Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

XUÂN Ở CỬA CHÙA

 

Chuyện của 3 người đồng hành, như người ta thương nói "tam nhân đồng hành", tôi chỉ biết vậy, còn tam nhân đồng hành như thế nào, để làm gì, thì chao ôi, nào tôi có biết tận tường đâu.

Tuy vậy 3 người đồng hành hôm nay, ở Chốn Bụi Hồng này, vào đúng ngày rằm nguyên tiêu, tức 15 tháng giêng âm lịch, thì quả là 3 người đó đồng hành tới một ngôi Chùa rất bề thế, khang trang, mới khánh thành cổng Tam Quan, cũng khang trang bề thế như cửa đại dinh nơi quan quyền, Chùa chưa đặt tên, đã khai trương vì đúng ngày Rằm thứ nhất của năm mới, thành chưa có bảng hiệu.

Ba người nêu trên, là 3 vị khách thập phương đều mang dáng vẻ vội vã, đăm chiêu, thay vì phải có diện mạo vui vẻ, thanh nhã, để gọi là an nhiên, tự tại.

Sắp tới cổng Tam Quan, họ khựng lại, không ai bảo ai họ có ý chờ nhau bắt chuyện, trước khi vào Chùa thắp nhang lạy Phật.

Vị thứ nhất mang vẻ mặt hăm hở, nhưng lại thoáng chút băn khoăn, mở lời:

- Quý vị cùng vào Chùa hả? Tôi lần đầu tiên tới Chùa này, có vui không? Thầy trụ trì là chư tăng nào nhỉ?

Cả 2 người còn lại đều thốt:

- Tới Chùa lễ Phật, sao hỏi điều vui không và sư nào làm lễ chẳng được, sao hỏi danh tánh sư làm gì?

Vẫn vị khách thứ nhất đương nêu, cười ngỡ ngàng:

- Thì tôi vừa thưa là lần đầu tới Chùa này, còn quý vị thì sao?

Người thứ hai có dung nhan điềm đạm, từ tốn, reo lên một cách phấn khởi:

- A, thì ra đạo hữu lần đầu tiên Đến Chùa, vâng, vui lắm bạn ạ, được nghe kinh, học kệ, từ đó tâm bạn sẽ nở hoa. Còn tôi thì Đi Chùa thường xuyên, nên Chùa như mái nhà thứ hai của mình, nếu không vừa ý ở nhà, thì Đi Chùa cho khuây khỏa.

- Chu choa, đi Chùa cho khuây khỏa, chứng tỏ sự kiện Chùa là liều thuốc an thần linh nghiệm nhất, chưa nói tới kinh sách đạo Phật. Hèn chi ông tổ vô sản Karl Marx nói: "Tôn giáo cần cho những ai cảm thấy không còn gì để có". Đại khái thôi, là bất lực hoàn toàn, mọi mặt, nên phải Đi Chùa thường xuyên để tự giải cứu mình.

Người thứ ba chen vào, khi người thứ nhất bày tỏ với người thứ hai, đoạn ghi trên:

- Đạo hữu Đến Chùa lần đầu là có ý đi tìm cho mình một niềm tin, một sự thanh thản, một thử thách, cũng là một giải thoát có thể... vân vân và vv... Còn tôi, vâng, thưa quý vị, tôi là người phát biểu cuối cùng trong 3 chúng ta, rằng: từ xưa lắm, tôi đã đến Chùa như đạo hữu đầu tiên, rồi tôi cũng đi Chùa như đạo hữu vừa quan niệm Chùa là Nhà, xin thưa, tôi thì thế này, nhị vị Đến Chùa và Đi Chùa ạ, tôi hôm nay Trở Lại Chùa sau một thời gian khá dài, xa cách tam bảo, tam quan, chư tôn đức tăng, ni, chỉ có Phật ở trong lòng, và tôi đã mang hình ảnh Phật đi lang thang khắp các nẻo đường trong cuộc sống của tôi, nên Phật cứ bổng, chìm trong tâm thức, có lúc tôi nguyện chú thật lâu, có lúc lại cầu xin qua loa như là thách thức niềm tin, lòng mộ đạo của mình, có khiến mình khuây khỏa như đạo hữu thú hai nghĩ, và có được như ý, như tôi mong, để kết cuộc, hôm nay, tôi phải Trở Lại Chùa, đóng cho mình một cái Khung đạo đức bắt buộc, mới may ra tự mình không phải là giải cứu, giải thoát mình, mà tự mình nhận định ra một cái Tâm Đạo khi mình đứng giữa sân Chùa, giữa lòng Chùa, trên có Đấng Tối Cao thẩm định điều ngay thẳng, lẽ sai trái... vân vân và vv, e mới thắng con người... tục lụy mình được.

