Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TOÁN VƯỢT CÙ MÔNG

 

Sắp hết năm, đèo Cù Mông heo hút lạ. Chúng tôi làm việc tại hậu cứ Sư Đoàn 9 Bộ Binh, đồn trú ở Phú Thạnh, doanh trại chiếm một vùng đất núi phía bên phải quốc lộ 1, tính từ phía Bắc về hướng Nam, nên, mỗi buổi chiều sập tối nhìn lên Cù Mông, thấy hình một chữ V trắng toát giữa vạt núi rừng đen sậm, ngó rợn cả người.

Cảnh tượng ghê rợn thật, nhưng mấy đứa chúng tôi vẫn theo vài ba chiếc xe Jeep lên Cù Mông, ngắm cảnh mặt trời đỏ ối đang rớt xuống biển xa xa, nơi có trại cùi Quy Hòa mà thời nào trước đó vài ba chục năm nhà thơ Hàn Mạc Tử đã trải giấy trên nền chiếu tanh tưởi để...làm thơ.

Những bài thơ quyện máu và nước mắt. Có thể giết được người trong mộng khi thi sĩ đã chắc chắn trở thành phế nhân.

Quy Hòa ở phía dưới núi rừng Cù Mông bên trái quốc lộ 1, muốn tới đó, phải trở lại Phú Thạnh, rồi vô thành phố Quy Nhơn, vòng theo đường bờ biển, lên một đèo khác, có mộ thi sĩ định mệnh Hàn Mạc Tử, xuống những đoạn đường dốc, Quy Hòa hiện ra, dãy nhà được xây cất từ thời Tây nằm buồn bã trầm tư dưới bóng cây dương ngơ ngẩn, nơi an dưỡng bệnh nhân phong cùi.

Lên Cù Mông, đứng ở cái đáy chữ V khổng lồ, nhưng lại là đỉnh núi, màu xanh rêu đen sậm của vách núi, vạt rừng muôn đời, tạo cho Cù Mông nơi bầu trời trắng bạch một vết xẻ núi rừng Cù Mông ra 2 bên để cho dọc đường xuyên Việt thẳng băng, hăm hở tiến vào Tuy Hòa, Nha Trang vv...tiếp tới Miền Nam sầm uất...

Trên Cù Mông thủa ấy, không có hàng quán nào cả, giữa thâm u núi rừng, đường trường thẳng thơm là may cho xe và khách quá quan lắm rồi, hàng quán mà chi...Thế nên, chúng tôi lên tới cái đáy chữ V kia, là mỗi người đứng ở một đoạn đường tương đối còn chưa hết hoàng hôn để cùng nhau...nhớ nhà, nhớ cha mẹ, chồng vợ, con cái...tùy theo, và chẳng ai tránh được tiếng thở dài, làm như ở Cù Mông, Phú Thạnh là chốn trấn thủ, lưu đồn không bằng.

Bấy giờ tôi mới có một cháu bé tí ti gởi bên nội nuôi, ngoài Đà Nẵng. Một chị bạn lớn hơn tôi cả chục tuổi, thì có bầy con ở tận Vĩnh Long trong nam...vài ba cô xã hội còn độc thân, vài ba anh"chuẩn úy" đang nhớ người yêu là nữ sinh ở Sài Gòn, đồng thời có vài vị sĩ quan lớn tuổi một chút, kiểu thiếu úy, trung úy vv...gần như mới có, hoặc đã có gia đình rồi...quý vị ấy vốn ở các tỉnh miền Nam, nên họ chán chường Cù Mông, chẳng thú vị gì cảnh núi rừng nhiệt đới, từng rặng cây lá già nặng trĩu ưu tư, quý ông rủ nhau hút thuốc lá, nhìn khói thuốc của nhau mà nhớ bếp lửa chiều của gia đình ở xa.

Tất nhiên trên đỉnh Cù Mông, cái đáy chữ V là đường đèo giao kết cuộc đời lửa đạn buồn tênh, thành cái chốt với một tiểu đội địa phương quân, cứ thay phiên nhau xuống núi, tạt qua nhà ở thành phố Quy Nhơn "anh em địa phương quân" quen thuộc dần với lính chính quy Sư Đoàn 9 Bộ Binh nên có hôm còn để phần cho chúng tôi một rổ toàn trái bắp luộc, nóng hổi.

Chẳng ai là trưởng toán chúng tôi, chỉ những chiều hết giờ nơi bàn giấy, thì rủ nhau lên Cù Mông, nên khi anh em địa phương quân đóng chốt trên đỉnh đèo, mục đích quan sát, phát hiện địch...di chuyển, thì báo cáo phòng 2, phòng 3 hậu cứ sư đoàn 9 BB, để tùy nghi đối phó, hỏi chúng tôi là sao cứ lên Cù Mông hoài, núi rừng có gì hay ho đâu, đoàn đi chơi bất đắc dĩ chỉ ngay tôi mà thốt:

-Hỏi cô trưởng phòng xã hội này đi, tại sao không về Quy Nhơn mà cứ lên đỉnh Cù Mông? À, sao cô Mỵ không mang theo quà xã hội tặng anh em địa phương quân ở đây hả?

-Ờ, đi chơi thì đi chơi chứ, chốt này cũng khổ, kém gì lính biên phòng đâu, tại Cù Mông gần thành phố, chứ nơi này xa hẳn Phú Thạnh hay Quy Nhơn, cũng kể như tiền đồn rồi.

