Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 SAU 100 NĂM ĐÀ LẠT

 

 

Mặc dầu không có thời gian rảnh, để trở lại Đà Lạt trong 41 năm qua, nhân dịp lễ Giáng Sinh năm 2008, tôi cũng hào hứng tháp tùng cô con gái và cháu ngoại "đi Đà Lạt" như quý vị ở Saigon xưa thường rủ nhau.

Mùa Giáng Sinh năm 2008 ấy, thành phố Đà Lạt lại có mục "Một trăm năm Đà Lạt" như năm 2010 Hà Nội làm kỷ niệm "Một ngàn năm Thăng Long", trước đó ít năm thì có "Ba trăm năm Saigon", những cái mốc để thu hút du khách trong và ngoài nước, Việt Kiều ở khắp nơi trên thế giới về tham dự khá đông.

Khi 3 người thuộc 3 thế hệ phái nữ nhà tôi, gồm bà ngoại, con gái, cháu gái chúng tôi vừa được xe khách đậu sát lề đường Phan Đình Phùng, thì hàng chục trung gian với hàng chục xe máy lớn, nhỏ tới giới thiệu khách sạn, nhà hàng v.v..., 41 năm qua, quả Đà Lạt có thay đổi một chút về giao tế, nhưng lề đường khấp khểnh thấp, cao như 4 thập niên trước.

Con gái tôi với một taxi quen không ghi bảng hiệu, làm như xe nhà chạy mối, 3 bà cháu bước vào một khách sạn trung bình. Người quản lý, nhân viên tạp dịch và một vài ông bà kẹ đang "hội luận" chuyện gần xa. Một trong số kẹ nêu trên, e chưa đủ tuổi thành niên, mà đã từng trải... hết biết:

- Ở đây bà bác, cô và cháu an tâm, vì không đâu an toàn bằng, như vậy là an lòng rồi, giờ đưa chứng minh nhân dân để làm giấy tờ cho hợp pháp.

Con gái tôi mau miệng, để tránh mọi phiền phức, nó, con gái tôi thao thao như đang đứng trên bục giảng môn vật lý ở trường X. bạn ta làm, rằng:

- Giấy tờ tôi (con gái) thì đây rồi, còn bà cụ, tức tác giả đang viết bài này, và cháu gái, thì nôn "đi Đà Lạt" quá, nên quên ở nhà rồi, một người đại diện được không, còn không thì chúng tôi tìm chỗ khác.

Quý vị điều hành khách sạn nhìn cô bé cháu tôi chăm chăm, bé Ni vốn là cao giò, lại còn quá trẻ, nên cứ ngán lời mẹ dặn, không trình thẻ sinh viên ra, thì không được ở Đà Lạt, nó nói nhỏ "hay là đến nơi khác", lập tức 3 thế hệ nhà tôi được mời lên tầng 2, xem phòng ngay. Mới ngó sơ thành phố đầy hoa này, tôi chỉ tạm xem chừng có giống ngày xưa không, thủa chúng tôi học nội trú trong trường sơ Thevenet (Tú Xương Saigon), cứ mỗi năm 2 lần, ma sơ cho đi Đà Lạt tĩnh tâm, khi thì ở Domaine de Marie, khi thì ở biệt thự Thánh Tâm đường Yersin, nơi cha Gangon, người Canada, tới Hà Nội năm 19 tuổi, học y khoa, rồi di cư vào Đà Lạt năm 1954, phụng thờ Chúa tới sát nút 30-4-1975 mới trở về Canada.

Đà Lạt vẫn chỉ vậy thôi, thay vì có thể đẹp hơn nữa. Chúng tôi ra bờ Hồ Xuân Hương, kỷ niệm 100 năm Đà Lạt đã bế mạc cách đó mấy ngày, những liếp hoa, bồn hoa, lẵng hoa, giỏ hoa đã bắt đầu tơi tả.

Thôi thì chẳng thấy được đại hội 100 năm thành phố, chúng tôi lang thang trên những vỉa hè lớn, một tấm bảng chắn ngang tầm mắt: "XQ - Đà Lạt Sử Quán" trên đại lộ mang tên của loài hoa: Mai Anh Đào.

