Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

SÓNG NƯỚC HOÀNG SA

 

Người bạn gái đồng môn, đồng khóa với tôi, thường cười hơn là nói trong bất cứ hoàn cảnh hay tình huống nào, nhưng lại giữ vẻ lặng lẽ, nghiêm trang, khiến chúng tôi Khóa Sinh Khóa Cán Sự Xã Hội Quân Đội đầu tiên, gồm 10 "đứa" kể cả nàng ta, ai nấy không phải thận trọng, mà cần xưng hô, đối thoại thế nào cho phải lẻ, để không phải xin lỗi nếu lỡ sơ xuất từ bừa phứa.

Vì thế, tuy còn trong học khóa 3 năm kể từ mùa thu năm 1959, tới mùa hạ năm 1962, còn mang danh nghĩa khóa sinh, chúng tôi đã đặt cho nàng ta là "Trung Tá", mặc dù nếu suông sẻ ra trường sẽ được mang lon chuẩn úy, như quý vị nam ở các quân trường Đà lạt, Thủ Đức, và sau này có trường đại học Chiến Tranh Chính Trị, đào tạo thẳng các sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị căn bản, chính quy nghành nghề binh nghiệp.

Khóa chúng tôi được học chuyên môn ở trường Cán Sự Xã Hội Caritas, được nhà nước đài thọ tiền học với hàng chục môn học thay đổi theo mỗi năm, được phát tiền tiêu pha gồm một ngàn chín trăm bao nhiêu chục hồi đó, tôi không nhớ lắm, thì mỗi đứa chúng tôi phải đóng tiền ăn cho trung tâm Caritas số 38 đường Tú Xương Sai Gòn của các bà sơ (Soeur) thuộc dòng tu Nữ Tử Bác Ái, hầu hết nói tiếng Pháp.

Ma Soeur phụ trách Khóa chúng tôi tên thánh Pierre René. Tất nhiên quý sơ lúc nào cũng giữ phong cách nữ tu, sinh hoạt riêng tư, chỉ tiếp xúc với chúng tôi việc học hành, ăn ở nội trú, các giờ xây dựng lý tưởng phụng sự Xã Hội, vì thế phong cách người bạn tôi nêu trên, hay biệt hiệu Trung Tá là nàng Lê Kim Sa khả ái rất được lòng ma sơ Pierre René, vì bà tiết kiệm được lời lẽ răn đe, còn tin cẩn giao cho những việc phụ linh tinh mỗi dịp thay đổi môn học, thay phiên đi tập sự ở các sơ sở xã hội như chúng tôi phải đi thực tập ở 11 nhà thương trong suốt 3 năm học, tới các cơ sở xã hội...thuần Túy Xã Hội như Ký nhi viện, cô nhi viện, dưỡng trí viện, dưỡng lão, hội cha mẹ nuôi quốc tế vv...và vv...

Lê Kim Sa, bạn gái đương nêu của tôi cũng thường nói chuyện với tôi, nhưng chỉ là để... cười, vì tôi vốn hay khôi hài, chọc cười bạn, nàng cười ngặt ngẽo, và thốt chơi:

-"Nhỏ Mỵ này, rỡn hoài à!"

Quí vị sẽ hỏi, đơn giản thế, mà sao chúng tôi tôn phong nàng là Trung Tá, trong lúc ngoại trừ mấy chị lớn tuổi hơn một chút, chúng tôi bây giờ đang cuối tuổi Teen, chưa 20, hay là vị thành niên cũng tạm. Bởi vì giám đốc Nhà Xã Hội Quân Đội bấy giờ là y sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan, tức vị cao cấp và quan trọng nhất là Trung Tá, thì Lê Kim Sa của tôi trịnh trọng nhất khóa, phải là "Trung Tá"chớ.

Nhưng "Trung Tá Sa" tình cảm lắm, mỗi lần phải chia tay một nơi tập sự ở mỗi nơi chỉ chẵn 2 tháng, bởi vì thay phiên từng cặp (2 khóa sinh), mà Nguyễn Thị Hạnh Phước với tôi cứ bị đánh giá là Bé bé lớp, tức nhỏ nhất lớp, nên ma sơ lại phải xếp thêm một lần thận trọng nữa, rằng Hạnh Phước thì đi chung với chị Hồng Vân còn tôi thì được chị Như Vân "chăm sóc liên tục từ cử chỉ đến lời ăn, tiếng nói, sao cho...ngay thẳng lối để không bị nơi tập sự phê bình, mang tiếng trường lớp Caritas của các bà phước danh tiếng Filles de la charitees của nước mẹ xa xôi tận Pháp Quốc, không "ba gai, ba góc" mà làm Xã Hội là một công tác, một thiên chức Thượng Đế đã dành cho các vị nữ tu. Chúng tôi không đi tu, cũng phải giữ phong cách của tu sĩ vậy.

Ra trường 10 người được phân bổ tới 10 đơn vị, từ địa đầu giới tuyến đến tận cùng đất Mũi tức là Cà Mau. Mỗi người...thi thố tài năng, khả năng học được ở trường sơ Caritas ấy.

Với bản tính ôn hòa, chững chạc, cán sự xã hội Lê Kim Sa biểu hiện tinh thần quân phong, quân kỷ tuyệt đối, lúc nào cũng giữ bản tính trên kính, dưới nhường nên cả Bộ Tư lệnh Hải Quân trung ương lẫn các vùng duyên hải thương mến, nể trọng.

Trong bộ quân phục hải quân màu nửa tím bông bèo, nửa tím " sa bô chê", cấp bậc sau cùng Thiếu Tá, vì tiếng đùa "Trung Tá Sa" chỉ gọi "rỡn" thôi, nàng sĩ quan hải quân, bạn tôi, đã nổi bật trước sân cờ mỗi buổi lễ, nhưng rất khiêm tốn và nghiêm chỉnh.