Lần vượt Cù Mông kế tiếp, chúng tôi chở theo 10 phần quà xã hội, gồm mỗi phần một khăn lau mặt, một hộp kem đánh răng, một bàn chải đánh răng, một bao thuốc lá quân tiếp vụ, một hộp diêm (quẹt), một chai dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín. Như thế là...tàm tạm được lắm rồi. Anh em địa phương quân cám ơn rối rít, tha hồ kể chuyện ma rừng, cọp núi cho nghe, chúng tôi rủ nhau phóng lên xe về vì chẳng ai muốn gặp cọp núi, ma rừng cả.

Sau cuộc Quân Đội lật đổ chính quyền đệ I Cộng Hòa, theo diễn tiến "bầy binh bố trận" Sư Đoàn 9 Bộ Binh được di chuyển từ Quy Nhơn thuộc vùng 2 chiến thuật, về Sa Đéc thuộc vùng 4 chiến thuật.

Cái "toán vượt Cù Mông" chúng tôi, chỉ có mình tôi là buồn, lý do Sư Đoàn 9 ở Quy Nhơn thì tôi còn thỉnh thoảng lấy phép ngắn hạn về Đà Nẵng thăm nhà. Chủ yếu là cháu bé mới mấy tháng, nay vô Hậu Giang, thì chu choa, làm sao có thể nhảy xe đò về xứ Quảng được nữa, có đi phép cũng phải chờ, phải được cấp giấy phép đàng hoàng và muốn nhanh phải dùng máy bay quân hay dân sự, là sẽ chậm mấy ngày, hoặc cả tuần nếu tiếp tục xài xe đò Phi Long, Tiến Lực ngày xưa.

Đại Tá Bùi Dinh, Tư lệnh Sư Đoàn 9 BB đã được chuyển đi đâu mất, ngay trước khi sư đoàn phải vô Nam để trấn giữ miền sông nước, mà sát nách Sa Đéc là vùng Đồng Tháp Mười, với "danh ngôn" của quý vị tác chiến: "Tam Kiến, Tứ Quảng".

Tam Kiến, trong đó có Kiến Phong tức đồng lầy Tháp Mười, mà Bảo Định Giang, người làm thơ Cộng Sản chỉ có duy nhất 2 câu thơ, được chính quyền vô sản Hà Nội đãi ngộ, khi ông Hồ còn tại thế:

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen

Việt Nam (cs) đẹp nhứt có tên Bác Hồ...

(Bảo Định Giang)

khiến có lần người ở Chốn Bụi Hồng phải viết:

Tháp Mười sen đã tàn khô

Việt Nam chán ngấy tên Hồ từ lâu...

Ý nói Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường là những cái ổ Việt Cộng, còn Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi thì nghèo khổ, tai ương, chó phải ăn đá, gà ăn muối. Đại Tá Đoàn Văn Quảng, rồi Đại Tá Thiết Giáp Vĩnh Lộc đến Sa Đéc giữ chức tư lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, mấy năm sau ông thăng Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II/ vùng 2 chiến thuật.

Hệ thống Thượng cấp thay đổi liên tiếp, lẽ nào tôi là 1 "kỳ nhông cắc ké" lại cứ ở yên miền Sa Đéc, trong lúc tôi có thể xin thuyên chuyển về Sư Đoàn 2 Bộ Binh đồn trú ở Mỹ Khê Đà Nẵng, và bạn tôi là cán sự Xã Hội Hồ Thị Tường Vân quê quán Sa Đéc lại cứ ngày đêm soi bóng Hàn Giang, nhớ mẹ, nhớ em...Thế là chúng tôi làm đơn hoán đổi đơn vị, ai về nhà nấy, tôi vui mừng nhân sự vụ lệnh rời Sa Giang về Đà Thành yêu dấu của...tôi.

Trước khi rời đơn vị Sư Đonà 9 BB, để về Sư Đoàn 2 BB tôi còn viết bài thơ mà chẳng kịp đề tựa cho tới bây giờ, bài thơ vẫn chỉ là trang giấy viết gởi bạn bè Sa Đéc:

Rồi ngày mai, tôi giã từ Sa Đéc...

...Tên bao người xa lạ, tôi chưa quen

hay nét mặt thoáng buồn mà tôi nhớ...

Những người "đã lỡ" quen biết nhau ở cùng một đơn vị, trong đó có anh "...chàng chuẩn úy" Huỳnh Phổ, người gốc Quảng Nam, đang làm Trưởng ban văn thư Sư Đoàn 9 BB, hay đùa rỡn, hỏi tôi la "nét mặt thoáng buồn nào, mà cô nhớ vậy?" Tôi, nói: để làm thơ thôi mà.

Về Sư Đoàn 2 BB ít lâu, chuẩn úy Huỳnh Phô đi Đà Nẵng trong kế hoạch tuyển quân, ông nói thân tình:

-Ở Sư Đoàn 2, ban Quân y, em tôi là trung sĩ y tá Huỳnh Lô đấy, tôi sẽ có dịp về đây thăm cô Mỵ.

Thế à, quả đất thật là tròn, đi đâu quanh quẩn rồi cũng gặp lại nhau. Nhưng đỉnh Cù Mông thì mỗi lúc mỗi xa thêm, với thời gian bây giờ của tôi, chắc là không gặp nữa, hay khó gặp vì vạn vật, vạn sự đổi thay...

Howthrone 19-12-2013

CAO MỴ NHÂN