Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHƯ SƯƠNG NHƯ KHÓI

 

Mấy tháng nay Cali được báo động là "Hạn Hán" đến mức lúc nào cũng phải chuẩn bị bấm nút 911 vì sợ cháy.

Nhìn ra cỏ cây đang nhuốm màu lửa khét, chỉ chờ một sơ ý nhỏ, là hoa lá sẽ thiêu đốt ngay, cho dẫu mùa xuân còn nán lại ở đâu đó, và mùa hè ồ ạt kéo về như đoàn quân thắng trận ở bất cứ nơi nào đang chìm trong khói súng.

Mùa Hè mà văn chương thích tôn sùng là mùa Hạ, vì thế câu thơ của thi sĩ tiền chiến viết:

"Hạ đỏ có chàng tới hỏi"...

đã cho tôi ít nhiều xúc cảm về chuyện Tình chưa viết về ai, và dành cho ai?

Cái mối tình từ mùa Xuân sáng tươi ấm áp, tất nhiên có nhiệt thành của hầu hết các thanh thiếu niên nam nữ đã hồn nhiên, bình thản, đôi khi vô tình thả trôi vào quá khứ, để hoặc là vào Hạ, nắng lửa chứa chan, bốc khói, thúc bách đôi nam nữ phải nghĩ tới việc cưới nhau nên đám chạm ngõ, đám hỏi, đám nói, phải tổ chức vào mùa Hạ, chờ Thu vàng êm ả chú rể tới rước cô dâu về dinh, về tổ ấm, về lều tình tùy theo gia cảnh.

Nhưng về đâu thì về, ở đó có Anh và Em, là đường đời hoa ở, tương lại rộn ràng, vui vẻ, hạnh phúc trăm năm.

Có thật thế không? đường tình vốn không hề có chông gai và bảng cấm. Những ngang trái éo le là do Trên, tức Trời Cao, Tức Thượng Đế vô hình, vô sắc, song lại hiển hiện tức khắc, khiến thế nhân phải oán than, để đành bó tay trước quyền phép của Tạo hóa, để rồi thở dài, chép miệng:

Âu là cái số !

Câu thơ tôi viết kết trong bài tứ tuyệt được người anh cả của các phòng Tâm Lý Chiến, Chính Huân, Xã Hội, An Ninh thuộc khối chiến tranh chính trị Quân Đoàn I/ Quân Khu 1 chép lại, chữ lớn hơn bản thảo, đặt trước di ảnh phu nhân ông, trên bàn lính, nơi cổ sự:

-"Chị hỡi, Như Sương, như Khói thôi !"

Phu nhân ông, nhũ danh Huỳnh Thị Như Sương qua đời trong hoàn cảnh khó khăn, bi thảm, mặt nào cũng như...bế tắc, "khẩn trương".

Số là từ khi biết bệnh nan y của bà, trung tá Trịnh Thiên Khoa vừa từ trại tù cải tạo về sau cả chục năm, thay đổi mấy trung tâm giam giữ, ông bà thuê nhà ở khu Ngói Đỏ, gần nhà thờ Ba Chuông, nửa như Phú Nhuận, nửa giống Tân Bình, bởi nơi cư trú chính của trung tá Trịnh Thiên Khoa, phương danh phơi phới chốn quan trường, cũng như phần đông các gia đình sĩ quan QĐI/QK1 là ở mấy cứ xá quân đội, thế nên trung tá Khoa và bửu quyến được cấp ngôi nhà loại "trung" trong cư xá Thống Nhất đường lên phi trường Đà Nẵng, đâu còn cơ ngơi thủa trước 30-4-1975, Việt Cộng tràn vào chiếm đoạt những chung cư này, thành...phiêu bạt Saigon, tạm ổn hơn phải trở về miền Trung thân quý, rắc rối...

Nhưng lại phải nhưng nữa, xã hội VN nói chung, rất hiếm khi cho người thuê mướn nhà, dù thiếu tiền, dù quyền thế, được tạ thế ngay trong căn nhà đó, khiến tình yêu sa sót cuối đời của ông bà Trịnh phải nhuốm mùi hoảng hốt, bất trắc giai đoạn tử biệt.

Phu nhân ông, chị Huỳnh Thị Như Sương là cháu chính tông của cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng dân chủ thời chống Tây Dương chiếm đóng quê nhà, gốc Quảng Nam, nên thời ông, cha chị đã từng thấy quý cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng ở các đồi trà xanh, quế trầm Tiên Phước. Chị cũng vốn làm công tác xã hội, nên gặp chàng Tâm Lý Chiến, rồi nên duyên chồng vợ, có 3 cháu: Tâm, Đăng, Mẫn.

Như tôi vừa viết đoạn trên, rằng thay vì ông bà Trịnh có được nhà riêng, để quấn quýt bên nhau trước khi âm dương cách trở, thì trung tá Khoa phải đạp xe đạp lên tận vùng xa hướng Quang Trung, Hóc Môn, và nài nỉ người đang xây những dãy nhà còn dang dở, có căn đã được lợp mái, có căn chưa xong vách tường, thế nên nền nhà còn là đất vườn ruộng, chưa nện, chưa lót gạch, hay đổ ciment đành mua tạm một căn, để phu nhân ông có chỗ nằm chờ...chết!

