Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

LÀNG NGUYỆT

 

CAO MỴ NHÂN

 

Quý vị đã từng nghe tôi kể chuyện về những con đường những dòng sông ở nơi quê hương xa vời...Nào là sông Hồng luôn được phủ trên thân sông tấm lụa đào gợn sóng, con sông lớn bậc nhất Bắc Hà này, đã hiện diện trong văn chương toàn bộ từ văn, thơ, nhac, họa.. đến cả chính trị, quân sự.. là những bài bản khó thương nhất, nhưng vẫn phải kể những sứ mệnh của nó, sông Hồng, không thì.. thất trận ngay.

Những cái điều tôi sắp kể lại là con đê dài thê thảm, vì mặt đê lúc nào cũng cuốn gió khi bổng khi trầm, khiến quyến rũ được bọn trẻ con làng quê ở bên sông, cứ muốn trèo lên đê, để nhìn sang 2 bên đồng ruộng, xóm vườn và nhất là để ngó xuống lòng sông rộng mênh mông, dài bất tận đối với tôi, một nhi đồng mới vừa theo cha mẹ rời cao nguyên Chapa về đồng bằng, châu thổ sông Hồng Hà danh tiếng, miền xuôi có làng Sở Thượng, quê nội tôi, cùng một loạt làng khác, mà tên đẹp như chấm phá: làng Đám, làng Nguyệt, làng Vân vv..

Thường thì tên làng, tên núi, tên sông ở Bắc Trung hay Nam Việt Nam gần như 99% mang 2 chữ nếu không xinh xắn, thì lại thân thương, kiểu làng Tràng Cát, huyện Chương Mỹ, ngoài Bắc, sông Thu Bồn, núi Thiên Ấn, miền Trung, núi Bà Đen, sông Ông Đốc trong Nam.

Và khi đọc tên sông, tên núi, tên làng...là lập tức bao nhiêu hình ảnh liên hệ tới chúng, sông, núi, làng, lại như hiện ra trước mắt, đầy đủ với trăm thương ngàn nhớ, kỷ niệm vui tươi, hay buồn khổ cũng thi nhau đổ ập đến.

Những làng mạc xa xôi, chẳng phải quê tôi mà cứ khiến tôi vương vấn, sót sa...làm như tôi đang có cuộc sống sướng lắm, còn người ở làng mạc nào kia thì cùng cực, buồn phiền.

Tôi cứ muốn tìm ra cái điều chính họ lớp lớp được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già đi rồi nằm xuống ngay trên phần đất của họ, làng xóm muôn đời ấy, mới là sung sướng chứ, còn tôi và ai đó, phải lang thang, phiêu bạt xứ người mới là buồn chán làm sao.

Phải đan cử ra một sự việc tương đối, liên can tới chuyện vừa nêu trên để quý vị thấy có thực người nào suốt kiếp sống trên quê hương mới...hạnh phúc thật hay chỉ nói theo cảm quan chủ động, chứ họ quanh quẩn trong bức rào tre rợp bóng tới già nua, thì vui vẻ nỗi gì đây?

Tất nhiên tôi phải dẫn chứng chuyện từ những năm trước 1954 cơ, vì ngày 25-9-1954, tôi đã được gia đình đẩy vào máy bay C47 từ sân bay Cát Bi Hải Phòng vô phi trường Tân Sơn Nhứt Sài Gòn rồi.

Thế thì năm xưa ấy, đúng dịp Hà Nội mở 5 cửa ô, cho dân chúng tràn về làng quê ngoại thành, lân cận để tránh bom rơi, đạn nổ, tức là mọi nhà, mọi phố, người già, trẻ con đều lũ lượt về quê.

Ông nội tôi lúc đó, cỡ tuổi tôi bây giờ, tức là thất thập cổ lai hy, nhưng sao tôi thấy ông nội tôi.. già dễ sợ, cứ áo the, quần chúc bậu trắng toát, giày Gia Định (nghe gọi thế, đôi dép quai đen, kín mũi bóng loáng) đứng trầm ngâm ngoài ngõ lớn, kiểu "tam quan"tức là cửa lớn chính giữa luôn luôn đóng lại, 2 bên có 2 cửa nhỏ, thì khép hờ để ai cũng có thể ra vào, và lối ra lại hình thước thợ, tức là 2 đoạn thẳng góc nhau ở một cái giếng nhỏ đánh dấu chỗ đổ đường đi-giữa hàng rào toàn hoa ngâu vừa thơm mộc mạc, vừa xem như kín cổng, chẳng cần cao tường, cũng khó lọt vô nhà, nếu là người ngay.

Ba tôi đã từ Chapa mang gia đình về xuôi, rồi lại chuẩn bị rời làng sở Thượng mà ông nội tôi làm tiên chỉ cách Hà Nội chưa đầy 10 cây số, để tản cư tiếp vô tận đồi núi xa hẳn tiếng súng nổ liên hồi mỗi lúc đôi bên lâm chiến giao tranh.

Ông nội tôi định không tản cư, ở nhà giữ đồ đồng, đồ sứ, như các nhà có vai, có vế trong làng, nhưng ba tôi dứt khoát bắt ông nội tôi phải lâm hành lánh nạn.

