Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HỘI THƠ TRÊN SÔNG

 

Nhà thơ, nghệ sĩ Ưng Bình Thúc Gia nếu còn "sinh thời" thì năm nay đại lão trượng đúng 120 tuổi (1877-1997), cái tuổi mà đếm trên cả hàng trăm triệu lần người, mới có vài vị cao tổ chưa qui tiên.

Ở quê hương nghèo khổ Việt Nam, hồi tôi chưa qua Mỹ, cũng có đôi vị thượng đại niên tuế, thọ trên 100 tuổi lẻ, 5, 6 năm, các con, cháu, chắt, chút, chít mới đội hồng tang tiễn đưa cố tổ về cõi vĩnh hằng.

Còn nhà thơ, nghệ sĩ Ưng Bình Thúc Gia thì thất lộc năm 1961 ở Huế, vào tuổi thọ bình thường, hưởng 84 mùa xuân nơi trần thế.

Năm 1961, Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, con gái út của cụ, khi đó trạc 25 tuổi, bận tang phục, mang một cặp da đựng bản thảo của cụ, từ cố đô Huế vô Sài Gòn, tìm gặp nhà thơ, giáo sư Hán Học Đông Hồ Lâm Tấn Phát và Nữ Sĩ Mộng Tuyết để thăm hỏi việc xuất bản thi, sách cho thân phụ vừa quá cố.

Bấy giờ niên trưởng thi đàn Quỳnh Dao là nữ sĩ Cao Ngọc Anh (1961). Ít năm sau, nữ sĩ Cao Ngọc Anh mãn phần, nữ sĩ Đào Văn Khanh (thân mẫu của nữ sĩ Uyển Hương và nhạc sĩ Vũ Thành) ở phương vị niên trưởng Quỳnh Dao, tới năm 1975, nữ sĩ Đào Văn Khanh theo con, cháu di tản qua Mỹ, và mãn phần ở Virginia lúc 106 tuổi vàng.

Mặt khác, ở Sài Gòn sau 1975, nữ sĩ Mộng Tuyết cao tuổi nhất hôïi thơ Quỳnh Dao, nên khi tôi đi "cải tạo" về, thường tới lui Úc Viên, tôi đã thân thương kêu bà là đại tỷ niên trưởng, thành có nhiều dịp đại tỷ Mộng Tuyết kể cho tôi nghe về sinh hoạt thơ phú từ thủa nảo nao xa lắc, xa lơ, đến những lúc cận kề, trong đó có chuyện thi ông Ưng Bình Thúc Gia, là một nhà thơ nghệ sĩ tài danh ở cố đô, cụ Ưng Bình vốn dòng Tuy Lý Vương Triều Nguyễn, câu thơ:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán

Thơ đảo Tùng, Tuy chấp thịnh Đường

của Vua Tự Đức, phát xuất từ các cung, phủ trong thành nội, hay từ đại chúng phong tặng bốn vị văn chương lỗi lạc, mà Tùng Thiện Vương và Túy Lý Vương là hai thi sĩ hoàng tộc thủa đó(thời Vua Tự Đức).

Sau, Tôn Nữ Hỷ Khương, nguyên cũng là thi sĩ cùng thời với Thanh Nhung (hiện ở Virginia), Thu Nhi (hiện ở Westminster) thường đăng thơ trên tập san Phổ Thông của nhà thơ Nguyễn Vỹ, chị cũng đã in ấn được một số sách, thơ, ca Huế cho thân phụ, tức thi ông Ưng Bình Thúc Gia, trong đó có cuốn Truyện Kiều chú giải rất kỹ càng các điển tích, điển cổ và Tiếng Hát Sông Hương, là những khúc ca đặc biệt của Huế như Nam Ai, Nam Bình, Hà Mái Nhì, Mái Đẩy v.v...