Trung tuần tháng giêng năm 1974, Bộ chỉ huy Vùng 1 Duyên Hải, đồn trú tại vịnh Tiên Sha Đà Nẵng, đã cùng trung ương tham chiến ở quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, nên có việc thay đổi phiên đồn trú ở đảo xa này, một trung đội địa phương quân, các phần hành liên hệ như khí tượng, ra đa, truyền tin vv...cùng một cố vấn Mỹ (Civil, không phải MACV) lên tàu, trực chỉ lênh đênh cập bãi Hoàng Sa, được điều động bởi Thiếu Tá Phạm Văn Hồng thuộc phòng 3 Quân Đoàn I/Quân khu 1 thủa ấy.

Ngày 19-1-1974, quý vị nêu trên cùng các chiến hạm điêu luyện hải chiến, hải quân Trung Cộng từ đảo Hải Nam của chúng được lùa tới. Đôi bên giao tranh, bên ta, thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà bị bức tử cùng tàu, Thiếu Tá Phạm Văn Hồng cùng 44 quân dân tham chiến hải trận Hoàng Sa, bị quân Trung Cộng bắt về Hải Nam, rồi đưa vô đất liền của chúng.

Mặc khác, một số chiến sĩ hải quân ta bám trụ mặt nước mênh mông, rồi chìm nổi bơi về hướng tây, theo hướng mặt trời lặn, trở lại bến bờ duyên hải miền Trung, bằng những chiếc phao cá nhân lẹp xẹp, thùng ni lông đựng nước, vài tuần sau, toán người sống chết với biển, đã tới bến bờ Đà Nẵng, một người vừa chạm tay vào bãi cát, đã qua đời, vì quá mất sức, còn tất cả, độ mười mấy người được trực thăng chuyển ngay về Tổng Y Viện Duy Tân, trong số đó có Chuẩn Úy Hải Quân, người Việt gốc Hoa, tên Tất Ngưu.

Thiếu Tá cán sự xã hội hải quân Lê Kim Sa, bạn quý của tôi cũng đã cùng phần hành liên hệ Bộ Tư Lệnh Hải quân của Quân lực VNCH cấp tốc ra địa phương...tôi thăm viếng.

Chuẩn Úy Tất Ngưu cùng số chiến hữu lênh đênh ba chìm bảy nổi, da cháy đen như củi than cháy dở, quí vị ấy được chiếm lĩnh một phòng đặc biệt thuộc ngoại khoa ở Tổng Y Viện Duy Tân để điều trị và phục hồi sức khỏe.

Phòng Xã Hội Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1 của chúng tôi chỉ tăng cường nhân viên ủy lạo, chăm sóc, tiền và tặng phẩm đó Hải quân trung ương, thiếu tá Lê Kim Sa đảm trách.

Ít lâu sau đó, thiếu tá Sa cùng phái đoàn trung ương của tổng tham mưu, của tổng cục chiến tranh chính trị, của riêng Hải quân VNCH, qua HongKong để đón nhận Thiếu Tá Phạm Văn Hồng và 44 quý vị trên trở về...tổ quốc.

Thiếu Tá Sa kể lại, quân ta đã mặc sẵn đồ VN ở trong, bên ngoài phải mặc đồ tù của Tàu Cộng, nhưng khi qua cây cầu...biên giới quốc cộng ở Hongkong, Thiếu tá Phạm Văn Hồng và chiến hữu đã ném lại những bộ đồ...oan nghiệt, thiếu tá Phạm Văn Hồng đã khóc nức nở ngay giây phút đó, vì ông biết Tổ Quốc VN đã mất Hoàng Sa.

Thế rồi...trôi qua. Lê Kim Sa cũng đã đi cải tạo, nằm cạnh tôi, ở nhà 3, trại tù 7590 HT-T20. Chúng tôi kể lại cho nhau nghe những lần đi đón anh em đại tộc Kaki từ các trại tù binh, chẳng hạn như ở Tân Uyên, Thạch Hãn.

Thiếu Tá Lê Kim Sa cùng chồng thuộc hải quân...thương thuyền, tức Hành Hải Thương Thuyền và 2 ái nữ sắp qua miền đất hứa, đi tái định cư theo diện HO, ở tiểu bang Washington, nơi có không khí bình lặng, ôn nhu như bản tính bạn tôi.

Nhưng cuộc đời vốn phức tạp và phi lý vô cùng, bạn đời của thiếu tá Sa là anh Ngọc lại bị chung cuộc trước khi sẽ đến bến bờ Tự Do như mong ước, đợi chờ.

Và thế rồi...lại trôi qua nữa.

Đã ở đất nước Tự Do, mà thiếu tá Sa lại thất lôïc vì căn bệnh trầm kha mà ai cũng...ngán, là nằm một chỗ mà nghe xương cốt mình hủy hoại dần, "trung tá Lê Kim Sa ngày nào, luôn cười vui vẻ của tôi, đã chìm vào giấc ngủ ngàn thu trước đây mấy năm thành nàng không biết cái tin "Giàn khoan dầu của Bắc Kinh" vừa đóng cọc ở sát thềm lục địa Việt Nam.

Thế là 2 vị chiến hữu thân quen của tôi, 2 nhân chứng...sống đến không thể nói rằng...chỉ là tưởng tượng, mà mắt đã nhìn thấy, tai đã nghe rõ mồn một về sóng nước Hoàng Sa...âm hưởng một thời lênh đênh, chìm nổi...còn vẳng vọng mãi.

Hawthrone 30-5-2014

CAO MỴ NHÂN