Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

SAU CƠN BÃO CẠN

 

Lúc đó, cậu bé kia đã 18 tuổi, vừa lên đại học ở miền trung nam Hoa Kỳ, cậu ta đi ngắm hoa anh đào với mẹ cậu trong một nhóm bạn cũ, năm 1998, mà rất lâu sau 30-4-1975, mọi người mới gặp lại nhau, tôi vô tình được đoàn du lịch chia vô cái tổ có mẹ con cậu bé đó.

Người mẹ nửa vui vẻ trẻ trung, nửa nói năng chua chát, một chút khôi hài, và rất ẩn ức mỗi lần bà phán cho cậu bé con bà làm một việc gì.

Tôi cảm thấy bất nhẫn, bèn khẽ hỏi bà ta:

- Sao bà nghiêm khắc thế, con trai lớn rồi, nên dịu dàng với cháu chứ, tội quá!

Bà chẳng cần biết thiện chí của tôi thật hay giả, khốn nạn bà với tôi cùng gốc Bắc di cư năm 1954, nhưng bà nhỏ hơn tôi khoảng nửa giáp, bà trả lời đốp chát, không cần giữ gìn ý tứ:

- Không nghiêm khắc mới xảy ra chuyện lớn đó. Thằng này mai mốt sợ đi ăn cướp quá, có dòng, có giống cả rồi.

Biết người đàn bà đó mang nỗi căm hận cuộc đời sao đó, tôi lảng ra chỗ khác, để mẹ con bà... thuận thảo với nhau... nhưng tôi còn kịp thấy giọt nước mắt tròn to vừa rơi xuống tay bà, còn cậu bé thì ngơ ngác, vẻ ngượng ngùng.

Cậu bé lặng yên, nhìn ra sông nước, trên sông Potomac mà chúng tôi đang ở trong chiếc du thuyền, đi từ bến đầu tiên, để tới dinh thự gì đó không gọi là xa lắm.

Một bà khác, cũng quen biết chung từ xưa, nói nhỏ vào tai tôi:

- Thằng bé là con... hải tặc Thái Lan.

Tôi sững vững, cũng thoáng một chút tò mò, nên cũng nói nhỏ như người vừa phát ngôn:

- Tại sao lại nói thế?

- Thì tụi nó, tức là nhóm bạn quen biết, nói lâu rồi.

- Có lẽ mọi người tưởng tượng thôi.

- Tưởng tượng gì, mẹ nó chết đi, sống lại nhiều lần, rút cục, cũng phải nuôi nó lớn lên.

Vâng chẳng lẽ đã sanh con ra, dù quý tử của vua quan, hay nghịch tặc của kẻ đâm thuê, chém mướn, mà người mẹ oan khiên, khốn khổ lại bỏ con sao. Bất giác tôi ngó lại chỗ mẹ con bà ta đang trầm ngâm nhìn sóng nước, chắc là người mẹ đang bị giằng co bởi lẽ đời tốt xấu mà bà phải gánh chịu, còn cậu bé, con bà, thì chưa thật hiểu tại sao mẹ cậu lại không ôn nhu, hòa dịu như các bà mẹ khác mà ít nhiều cậu đã gặp trên đường đời, dù bình minh cuộc sống mới chỉ ló dạng có 1/5 thế kỷ, vì cậu mới 18 tuổi như lời mẹ cậu giới thiệu.

Đã từng làm công tác xã hội khá lâu, từ thủa mới trưởng thành, tôi mau chóng gạt ngang những tạp niệm, thành kiến đã in sâu vào tiềm thức về các thứ sự việc éo le, ngang trái ở đời. Tôi lững thững bước trở lại dãy ghế mẹ con cậu bé đang ngồi.

Cậu bé da không đen lắm, tóc thì đen nhẫy và hơi to sợi, một chút loăn xoăn quanh cổ và 2 bên thái dương, tôi giả vờ ngạc nhiên:

- Hoa đào bên sông đẹp quá nhỉ?

Người mẹ nhìn tôi đã bớt vẻ càu nhàu, hơi mỉm cười bắt chuyện:

- Ồ, đã quá lâu chúng mình mới gặp lại nhau hả? Tôi nghe nói hồi đó ra trường, bà đã thi đậu vào trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, sao bà không học, mà lại... đi lính?

- Đi lính cũng vui lắm chứ.

- Biết thế, tôi cũng đi lính cho xong.

- Sao lại "cho xong", trước khi mặc quân phục, chúng tôi cũng đã học 3 năm ở trường Cán Sự Xã Hội Caritas, để biết phần nào những khó khăn, mâu thuẫn, những trái ngang, bất trắc, và nhất là trang bị cho mình một lý tưởng vượt lên, ngõ hầu đúng với phương châm Cán Sự Xã Hội là người đứng ở ngã tư đường để chỉ dẫn cho những ai cần giúp đỡ.

Hơi có vẻ bước vào "chiến tranh chính trị", tôi bắt đầu thao thao bất tuyệt. Làm công tác xã hội trước nhất phải vững tâm, bền chí, để sẵn sàng đối phó với bất trắc, bất bình ở đời.