Chỉ mấy ngày thôi ở căn nhà dở dang, tuyệt vọng đó, rồi thì chị nằm trong cổ sư,ï bức ảnh chị cười thật tươi, mặc áo màu xanh thân quen, chị Như Sương đã lẫn vào khói biếc của nhang đèn...mờ ào.

Là một sĩ quan Quân Lực VNCH, suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, phục vụ quân đội, rồi bị tan hàng, rồi vào tù, khi ra trại tủ cải tạo, tưởng vợ chồng xum họp, thì lại cám cảnh chia ly vĩnh viễn.

Người anh cả trong khối chiến tranh chính trị của chúng tôi đã nuốt lệ, chu toàn việc tang ma cho vợ mà cũng là người yêu của ông từ thời còn trai trẻ.

Việc đời trước đã xong, chẳng lẽ ông ở căn nhà dang dở đó suốt đời, để nghiền ngẫm mối tình chung, trong lúc 3 con ông đã lớn dần, Tâm đã vượt biên đi Anh trước khi mẹ mất, Đang thì rất hiền lành, chú bé đã lọt vào mắt xanh của một cô "công an địch", cô này lo mọi thứ giấy tờ cho gia đình cậu, và quyết chí cởi bỏ bộ áo vàng chế độ, để làm vợ Đăng. Mẫn nhanh nhẹn nhất nhà, được mẹ cưng chiều khi cha là trung tá Khoa, đang còn trong lao tù cộng sản, rồi cậu bé cũng ra nước ngoài vào thời điểm người cha bận lo chăm sóc mẹ bệnh trầm kha, và đang tìm chỗ cho mẹ cậu nghỉ ngơi an tịnh suốt đời.

Bấy giờ tôi cũng như quý vị vừa rời trại tù cải tạo, đang kẹt trước trăm công ngàn việc tìm lối thoát. Một buổi trưa hè nắng lạnh, vì mưa vừa dứt cơn giông, nghe tiếng xe đạp "ếp ếp" sau lưng, quay lại ngó thử, thì hóa ra trung tá Trịnh Thiên Khoa. Tôi hỏi ông đi đâu vô chợ Mới ở đường Thiệu Trị này, ông lại rỉ tai tôi, giống y những ngày ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1.

Vì chúng tôi thân nhau quá, nên tôi chẳng lạ gì bản tính cứ luôn như thận trọng, nói nhỏ nhẹ mà ...chết người. Ông là Kissinger của khối CTCT...tôi, thế nên nghe ông nói:

- Vô đây, vô đây, ta chỉ cho mi điều mới mẻ này.

Tôi chưa hết ngạc nhiên, chúng tôi đứng trước một sạp vải ở trong chợ Thiệu Trị, ông nói:

-Mỵ này, đây là bà ấy đấy.

Câu nói chẳng cần đầy đủ, tôi đã hiểu ngay "Bà ấy đấy", tức người thế chị Như Sương đã tan vào cát bụi ít lâu, tôi gật đầu chào, "Bà ấy đấy" tươi cười hoạt bát, có vẻ biết tôi ngay khi vừa được giới thiệu. Chao ôi, cũng phải thế chứ, trung tá đàn anh trong khối CTCT...tôi, chẳng lẽ ở vậy tới lúc thật sự răng long, má hóp sao, vợ chính đã qua đời, con cái đã ra riêng, chẳng lẽ ông ngồi chiêm ngẫm đời sau, đọc lại kinh điển chiến quốc, để nối dài công tác tâm lý chiến cho thế hệ con cháu. Ông lại nói nhỏ: "Thấy thế nào? Được quá hả?

-"Tất nhiên rồi, thế là...tốt đẹp đấy, bao giờ tá đi (HO qua Mỹ)?? Trả lời "đang chờ"

Tôi vừa mỉm cười, thì ông Trịnh quạt ngay một câu rất "Thiên Khoa" rằng:

-"Chẳng phải Mỵ nói là...tất cả như Sương như Khói thôi đó à, cô nhỏ này, đi đâu thì đi đi, bà ấy sẽ cùng đi Mỹ với tôi nay mai."

Ố la la, chàng đâu thì thiếp đó, là đúng đạo trời và đạo làm người, ông Tơ bà Nguyệt có bao giờ xe chỉ luồn kim trật đau. Nay, người anh cả của...tôi sống ở tiểu bang Sa Mạc nóng bỏng, rất hạnh phúc với đệ nhị phu nhân, vì đệ nhất hiền thê đã tan vào cát bụi từ những ngày tháng hạ buồn năm ấy.

Vâng, chuyện gì ở đời, rồi cũng Như Sương Như Khói Thôi, chỉ còn lại cái Tình là...miên viễn, nó, cái Tình, cứ như bóng ma lẩn khuất, lỡ quên đi, thì tình cờ lại nhớ...lại luẩn quẩn hiện ra...đâu đó.

Hawthrone 11-6-2014

CAO MỴ NHÂN