Ngang đây, cả 3 tín hữu đã bước hẳn vào phía trong cửa Tam Quan, họ nhìn nhau ngẫm nghĩ, rồi bỗng phá ra cười:

- Như vậy dù Đến Chùa, Đi Chùa hay Trở Lại Chùa, vẫn duy nhất là chỉ nghĩ cho con người thực tế của mình, chứ, vâng đâu phải tới Chùa là vì Phật, Pháp, Tăng Ni đâu, cho dẫu 3 điều quy y văng vẳng bên tai khi tiếng chuông, tiếng mõ vang lên.

Ô hay thì Phật ở trong ta, tâm Phật tính Phật mới là quan trọng, tượng Phật, hình Phật, chỉ là để thể hiện ra một nơi, một đấng để tôn thờ, vái lạy, van xin, thế thì phương tiện và phong cách diễn đạt, nào có cần gì phải đầy đủ tiện nghi, cơ ngơi hoành tráng, bởi Phật chỉ cần một gốc cây, môt kẽ núi, đôi khi người tu luyện còn phải Không Nhìn, Không Nghe, Không Nói.

Nghĩa là không thấy sắc màu, không nghe trầm bổng âm thanh, và không cần phải nói năng, có thể là tinh ngôn, vô ngôn càng tăng phẩm chất đạo hạnh.

Nhưng phải có một ngôi Chùa, một mái Chùa, để từ đó ta hạn chế lỗi lầm, phát huy công đức và thăng hoa niềm tin.

Tôi chạnh nhớ sân chùa Già Lam ở Saigon xưa, nay vẫn là chùa Già Lam nhưng cỏ hoa tiều tụy, cây lá bơ thờ... Gốc cây thật to "chủ tọa" một bãi đậu xe cho khách thập phương vãn cảnh, lễ Phật. Giữa sân Chùa có những gốc cây xanh mướt, cắt tỉa vừa ngang tầm mắt người, nên thả bộ, hay dừng chân cũng tạm thảnh thơi. Tôi hỏi một vị khách đứng gần đó:

- Thưa, cây này tên chi ạ.

Vị khách chưa kịp trả lời, thì một đạo hữu công phu ở chùa, cười mỉm:

- Cây vô ưu.

- Cây vô ưu, có thật tên vô ưu không?

- Thì cứ xem như cây không có ưu phiền gì đi, chứ phải đúng hình dạng và tên tuổi của giáo lý là vô ưu chính tông, làm sao có được.

Như vậy, cơ sở vật chất chỉ là sự kiện loài người đặt ra, cái ý nghĩa và tính cách nó khiến ta băn khoăn, u hoài nếu không thực hiện được.

Sự việc đến chùa, đi chùa, rời chùa, xa chùa, biệt chùa vv... chỉ là mỗi giai đoạn cuộc sống, còn Phật thì cứ ở trong ta nếu ta thỉnh nguyện.

Bà bạn tôi ở Denver Colorado mang pháp danh khá lạ Diệu Nhàn, là một đệ tử quen thuộc của chùa X. do vị hòa thượng Z. trụ trì. Tôi hỏi thăm chị:

- Hòa thượng Z. có thật như thiên hạ đồn đại lâu nay không?

- Đó là việc của ông hòa thượng, còn mình Vô Chùa là để lễ Phật. Vô lẽ vì chư tăng này nọ, mà mình Bỏ Chùa sao?

Ba người đồng hành dẫn thượng đã cùng vái lạy trước tam bảo, hồi chuông đảnh lễ đã cắt đứt tư duy tản mạn của mỗi người, tiếng mõ thoát thì râm ran, day dứt, sau mỗi lúc mỗi nhịp nhàng, hoan hỉ, thứ tha...

Tiếng mõ như tiếng thời gian chạy trên đường vắng, con đường dài đằng đẵng dằng dặc, xa thăm thẳm, mỗi lúc mỗi được kéo gần lại, chỉ còn trọng điểm trước mặt... là lẽ vô thường, là điều vô ngã, là nỗi vô cùng...

Vô cùng, bất tận trong mông mênh, bao la... mái Chùa phải hiện ra khang trang, bề thế... để mỗi người thức tỉnh hồn mình trong cuộc sống thực tế này.

Hawthorne 24-2-2013

CAO MỴ NHÂN