, có tiếng chuông rơi...vv và vv...Nguyễn Vô Cùng dịch thoát ý như sau:

Quạ kêu, trăng xế, sương tràn

Đèn câu với bóng cây chan chứa sầu

Cô Tô khuất mái chùa sâu

Khách thuyền lắng tiếng chuông thâu vọng về

(Nguyễn Vô Cùng)

Từ đó, tôi tách được 8 bài trong số 20 bài Đường Thi Tuyển Dịch (phần 3 của tập thơ Vườn Xưa) là những bài mà ít nhiều quý vị có vẻ thích, nên mới thuộc, gồm:

-Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục

-Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu

-Khuê Oán của Vương Xương Linh

-Lộ Thượng Tặng Mỹ Nhân của Thôi Hộ

-Lương Châu Từ của Vương Hàn

-Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế

-Tương Tiến Tửu của Lý Bạch

Xuân Tứ của Lý Bạch

Lẽ ra, tôi phải chép đủ 8 bài vừa nên, để quý vị nhàn lãm, song, Chốn Bụi Hồng thì có hạn, làm sao diễn tả hết những tinh hoa ngôn ngữ của các tác giả dẫn thượng.

Thế nên, chủ yếu bài này, là tôi muốn giới thiệu với quý vị tinh thần yêu mến Đường Thi của Nguyễn Vô Cùng qua tác phẩm Vườn Xưa, nội cái tên của tập thơ cũng đã thể hiện được tinh thần ấy.

"Vườn Xưa" tại sao không là thửa đất VN với liếp cải, luống cà, mà phải Dịch Thủy, Lâm Giang vv...

...Tích thì nhân dĩ một

Kim nhật thủy do hàn

(Lạc Tân Vương)

Người bao năm cũ đâu còn nữa

Mà nước sông nay vẫn lạnh tràn

(Nguyễn Vô Cùng)

Tích Thái Tử Đan nước Yên, tiễn đưa Kinh Kha qua sông Dịch để diệt bạo chúa Tần.

Tất nhiên ở phần đầu (86 bài sáng tác) đã đầy đủ dữ kiện về Vườn Xưa ấu thơ, niên thiếu của tác giả-cả không gian từ bên này vĩ tuyến 17, qua Truông Cát Hải Lăng, tất cả những địa danh lịch sử Bến Hải, Đông Hà, Ái Tử, Thạch Hãn, tới Đại Lộ Kinh Hoàng, Mùa Hè Đỏ Lửa (!), hầu như không thiếu một vạt rau, mảnh ruộng...Quảng Trị, nơi "Vườn Xưa" đó. Nguyễn Vô Cùng làm được một việc mà rất khó tổng hợp vì nhiều đất đai, sông núi quá.

Bài "Thay Lời Tựa" của nhà thơ Nguyên Kinh Bắc nhận định:"Vườn Xưa" còn có một ý nghĩa khác, đó là tâm hồn hoài cổ của tác giả (Nguyễn Vô Cùng), do đó, ta không lấy làm lạ, trong "Vườn Xưa", tác giả đã không xử dụng phần lớn thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Ngoài ra tác giả còn dịch"Những bài Thơ Trong Truyện Kiều" và thơ Đường từ nguyên bản chữ Hán, mà trong phạm vi hạn hẹp của bài này, tôi xin phép không đề cập đến.

(Nguyễn Kinh Bắc)            
Nhìn qua hình thức "Vườn Xưa" đơn giản, mà sao nội dung phong phú thế, bìa là tranh màu của họa sĩ Daniel Hambleton, tên bức họa Memories Of A Garden, 5 phụ bản cũng của họa sĩ Daniel ấy, có bức Shadows On A Path khiến độc giả thoáng buồn lặng cả người. Ngoài ra 4 phụ bản còn lại toàn vẽ ra khung cảnh quê VN.

Tôi bị cuốn hút bởi lời thơ Nguyễn Vô Cùng từ sáng tác, đến dịch thuật. Cho tới đoạn kế mà tôi vẫn lúng túng, vẫn thấy như đọc chưa hết, chẳng lẽ lại đọc thêm lần nữa, tôi đành mượn thêm một nhận xét nữa của nhà thơ Nguyễn Kinh Bắc trong bài Tựa:

"Vườn Xưa" hai tiếng ấy gợi cho ta một sự hoài niệm không rời về một quê hương đã nghìn trùng xa cách, một quê hương chỉ còn lại trong tâm tưởng..., tất nhiên, để rồi nơi đất khách, quê người... quý vị và chúng tôi thấy bâng khuâng, ngậm ngùi... khóc thời gian trôi qua... quá nhanh...

Hawthrone 22-8-2014

Cao Mỵ Nhân