Thế là thế nào nhỉ? XQ là một ẩn danh còn thêm Sử Quán, không phải Sứ Quán, để bảo Sứ Quán XQ, như các quốc gia có sứ quán, đặt sứ quán ngoại giao ở Việt Nam đâu quý vị ạ, mà là Sử Quán cơ.

Tôi vốn là "vua tò mò", nên hăm hở bước vào XQ Sử Quán ngay. Từ khung cửa lớn nhìn vô cơ sở sử quán, thấy vô cùng... văn hóa dân tộc. Có 2 lối đi, hướng tay phải thì mua vé, tay trái thì ra vào tự do. Tất nhiên du khách mạt rệp như tôi, cứ phía trái tiến tới.

Đúng là Sử Quán, vì có tới hàng chục gian hàng đèn hoa tráng lệ, bán và nhận đặt thêu trên tơ, lụa. Mỗi gian hàng trang trí một màu sắc, từ hàng hóa đến các cô nghệ nhân trẻ đẹp ngồi thêu tại chỗ. Hàng thêu đã đẹp, mà các cô ngồi thêu đều rực rỡ như tranh vẽ. Cuối 2 dãy cửa hàng thuê là gian nhà khá lớn bằng gỗ, có bàn ghế trang nhã để bán thực phẩm cho du khách, thực phẩm kiểu dân dã như bắp luộc, khoai lang nướng và vân vân khác.

Một thiếu nữ trên vai quang gánh nhẹ nhàng, mỗi bên quang gánh treo một rổ thơ (!), một thiếu nữ đi bên cạnh, cầm máy vi âm (micro) rao bán thơ, những cuốn thơ bé nhỏ, rất đẹp như những phong pháo, bìa vẽ và toàn bộ bên trong những cuốn thơ là những bài thơ rất ngắn, và phải rất... hay, Sử Quán mới dám bán chứ, thơ của một thi sĩ, tu sĩ rất gần gũi với giới văn chương ngày xưa: Minh Đức Triều Tâm Ảnh. 2 cô vừa ngâm, vừa rao thơ Triều Tâm Ảnh ở XQ Sử Quán, Đà Lạt trong y phục thướt tha thêu vẽ, XQ. mang hình ảnh những giọt nước trong vắt trên cánh lá sen, đã khiến khách yêu thơ Triều Tâm Ảnh tinh hoa, với phong cách thơ thanh khiết, không đòi hỏi khách dự phải vị nể, cảm thông người rao thơ, bán thơ, hầu chỉ xem như thơ phóng khoáng, thoáng đãng, thi vị, mộng mơ... Vì các cuốn thơ bé nhỏ ấy hàm chứa những bức tranh thêu thư bút của ẩn sĩ.

XQ được viết tắt 2 tên của chủ nhân Sử Quán, người cháu tên Quang kế thừa việc phổ biến sự nghiệp của bà dì vốn là cung nữ hay phi tần tên Xuân, thành XQ Đà Lạt Sử Quán - chủ cơ xưởng Sử Quán - chính là một nghệ sĩ.

Nơi XQ Sử Quán còn có nhiều dấu vết của nhạc sĩ quá cố Trịnh Công Sơn, và số văn nghệ sĩ hiếm hoi thân quen của trưởng cơ sở. Thành phố Đà Lạt đã có biết bao suối nguồn, sơn khê, rừng rậm mà trong XQ Sử Quán vẫn có những giả sơn, suối nước nhân tạo, thu hẹp cao nguyên trong lâm viên bé nhỏ, để tạo một giang sơn điển hình mẫu mã quê hương trong sáng, cao vời.

Bốn năm qua thêm nữa, kể từ ngày "Một trăm năm Đà Lạt" tới nay, Đà Lạt vẫn còn nhiều khai phá, bởi vì vẫn còn nhiều ẩn tích, ẩn số dành tặng những ai muốn tìm về thành phố mộng mơ này.

 

Hawthorne 3-12-2012

Cao Mỵ Nhân