Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

RỒI NĂM SẼ CŨ

 

Nhà văn Duy Lam đã ngoài tám chục tuổi từ 2 năm nay, ông không thực sự nhớ hết những người quen biết suốt chiều dài thế kỷ qua, nhưng lại không quên số đồng chí, chiến hữu của ông, vì thế cho nên tạm kết luận: ông là bạn rất có tình, có nghĩa với ai đó thân bằng, quyến thuộc, nhưng rất ít biểu lộ tình cảm, khiến... xem qua có vẻ khô khan, lạnh lùng.

Trái lại, phu nhân ông, chị Thịnh Chu thì rất hiếu khách, nồng nàn tri kỷ, nếu quý vị có dịp thân tình.

Vì thế cho nên, đôi lúc nhà văn Duy Lam để phu nhân ông biểu lộ khả năng ứng xử bạn bè, cũng dễ hiểu là chị Thịnh Chu có một phong cách lịch sự, ôn hòa và mẫn cảm.

Hôm nay tôi kể chuyện về anh chị nhà văn Duy Lam, vì mùa Xuân chưa sắp hết, nhưng ngày tháng cứ cạn dần, còn mới tháng giêng âm lịch, mà tưởng như năm đang cũ dần, hay năm sẽ cũ như năm ngoái, như các năm qua.

Thế thì..., có ý nghĩa gì, đối với gia đình nhà văn Duy Lam, người cháu ngoại của dòng họ Nguyễn Tường, kêu quý cụ Nhất Linh, Hoàng Đạo bằng bác, và quý cụ Thạch Lam, Viễn Sơn bằng chú, hay nói theo kiểu miền Nam VN, tất cả 4 vị trên bằng cậu, vì 2 vị dẫn thượng là vai anh, 2 vị tiếp theo là vai em của cụ bà thứ 5 trong 7 anh em nhà Nguyễn Tường, là cụ Nguyễn Thị Thế, tác giả cuốn hồi ký duy nhất Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, lại là thân mẫu nhà văn Duy Lam, và nhà văn Thế Uyên (mới quá cố năm ngoái).

Vâng, rồi mùa xuân sẽ hết, ai cũng biết thế, nhất là mùa xuân ở khung trời Đà Nẵng trước 30-4-1975, thủa gia đình nhà văn Duy Lam cư ngụ suốt 12 năm nơi cư xá Bác Ái đường Độc Lập thành phố này. Khu cứ xá nhỏ bé với chỉ đôi mươi căn nhà, nhưng cây thì cao và lá đỏ như rừng, ngôi nhà của gia đình Duy Lam đúng ra là ngôi nhà "chức vụ" nó, ngôi nhà đương nêu chiếm một vị thế biệt lập kiểu xưa thì bảo nó là villa, phiên dịch thời đại đó là biệt thự, nhưng chẳng mang tên ai, chúng tôi chỉ gọi nhà chị Duy Lam.

Khu cư xá có lá đổ như rừng này, đã mang một sắc thái thật biệt lập, dẫu cho ở đó còn có các căn riêng của những nhân vật khá tên tuổi của đại tộc Kaki chúng tôi thường trú một thời, là bác sĩ Tạ Thúc Phú, cũng thỉnh thoảng viết lách, lấy bút hiệu Hoàng Việt Sơn, bài vở chỉ đăng ở đặc san Tổng Y Viện Duy Tân, trung tá quận trưởng Hoàng Trừng tử trận và tử nạn trong một trận lụt bi thảm, xãy ra khi ông vừa chiến đấu bảo vệ đồn, vừa di tản dân bị lũ lụt quanh vùng Quảng Ngãi, vào một mùa bão lụt giữa thập niên 60 thế kỷ trước.

Hình như ở nơi cư xá ấy, mến thương quý trọng nhau thì có, song nhà ai đóng cửa nhà nấy, không có cảnh người nhà này chạy qua qua nhà kia, để tâm sự lại rai kiểu các nhà trong trại gia binh. Thế nên, chị Thịnh Chu luôn giữ nụ cười trên môi, mà vẫn lặng lẽ trong giao tế thân cận, mỗi năm chị chỉ vui qua công việc của anh, nhà văn Duy Lam, thuở đó cả 2 ông bà ở lứa tuổi trung niên, có 3 cháu gái là Tý Ly, Bé Ty và Xu chơi quanh quẩn trong sân nhà rộng rãi, cũng chỉ hay cười như mẹ và cũng lặng lẽ đến không nghe một tiếng ồn ào nào.

Các cháu gái đang nêu, lớn hơn 2 cháu gái nhà tôi, nhưng lại được "bác Duy Lam gái" chiếu cố, cứ nhắn gọi Mimi, Nina nhà tôi lên chơi, mỗi lần Tết đến, Xuân về.

Bởi lẽ mùa xuân ở nhà bác Duy Lam vui lắm, vì đông khách, thường có những buổi tiếp tân...đảng phái! cứ đúng ngày mùng 2 Tết mỗi năm, vào buổi trưa qua chiều, là quý vị đồng chí thuộc 2 đảng lớn Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt ở bất cứ địa phương nào, tìm về như kiểu đến hẹn hội Lim, đến hẹn chùa Hương, quý vị ấy chỉ cần mang theo những chương trình, đề án, phương châm tiến tới, còn vấn đề ẩm thực thì chao ôi, ăn uống cả tuần cũng không thể hết được, nhà văn Duy Lam đãi.