Người phụ nữ như giãn hẳn dung nhan bà nói với tôi rằng: Đôi khi bà không thể tha thứ được cho chính bà, dù có thể sự việc nào đó không đến nỗi trầm trọng như quan niệm, bảo thủ, nhưng cũng không thể dễ dãi hơn, để buông xuôi cho vấn đề muốn ra sao thì ra.

Tôi trả lời: Chúng ta cần suy xét sự việc cho đúng, quanh cái mốc 30-4-1975, biết bao điều đáng tiếc, và đáng nguyền rủa cho mỗi cá nhân. Bên cạnh đó biết bao điều đáng ngợi ca.

Ánh mắt bà sáng hẳn lên:

- Thế nào chẳng hạn?

Thôi thế là trận chiến tâm lý mở ra, tôi điềm nhiên thí dụ:

- Ngày xưa chúng mình học sử, đã ngưỡng mộ những vị tướng phải chết theo thành khi thất trận. Song song với sự việc đó, thì có những bậc tiết hạnh khả phong, lỡ rủi ra, phải kết liễu đời mình chẳng hạn. Nhưng nay thì phải... khác rồi, đôi khi dòng máu của mình, cũng phải pha trộn, như là trường hợp tiếp máu cho thương binh hay phụ nữ bị băng huyết.

- Tôi muốn có dịp được trò chuyện với bà lâu hơn, ở chỗ khác, bà nói.

Tôi vui vẻ nhận lời. Mẹ con bà đã dọn từ tả ngạn sông Mississippi về thủ đô tị nạn Bolsa đón thiên niên kỷ mới, để tất cả mọi chuyện được mài mòn theo tháng năm biến chuyển từng giờ, thế giới bây giờ từ thực tế bước vào hư không, và từ chân phương lui vô giả tưởng, một thế giới huyễn ảo thu trong chiếc máy computer, sau mạng lưới, không sao cân, đo, đong, đếm làm gì cho... lạc hậu nữa. Ôi thiên niên kỷ đã cải tạo hoàn sinh cuộc đời, phức tạp của bà bạn tôi tức mẹ cậu bé, thêm vào đó là học thuyết chân như đã gạt phăng những váng vết trầm luân.

5 năm sau đó, cậu bé đã đến thẳng trường dành cho thần học, rồi 5 năm sau nữa, cậu bé mặc áo mục sư, tức đã 28 tuổi. 5 năm hiện đại, cậu đang hành hiệp ở... quê nhà.

Tôi hỏi tại sao lại phải về quê nhà, mà không hành hiệp ở xứ sở văn minh này. Người mẹ nhìn ra xa tít biển khơi:

- Cháu đã 33 tuổi rồi, nó không còn là cái nhọt sắp vỡ như hồi mới lớn lên, bà gặp chúng tôi ở Virgina, mà nay, X. là tôi tớ của Chúa Trời, bà cũng biết rằng tất cả các đấng giáo chủ xa xưa đều liễu cuộc ở tuổi quanh 30, có thể nay mai nó sẽ tìm ra cha nó, để buộc tội hay để thứ tha, chẳng biết. Còn tôi, bà mẹ cậu bé, không bao giờ quên chuyện hải tặc trên vùng vịnh Thái Lan năm 1979, nhưng cũng không còn mặc cảm phải trốn lánh thế nhân, và hằn học với chung quanh, nhất là với đứa con vô tội (mà bà phải cưu mang sau chuyến hải hành oan nghiệt).

Thực sự, tôi muốn an ủi bà ta như vầy:

Những cái nhục ở đời không có cái nhục nào giống cái nhục nào, nhưng những vị tướng tá bỏ đồn, bỏ chốt, tức thành quách đấy, vẫn có vẻ được trọng hơn một phụ nữ, một thiếu nữ bị vẩn đục tiết trinh.

Nếu bà ta không gặp nạn cướp biển, không có cậu bé đương nêu, thì cuộc sống có danh giá, bình thường không?

Cũng chưa đoan chắc được, biết bao hoàn cảnh khác, cũng có giữ được nét trong sáng, nguyên lành đâu.

Thế nên trong cuộc tổng di tản vượt biển đông, đi tìm lẽ sống trong sự chết của dân chúng miền Nam sau 30-4-1975 quả là bi thảm, có người đi không tốt, có người tới không lành lặn, có nhà không còn nguyên vẹn, vân vân và vv... thì thôi, cơn bão thời đại cũng đã qua rồi, hãy... "quên đi mà sống" như lời nhạc của Vũ Thành An, để có chút gì tin tưởng, chút gì trông chờ Thượng Đế ân sủng cho kiếp sau nếu vẫn được làm người... Việt Nam khổ sở vô vàn.

Mục sư X. đã và đang ở Thái Lan, lang thang tìm kiếm những dấu chân bất hạnh, hốt hoảng nhìn những chớp lửa khi hư, khi thực, báo hiệu từng cơn bão cạn cuồng loạn, đập vỡ tan hoang những mảnh đời trôi nổi, dập vùi, từ nhiều năm về trước. Ngài, cậu bé nay là mục sư lâu lâu viết thư gởi người mẹ cầu xin an bình, tha thứ cho tha nhân... (trong đó có cha cậu, đám thú hoang phá rối loài người).

Hawthorne 17-4-2013

Cao Mỵ Nhân