Thế là cả họ kéo nhau vào làng Đám, dĩ nhiên thanh bình tạm thời. Chúng tôi tá túc ở khuôn viên một nhà trưởng giả thôn xã, chắc cũng tiên chỉ hay lý trưởng, đặc biệt nhà này trồng dâu và nuôi tằm. Thế nên nghe khung cửi chạy quên bẵng tiếng nổ của đạn rơi sau lưng mấy hôm trước.

Vài ngày sau khi ông nội tôi nói mẹ tôi mua một chục phẩm oản được bọc giấy bóng kính(bóng kiến trong nam) xanh đỏ tím vàng, rồi được bà bán hàng gói lại bằng giấy màu đỏ như hộp đựng pháo. Đó là quà xuân của ông nội tôi đi thăm cụ X., vị bô lão sang trọng ở làng Nguyệt, cuối làng Đám, mà tôi nhớ mãi.

Tại sao tôi lại nhớ mãi chứ? số là tôi được ông nội tôi bảo phải đi cùng với ông, để thăm cụ X. lẽ ra phải là một nam tiểu đồng, nhưng ngày đó, các anh chị con bác, con chú vv.. đại gia đình tôi đi đâu mất biến, hình như đi tham dự đội trống, hay đội kèn ở sân đình làng Đám, để chuẩn bị cho người nào đó quan trọng thuộc huyện Thanh Trì tới thăm, nên tôi bị đi theo ông nội qua làng Nguyệt.

Làng Nguyệt, làm sao tôi quên được, với hình thể làng cong như vầng trăng lưỡi liềm, ôm lấy cái hồ rộng phía bên trăng khuyết đầu làng và cuối làng đều có cổng tam quan"hoành tráng" cửa lim kiên cố, khóa bằng kim loại gì đó, to bằng cả bàn tay xòe ra, tất nhiên, những cột cửa xây gạch đôi vững chắc, nóc cửa bằng sứ, một bức hoành phi đen, chữ mạ vàng ghi tên làng, có lẽ tôi chưa được thăm làng thứ 2 nào như làng Nguyệt đương nêu.

Ông nội tôi đã dẫn tôi qua cửa làng Nguyệt rồi đi thêm một đoạn đường lát gạch đỏ, sạch không thể tưởng tượng được, đoạn đến nhà cụ X. như đã hẹn, chắc thế, 2 cụ ngồi đối ẩm, khay trà sang trọng mà chẳng nhớ ai đã pha, 2 cụ nhấm, nhấp nước trà, khen thưởng người ướp hương trà, trong lúc tôi vẫn chỉ được đứng, vì ngoài cái sập gụ, bộ tràng kỷ, bóng lộn, tất cả cẩn sà cừ, trạm trổ, ai cho phép tôi ngồi chớ, dù trước khi đi, mẹ tôi đã thay cho tôi bộ đồ bằng vải sồi màu đỏ gạch tươm tất. Ôi, có lẽ tôi đi chân không qua, vì tôi không còn nhớ tôi có đi guốc mộc hay không bởi lẽ ông nội bảo coi chừng té, nên tôi đành đi chân không cho chắc.

Cụ X. hất hàm hỏi ông nội tôi:

-Con bé này con đứa nào nhà cụ? ông nội tôi khề khà:

-À, nó là con út của cậu thứ ba nhà tôi, bố nó làm lục bộ (công chánh) ở Chapa, chạy loạn về ấy mà.

cụ X. lại hất hàm cái nữa;

-Con bé kia, cháu tên gì, biết chữ chưa đã biết chữ gì đâu. Ông nội tôi thấy tôi lặng thinh, quát:

-A, con bé này hư nhỉ, sao không thưa gởi cụ hở, hở ?

Tôi lắp bắp trả lời, cũng đúng lúc ông nội tôi đứng lên kiếu từ. Cụ X. đưa chân ông cháu tôi tới cửa tam quan nhà cụ, rồi gật đầu liên tục, chúc mạnh khỏe, tinh tấn dịp Tết tới.

Rời khỏi làng Nguyệt, ông nội tôi có vẻ đi nhanh hơn. Chao ôi, hồi đó, tưởng ông nội tôi...lão lai ghê lắm, chứ so với thời nay, cụ ông chung chung ở Huê Kỳ, nơi xứ sở gọi tạm dung này, quý cụ cổ lai hy nam giới cũng như nữ giới, có ai lụm khụm, lụ khụ, như ông nội tôi xưa đâu, bằng chứng tôi đang ở số tuổi của ông nội tội năm ấy, tôi còn kể chuyện lai rai ở Chốn Bụi Hồng này, và vẫn xuất sắc trong vai Sĩ Quan Nghi Lễ, tức là có thể baby sitter dăm ba cháu nội, ngoại, hay tha nhân đem tới gởi.

Rồi cũng có thể dẫn bầy lâu la tôi giữ trẻ đó, đi biển nô đùa, hay tới công viên cho chúng ngồi xích đu, đưa bổng lên cao, tôi nào bắt chúng đóng khung trong thế ngồi thế đứng như tôi xưa ở nhà cụ X. làng Nguyệt.

Vả lại, ở xứ sở này làm gì có những làng Đàm, làng Nguyệt, như trong dĩ vãng của tôi- nhưng vẫn có những cái hồ nước xanh, trong veo để tôi chìm đắm ngó xuống bóng mình, và thấy thời gian lặng lờ mỗi khi thương nhớ làng quê xa vời...

Hawtrone

30-9-2013

CAO MỴ NHÂN