Trước nhất là mỗi mùng 2 Tết âm lịch như tôi biết, có bàn thờ tiền nhân giữa sảnh đường, sát vách lớn, trầm hương nghi ngút, hoa trái đầy kệ thờ, đèn nến uy nghi, trang trọng, khách dự ai muốn thắp hương thì cứ tự ý. Những dãy ghế kê chung quanh phòng khách lớn để dễ hàn huyên, trung tâm đại sảnh là chiếc bàn rộng hình bồ dục với đủ thức ăn, thức uống, rượu tây, nước ngọt, bánh ngọt tân thời, bánh quê hương như bánh ít, bánh ú, bánh cốm, bánh gai, và nhất là bánh chưng, bánh tét, cùng mứt món dó chính chị Duy Lam nấu nướng.

Chị Thịnh Chu chân thật, chân tình với đồng chí, chiến hữu của nhà văn Duy Lam cảm thấy cần những yếu tố tinh thần, lý tưởng đó, từ quá lâu rồi, nên không thể thiếu...khách khứa!

Từ Ban Mê Thuộc cầm sự vụ lệnh về vùng 1 chiến thuật năm 1964 nhà văn Duy Lam bấy giờ mang cấp bậc đại úy mũ bê rê đen, tôi không biết ông có thuộc binh chủng Thiết Giáp, hay chỉ vì ông giữ chức Chánh Văn Phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Khu 12 chiến thuật, do tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh. hai năm sau, trung tường Hoàng Xuân Lãm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/ Vùng 1 chiến thuật (sau đổi thành Quân Khu 1), thì tất nhiên là chánh văn phòng đi theo, do đó trung tướng Lãm đã giao phó việc đảng phái dân sự cho vị chánh văn phòng này, tức trung tá Nguyễn Kim Tuấn, là nhà văn Duy Lam đảm trách.

Thế rồi 3 năm trước ngày đổi đời 30-4-1975 trung tướng Ngô Quang Trưởng từ Quân Đoàn Quân Khu 4, miền Tây Nam phần, hay là đồng bằng sông Cửu Long, trở lại miền địa đầu giới tuyến, để tái chiến cổ thành Quảng Trị, và theo nhu cầu thực tế, trung tướng Ngô Quang Trưởng lại là "em rể họ" của Duy Lam, vì phu nhân tướng Ngô Quang Trưởng là ái nữ của nhà văn quá cố Thạch Lam do đó, cả 2 vị tướng Trưởng và nhà văn Duy Lam có vẻ như là không thích ai nghĩ ngợi về chuyện họ hàng, vì cả 2 đều rất thẳng thắn và triệt để làm việc cho cộng đồng, đại chúng...nên nhà văn Duy Lam đã tự đề nghị thuyên chuyển từ Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1 ở ngay thành phố Đà Nẵng ra ngoại vi thị xã, là đáo nhậm Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh đồn trú tại Hòa Cầm, tức Freedom Hill, do quân đội Hoa Kỳ bấy giờ đặt tên cho ngọn đồi này.

Tôi không biết ông bà vui hay buồn, và tại sao phải buồn, nhưng riêng tôi thì dễ xúc cảm, tôi hỏi trung tá Nguyễn Phú Đức, gốc Nam Bộ, vì chánh văn phòng của trung tướng họ Ngô rằng:

-Buồn quá, anh Duy Lam ở đây khá lâu, Trung Tá Nguyễn Phú Đức cười vui vẻ:

-Nhưng cả 2 vị, trung tướng trưởng và Duy Lam, đều muốn giải pháp hiện tại, tôi cũng từ Cần Thơ theo Tướng Trưởng ra đây đó.

-Tức là trung tá (Nguyễn Phú Đức) đã quen việc và tánh trung tướng Tư Lệnh phải không?

-Tất nhiên, phải thật hài hòa mới chạy việc được.

Một lần nữa, tôi lại hiểu thêm tâm tư tình cảm của quý vị huynh đệ chi binh trong đại tộc Kaki của tôi.

Năm nay, nhà văn Duy Lam và phu nhân ông, chị Thịnh Chu, đã vào tuổi 82 cả 2 ông bà đều mang phẩm chất Quý Dậu, nên cứ xem như những cánh hạc trên trời, con công, ngỗng, hay gà dưới sân vườn...để thấy cả từng chút một tình cảm bạn bè chất chiu năm này sang tháng khác, nào có gì đổi thay, vẫn trước sau như nhất, Duy Lam và phu nhân ông, Thịnh Chu, vẫn nổi tiếng là vừa khó tính, vừa dễ tính, thì mới sinh hoạt được công việc xã hội chứ.

Mấy lần tôi đề nghị với thi sĩ Thái Tú Hạp dịch giả Ái Cầm, là chúng tôi có thể nào qua miền Đông thăm anh chị, nhà văn Duy Lam, vì tình nghĩa có dài thêm, nhưng tuổi tác ai cũng cạn dần, song, Thái Tú Hạp, Ái Cầm và tôi đều...bận rộn quá, mong lắm chứ, mà cũng khó...thực hành ý định trên để ngẫm câu Rồi Năm Sẽ Cũ như năm ngoái, và các năm trước kia, ôi lại xa xưa như những vần thơ chưa viết xong đoạn kết.

Howthrone 23-2-2014

CAO MỴ NHÂN