Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HẠT ĐẬU VÀNG

 

 

Một nhà hiền triết xa xưa, ở bên Tàu thủa còn phong kiến, đã tự kỷ khắc nghiệt rồi, nghĩa là hằng ngày ông hiền triết đó phải sống đạo đức như thế nào, để tiêu biểu là một người sống với tha nhân đặt quyền lợi tha nhân lên trên cái tôi lương tâm, lương thiện...v.v...

Biết tự răn mình như vậy, nhà hiền triết vẫn còn sơ xuất hay vô tình làm buồn lòng thiên hạ, ông bèn lấy một cái hũ bằng thủy tinh trong veo và 2 bịch đậu đen, đậu trắng để trước mặt, nơi ông ra vào đọc sách, ngâm thơ chẳng hạn, vì các nhà hiền triết sống bằng tinh thần, tư duy, có cần chi phải lăn xả ra đồng làm ruộng hay thợ thuyền, chân tay lam lũ như bần dân khốn khổ, tuy nhiên việc làm của quý vị hiền triết còn nặng nề hơn nhiều, là dạy dỗ môn sinh đi theo đường ngay, lẽ phải ở đời.

Do đó, mỗi ngày, nếu nhà hiền triết làm sự việc gì vui lòng thiên hạ, thì ông bỏ một hạt đậu trắng vào hũ, ngược lại làm mất lòng thiên hạ thì bỏ ngày hạt đậu đen vào hũ, rồi cứ nhìn hũ đậu mà tự sửa, ngõ hầu làm sao cho hũ chứa toàn đậu trắng, hay ít đậu đen thôi, cũng gọi là "được" rồi.

Thế nên, có một thủa nào, tôi thử bắt chước người xưa, hay là tò mò xem mình có tốt hay không, được phần nào cái tâm cái tính cổ nhân để không ân hận, hoặc băn khoăn về những lỡ lầm, sai quấy của mình, tôi cũng dỗi hơi kiếm 2 thứ đậu đen, trắng và một chiếc keo băng thủy tinh như keo tương chao ăn hết rồi, để thử khuyên bảo bản thân kiểu người Tàu phong kiến xa xưa.

Một ngày, mới đó mà cũng xa xưa, gần hai chục năm trước, nhà văn, nhà báo Như Phong nhân dịp tới thăm cụ X đồng chí đảng phái ở phía nam thành Thiên Thần (Los Angeles), nhà văn nhà báo tên tuổi nêu trên, ghé qua nơi tôi ở xem cuộc sống...HO tị nạn của gia đình tôi thế nào, mà những ngày đầu qua Mỹ, tôi cứ theo anh chị Duy Lam đi rong chơi đây đó, chẳng ai nghe chúng tôi sinh hoạt nghề nghiệp gì.

Đúng thời điểm đó, nhà văn Duy Lam cùng phu nhân ông, và tôi hay tới các nơi gọi là...tụ họp văn hóa, văn chương đề theo lời mời đến nói chuyện về Dòng Thơ Trong Tù, tất nhiên chúng tôi còn có những vị hoạt động văn hóa, xã hội cộng đồng yểm trợ, nhiệt tình nhất là vị cựu chủ tịch HO kiêm chủ nhiệm chủ bút tờ báo Viễn Hành ở San Bernardino thường xuyên tổ chức.

Sau đó, vị chủ tịch HO và chủ báo Viễn Hành đã qua đời vì bạo bệnh, thật buồn âu là cái số, giờ thị lạm bàn về lọ đậu(!) của...tôi.

Ngó chăm chăm lọ thủy tinh nhỏ, đựng 2 thứ đậu đen, trắng của tôi, nhà văn Như Phong cười, nheo mắt hỏi đùa:

-Thế những điều tôi vừa nói với cô hôm nay, cô sẽ bỏ vào lọ hột đậu đen hay hột đậu trắng.

Tôi hơi có vẻ quan ngại, vì nhà văn nhà báo Như Phong quả là bề thế phong cách quá tôi chỉ biết tiếng ổng qua 2 tờ báo Tự Do và Văn Nghệ Tự Do ở Saigon thủa sau cuộc di cư vĩ đại 1954, và cách đây ngót hai chục năm, tôi theo anh chị nhà văn Duy Lam đi đón ông từ Việt Nam qua Hoa Kỳ ở phi trường John Way, sau khi máy bay lớn đổ ông xuống San Francisco hay Los Angeles tôi không rõ lắm.