Nhà thơ, nghệ sĩ Ưng Bình Thúc Gia chính là tác giả của những câu hát dân gian thời cận đại. Tất nhiên, các điệu Nam Ai, Nam Bình v.v... đã có sẵn của dân tộc Việt Nam từ lâu đời rồi, cụ Ưng Bình chỉ viết ra những lời ca, như thi sĩ làm thơ vậy, thế nên, trích đoạn:

Chiều chiều ra bến Vân Lâu

Ai ngồi, ai câu

Ai sầu, ai thảm v.v...và v.v...

mà lâu nay phổ biến trong dân gian, chính thi ông là tác giả.

"Tiếng Hát Sông Hương" khi chưa in thành tập, đã là những khúc hát ân tình bảng lảng trên sông nước Cố Đô, mà dòng sông chia đôi thành phố Huế, một bên thì đầy rêu phong cổ kính quanh bức tường thành bao bọc đại nội, một bên đã có nhiều công thự, cơ sở mang sắc thái Tây Phương. Người ca sĩ trên bất cứ thuyền nào, nếu chỉ ca hát, đều có phong cách nhàn hạ, bình dị, họ thực sự thuần hậu, tươi mát, họ thường mặc quần trắng vải dày, áo dài cũng bằng vải dày màu nâu đỏ rượu chát.

Trên những chuyến đò dọc, khách có thể thích đò chạy lên Kim Luông, hay trôi ra Cồn Hến. Đò cứ trôi lênh đênh, tiếng hát cứ như tơ, như tóc quyện vào nhau, rồi lại vương vãi trên sông bát ngát.

Tiếng hát không có ý gắn bó hay ràng buộc như các điệu quan họ, trống quân ngoài Bắc, mà những câu hò Huế thường buông thả theo mạn đò dọc, đoạn sông từ gần chợ Đông Ba tới ngang cầu Bạch Hổ. Buổi tối đó, trăng tròn vành vạnh trôi dưới đáy sông, vầng cổ nguyệt đong đưa, song không bao giờ giục khách tà tâm hỗn loạn.

Sinh hoạt của thế giới đò trên Sông Hương cũng mang dáng dấp của một xã hội cạn, đó là, ngoài đoàn thuyền dành cho khách thuê trọn chuyến đi ngao du sông nước, vẫn có những chuyến đò ngang chở khách lỡ đường, còn có vài ba chiếc đò đi kiểm tục, và năm, sáu chiếc chuyên chở thức ăn bán cho khách như hột vịt lộn, cháo sò, cuốn gỏi, trái cây, bánh kẹo v.v...

Sau 1965, đò bán thức ăn còn bán thêm nước uống, mấy năm trước chỉ có khay nước trà trong khoang tươm tất, đặt trên một nắp bàn nhỏ, đôi khi có trải khăn điều, hoặc ấm trà lá bình dân nếu khách là một tốp thanh niên thuê đò để học thi, hoặc đi hóng gió.

Như vậy, quý vị có thể hình dung ra chiếc đò "du lịch thanh nhã" trên sông Hương, gồm khoang thuyền được quang dầu bên trong láng mịn, sàn thuyền đóng ván bằng phẳng cũng được bào nhẵn, "vẹc ni" như vách và mui bằng nan kia. Chiếc bàn để khay trà mà tôi kể trên, thường lúc nào nước cũng được pha nóng. Đôi khi cũng có chiếu, chăn, nếu như khách muốn nằm mộng riêng tư. Ngoài khoang là chỗ của người lái đò, lại cũng thường là một bà O lớn tuổi.

Chuyện đi đò hóng mát trên Sông Hương là thú tiêu dao của tao nhân, mặc khách, thời hậu bán thế kỷ thứ 20 này, đã là chuyện bình thường ở Huế dành cho khách phương xa, không có vấn đề dị nghị hay đàm tiếu. Vì thế, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của thi ông Ưng Bình Thúc Gia là tác giả các thi phẩm Tiếng Hát Lênh Đênh, Mộng Thanh Bình (trước 1975) đã kế thừa di sản tinh thần của thân phụ.

Hàng năm vào trung tuần tháng hai, Tôn Nữ Hỷ Khương làm kỵ thân phụ, mời đầy đủ chi lan tỷ muội vườn quỳnh chúng tôi đến ăn giỗ. Tôn Nữ Hỷ Khương viết bài thơ xướng thay cho thiệp mời, để chúng tôi đưa tới mỗi người một bài thơ họa. Những buổi hội thơ Quỳnh Dao sau 1975 vẫn hay tổ chức tại mỗi khuôn viên nhân khi có chuyện vui buồn gì, thay cho mỗi tháng một lần hội thơ thưởng trăng 16 như định kỳ của thi đàn Quỳnh Dao trước 1975.

Hầu hết các "thi sĩ Quỳnh Dao" là hội viên của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam trước 1975, như Quỳ Hương (hiện ở Houston), Tuệ Mai (đã quá cố), Như Hiên, Tôn Nữ Hỷ Hương (hiện ở Việt Nam)...Nữ sĩ Mộng Tuyết đã đi dự Đại Hội Văn Bút Thế Giới cách đây mấy chục năm ở Pháp cùng với thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nên chi Tôn Nữ Hỷ Khương đã có lần thuyết trình về sự nghiệp thi ca của thi ông Ưng Bình Thúc Gia ở hội trường Viện Quốc Gia Âm Nhạc(Sài Gòn trước 75) do Văn Bút Việt Nam tổ chức.

Tôn Nữ Hỷ Khương tuy là út gái của cụ Ưng Bình, song phần thờ phượng gia tiên, cúng giỗ ông bà, lại được chị nhận lãnh, thay cho hai người anh và một người chị ruột tên là Tôn Nữ Hỷ Thọ.

Tới đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, để tránh ngộ nhận, nếu như phải giới thiệu dài dòng về gia quyến nhà thơ nghệ sĩ Ưng Bình Thúc Gia. Sinh thời, thi ông vốn là bậc phong lưu công tử hoàng tộc, tất chuyện có vài dòng con là thường, song tôi chỉ được quen biết nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Hương, ái nữ của thi ông nên tôi phác họa đôi nét thân tình chung quanh gia đình chị mà thôi.

Tôi vừa nhận được tấm thiệp thật trang trọng do Tôn Nữ Hỷ Khương gởi qua, mời về dự buổi hội thơ kỷ niệm 120 năm sinh nhà thơ nghệ sĩ Ưng Bình Thúc Gia, được tổ chức trên sông Hương vào ngày 22 tháng 8 năm 1997 vừa qua, do hai hội Khoa Học Lịch Sử và Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế hổ trợ, với một chương trình mà có lẽ từ xưa tới nay, chưa có văn nhân thi sĩ nào được ưu ái đến thế, gồm các tiết mục như sau: Viếng mộ nhà thơ, nghệ sĩ, hội thơ (hội thảo) trên sông Hương, thưởng thức thơ ca của Ưng Bình Thúc Gia, với suốt một ngày từ 8 giờ sáng, đến 9 giờ 30 tối. Tất nhiên là giờ giấc đi đôi với sự việc, đi viếng mộ thi ông trên non cao thì phải trọn buổi sáng rồi, nghỉ ngơi, hội thảo buổi chiều, còn ngâm thơ, ca Huế vào buổi tối tại phủ Tuy Lý Vương chứ.

Tôi chợt nhớ câu:

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như.

Mà thi hào Nguyễn Du tự Hỏi:

Không biết hơn ba trăm năm sau,

Thiên hạ có người nào khóc Tố Như.

Điều đó cũng xui khiến lòng dạ bất cứ ai phải xao xuyến, bâng khuâng, thấm buồn, vì một thiên tài quá lỗi lạc bị phân tán gia phả. Thi ông Ưng Bình Thúc Gia là hậu duệ của bậc vương tôn danh tiếng Tuy Lý Vương, nên gia phả được xếp sát bên lịch sử cận đại, thành con cháu thi ông hẳn phải nhớ thi ông dễ dàng hơn con cháu nhiều đời của thi hào Nguyễn Du, giờ đang tung tán nhiều chi phái.