Cùng hiện diện ở sân bay quận Cam đó, có 2 ông bà em của ông Như Phong và một nhân vật ẩn dật mà sau này cho tới lúc nhân vật ấy mãn phần, tôi vẫn không thấy có người nào như ông, xả thân làm việc xã hội, âm thầm, chẳng cần ai...biết là người đồng chí hướng, đàn em ông Như Phong, mang cái tên thể hiện tính người nhân vật ấy: Nguyễn Thượng Hiệp. Thêm ông bà Duy Lam và tôi, tổng cộng 6 người.

Đợi người từ cố quốc qua đây, không lâu lắm, nhà văn, nhà báo Như Phong xuất hiện thật khỏe mạnh, nhanh nhẹn trong trang phục quần Jean, áo chemise tay dài, sắn lên, cùng số tuổi 70-80 thì cứ cho là giữ 2 thập niên đó. Vừa chào hỏi nhau xong, nhà văn Như Phong rút ngày một tút thuốc là 3 số 5 ấn vào tay nhà văn Duy Lam: "hút chơi".

Như vậy, nhị vị đã biết tính nhau quá rồi, mà không biết sao được, nhà văn Như Phong tuy ở thế hệ sau quý cụ Tự Lực Văn Đoàn một chút, nhưng lại là em kết nghĩa của nhà văn Hoàng Đạo.

Thế rồi thì cả đoàn về nhà ông bà em nhà văn Như Phong, ông có tên thật là Lê Văn Tiến, nên tôi nghe ông bà em nhà văn Như Phong luôn thưa gởi:

-"Anh Tiến"

Tất nhiên những người còn lại chỉ quen miệng nói"Ông Như Phong" là ai nấy đều hiểu ông và sự nghiệp văn, báo của ông lẫy lừng thế nào rồi.

Nhà văn Duy Lam đi đón nhà văn Như Phong vì nhiều thứ lý do, nào là mối thân tình gia đình, nào là làm văn, làm báo, và quan trọng hơn nữa, là đồng chí đảng phái chẳng hạn.

Còn tôi thì được nhà Văn Duy Lam đề nghị: sẽ mời vị làm báo tên tuổi này đi thuyết trình cùng chúng tôi ở San Jose và San Diego với đề tài Dòng Thơ Trong Tù thủa ấy, mùa hè năm 1994, nhân dịp tôi ra mặt cuốn tạp văn Chốn Bui Hồng tập 1 cho được thêm...uy tín bảo trợ...

Chưa thưa hết chuyện mời mọc nhà văn Như Phong sẽ di chuyển từ Santa Ana đi 2 nơi trên bằng cách nào, nhà báo lão thành cười thật tươi:

-Tôi chẳng cần gì cả, cô chỉ việc cho tôi 2 cái địa chỉ đến nói chuyện và ra mắt sách ở đâu thôi, tôi tự lo tất.

Tôi thất kinh, vì nếu nhà văn Như Phong là một thanh, trung niên có đầy phương tiện...Kinh tế, tài chánh, thì chuyện đó dễ như trở bản tay, đằng này cụ mới rời quê hương VN nghèo khổ, qua đây, cha chả phiền cho ...công việc(!) làm sao.

Thế nhưng, đúng ngày "phái đàn" tôi có mặt ở nhà cụ Hà Thượng Nhân, tôi đã thấy nhà văn Như Phong đang bước dạo trong vườn, tất cả ra sân vườn chơi, bàn chuyện hôm sau tới nơi tổ chức sự kiện nêu trên, Nguyễn Tường Tâm, là con trai duy nhất của cụ Nguyễn Tường Cẩm, vị thứ 2 trong dòng họ 7 anh em Nguyễn Tường của Tự Lực Văn Đoàn vui vẻ báo tin:

-Đã mở liên tiếp mấy ngày, radio mời đồng hương tham dự buổi nói chuyện của các nhà văn thơ vừa đi tù cải tạo về.

-Nhà văn Như Phong cũng mới rời trại tù cải tạo về Saigon vài tháng, để chuẩn bị ra đi Hoa Kỳ theo diện tị nạn, và vì thế tôi mới hay sức khỏe của nhà văn thật đáng...tiêu biểu, đó là bà em dâu của cụ nói:

-Anh Tiến tức nhà văn Như Phong chạy honda như gió, còn chở người nhà, đi đây, đi đó, làm giấy tờ xuất cảnh nữa.

Nhà thơ Hà Thượng Nhân khoe thành tích tháo vát của nhà văn Như Phong:

-Sau khi gặp mấy ông bà ở Santa Ana, ông Như Phong đã đi ngay Texas, và về đây, San Jose, hôm qua, vậy là ông ấy có lòng với bạn tù, và hỗ trợ cô (là tôi) ra mắt sách đó nghe.

Buổi nói chuyện kèm việc ra mắt sách của tôi mùa hè 1994 tại San Jose được mệnh danh là giới thiệu Dòng Thơ Trong Tù, với quý vị diễn giả gồm: nhà văn Như Phong, nhà văn Duy Lam, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát vì sau đó, tôi quên bởi cũng đã lâu rồi.

Một tuần sau, tiếp theo tôi cùng "phái đoàn" khác đi San Diego lại vẫn danh nghĩa tới thành phố văn hóa này để giới thiệu thi ca trong lao tù Cộng Sản, nhưng do chút thay đổi quý diễn giả, dù các diễn giả vẫn là quý vị cựu tù nhân chính trị, gồm nhà văn Duy Lam, nhà văn Như Phong, giáo sư thi sĩ Phan Ngô, đặc biệt chuyến này có sự hiện diện của nhà thơ, nhà báo Thái Tú Hạp, chủ bút tuần báo Saigon Times, giám đốc nhà xuất bản Sông Thu, người đã xuất bản dùm tôi tập truyện Chốn Bụi Hồng, ông cũng là một cựu tù nhân chính trị như quý vị nêu trên, nữ sĩ dịch giả Ái Cầm chủ nhiệm báo Saigon Times và tôi, người đi ra mắt sách.

Cuộc nói chuyện về Dòng Thơ Trong Tù ở San Diego mùa hè 1994 đã là nhịp cầu nối cho nhiều bạn tù, môn sinh của quý cụ Phan Ngô, Như Phong dịp đó.

Do đó, có một vài vị đồng chí đảng phái danh tiếng gặp tôi, mỉm cười:

-Cô là cái gì mà khiến ông Như Phong phải từ Texas qua San Jose, rồi từ San Jose đi xe lửa xuống San Diego?

Có lẽ quý ông cũng phật lòng vì tôi chả là cái gì cả mà để một nhân vật tiếng tăm, lão thành phải vất vả, tốn phí vì chuyện không cần thiết với nhà văn Như Phong. Hay là chuyện cá nhân của tôi đáng ghét(ý) bắt ông Như Phong phải tốn công, tốn của đi tới, đi lui.

Kể ra thì tôi cũng áy náy lắm, nhưng tôi thủa đó mới "qui mã" cũng chẳng có tiền bạc gì, thấy tôi có vẻ ngại ngùng, ông Như Phong bảo là:

-Tôi sẽ có bài phân tích do 1 tờ bào Mỹ, họ sẽ trả tôi sáu ngàn đô la. À đi Texas bằng máy bay, rồi từ Texas qua San Jose cũng bằng máy bay, có người lo rồi. Còn từ Santa Ana xuống San Diego này, tốn 20 đồng US mới là tiền túi của tôi.

Tôi chỉ biết cười gượng, buồn một chút, xong lại vui vẻ ngay, vì là ngày ra mắt sách của mình, thì tác giả nào mà chả vui mừng chứ.

Thế nên trở lại chuyện lọ đậu trắng, đen, tôi tưởng là sẽ thưa với ông Như Phong "bỏ hạt đậu trắng" Nếu vậy thì sai rồi, tôi đã thất lễ với ông tôi phải bỏ "hạt đậu đen"vào lọ, để cảnh cáo mình có lỗi chứ. Ông Như Phong cười:"Cô tìm 1 hạt đậu vàng bỏ vào lọ đi chớ băn khoăn, vì hạt đậu vàng sẽ khiến người cho cũng như kẻ nhận khỏi suy nghĩ linh tinh"

Hawthrone 20-11-2013

CAO MỴ NHÂN