Tuy nhiên, lại thêm dấu ngoặc nữa nữ sĩ Như Hiền, cũng thành viên thi đàn Quỳnh Dao, là miêu duệ của Lê Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, lại cũng là dòng dõi của thi hào Nguyễn Du, hiện chị đã thu nhập được bộ gia phả đầy đủ nhất của các vị cao tổ nêu trên, sau 7 năm nữ sĩ Như Hiên cùng phu quân là giáo sư Hán Học, nhà thơ Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường bỏ công, của, thời gian đi tìm dấu tích tổ tiên trên những tấm bia, mộ từ Cao Bằng đến Long Xuyên, Châu Đốc, sự việc cũng khiến giáo sư Hoàng Xuân Hãn, lúc sinh thời, phải thư về khuyến khích, hỗ trợ. Như Hiên cũng đã viết thành sách, đã in và đang được các chuyên gia sử học nghiên cứu để phổ cập đến đông đảo dân chúng Việt Nam. Chắc mai đây con cháu cụ Tố Như sẽ trùng tu ngôi mộ đại thi hào của dân tộc, mà mấy năm trước, một tha nhân trong nước, đã buồn phát khóc, khi tìm đến mộ cụ, tuy chưa đến nỗi: "sè sè một nấm bên đường..."như mả Đạm Tiên trong Đoạn Trường Tân Thanh, một tuyệt tác của thi hào Nguyễn Du và của dân tộc ta.

Qua sự việc hai hội Khoa Học Lịch Sử và Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ chức hội thơ, hội thảo kỷ niệm 120 năm sinh nhà thơ, nghệ sĩ Ưng Bình Thúc Gia vừa qua ở cớ đô Huế, chứng tỏ lịch sử và văn học nghệ thuật là những sự kiện tất nhiên, tất có, trong xã hội loài người nói chung, hay trong dân tộc Việt Nam nói riêng, không ai có thể thừa nhận hay từ chối các bộ môn này được. Bởi lẽ, lịch sử vốn im lặng, dù cho dân tộc Việt Nam phải chịu đựng những cuộc chiến tranh kéo dài hàng mấy chục năm, suốt cả một đời người, vẫn không sao chấm dứt sớm được những thiên kiến mâu thuẫn của nhiều giới người đứng bên chiến tuyến, song văn chương, nghệ thuật, vẫn như những đóa hoa tự vươn lên tìm ánh sáng mặt trời để khoe sắc.

Có điều hội thơ, hội thảo trên thuyền, hơn 3 tiếng đồng hồ lênh đênh, trôi giạt (từ 14 giờ đến 17 giờ 30), chẳng hiểu khách thơ có nghe được tiếng nói của nhau, hay lại lời mất, lời còn, vì trên sông gió lông, nếu dùng máy phóng thanh để bảo đảm âm thanh trọn vẹn, thì khung cảnh và không khí lại mất vẻ tự nhiên, thơ mộng rồi.

Song le, có còn hơn không, với một nhà thơ nghệ sĩ chân chính đã quá cố lâu năm (1961) tưởng cũng nên vui, hơn là để cảm quan xuyên qua chính kiến, vì sau đây, còn nhiều buổi hội thơ tưởng niệm thi hào Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Tú Mỡ chẳng hạn...

Bởi vì hơn bao giờ hết, văn chương nghệ thuật "đích thực" (thứ thiệt) là cử chỉ đầu tiên diễn tả thái độ hòa hoãn, bao dung, trí thức đầy dân tộc tính của người Đại Việt (tên nước Việt Nam một thời xa xưa).

Ở xa xôi, xin gởi về nhà thơ kiêm nghệ sĩ diễn ngâm Tôn Nữ Hỷ Khương lời chúc an vui, thay cho một đóa hoa văn học dân gian tươi thắm, chưa có dịp mang đến lăng mộ thi ông Ưng Bình Thúc Gia, để nói lên tấm lòng tôn kính các bậc tiền nhân của kẻ viết ở Chốn Bụi Hồng này.

lawndale 31-8-97

CAO MỴ NHÂN