Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HUYỀN THOẠI

ĐÃ TAN VÀO CÁT BỤI

 

Ông ta đã chết. Quý vị sẽ hỏi ông nào, sao không nói thẳng ra, tên gì, ở đâu, làm gì, liên hệ tới ai, mà phải thốt ra lời, viết ra thơ, làm thành một bài văn, trong lúc chỉ cần buông thõng tên tuổi người đó: nhà thơ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, đã qua đời ở tuổi 73.

Thì biết vậy, nhưng vẫn có vị nào đó, cách đây mấy năm, nơi thủ đô tị nạn này không chịu tin ông ta là Nguyễn Chí Thiện, mà Nguyễn Chí Thiện là thế nào mới được chứ, hay phải thế nào để đúng là Nguyễn Chí Thiện một trăm phần trăm, ngục sĩ với 27 năm lao tù cộng sản, tác giả tập thơ mang 2 tựa đề Tiếng Vọng Từ Đáy Vực hay Hoa Địa Ngục cũng được.

Khổ một nỗi, điều căn bản nhất, là chính tác giả Nguyễn Chí Thiện vừa quá cố trên, chưa bao giờ muốn đính chính mọi sự việc liên hệ tới ông ta, nhà thơ ngục sĩ, kể cả việc có vị không tin ông nói hay viết được Pháp ngữ. Và, chẳng thể hiểu được tại sao, từ ngày ông ta quy Mã, tức qua Mỹ theo diện lúc thì do ODP, ông anh trung tá Nguyễn Công Dân bảo lãnh, khi thì bảo ông bị Cộng Sản Việt Nam tống xuất... vv và vv... Khiến mỗi dịp thiên hạ đề cập tới phương danh ông, nhà thơ ngục sĩ Chí Thiện, họ Nguyễn kia, lại như đám hoả mù, thoạt thì nhỏ, sau cứ to ù như núi mây trước mặt phi hành gia.

Song hôm nay, tức là ngày ông chết mấy hôm rồi, có tờ báo đăng cáo phó trọn một trang, với thành phần gia đình bình thường như các gia đình tang ma khác, chẳng có gì uẩn khúc để gọi là huyền thoại, tuy nhiên vẫn là... huyền thoại một đời người, một cuộc đời chưa thật già lụ khụ, lú lẫn, cũng chẳng còn trẻ trung, năng nổ, mà một người khô cằn, đơn điệu, đếm tháng năm bên trời lưu lạc, cho dù ông vẫn mang dấu ấn đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, hay thẳng thắn hơn, chiến đấu với chủ nghĩa Cộng Sản tàn ác ở quê nhà.

Với cái tin ông mãn phần ở thủ đô tị nạn Bolsa, và hình ảnh nhà văn Trần Phong Vũ hiện diện trước Tivi với nhà báo, nhà truyền thông Du Miên mấy buổi liền mở lại đoạn phim ông phát biểu về việc phải làm sao để triệt hạ chính quyền phi nhân, phi nghĩa đang bạo loạn ở Việt Nam, bộ đồ veste màu trắng mà quý vị và chúng tôi bắt gặp ông ở bất cứ hội hè đình đám nào, vẫn tưởng mới thăm hỏi ông đâu đó, thì nay ông mệnh chung rồi, giọng nhà văn Trần Phong Vũ thật buồn bã bày tỏ các thân hữu sẽ tổ chức đám tang cho ông, nguyện vọng ông, ôi, chẳng có gì ngoài sự bình thường, đơn giản, Trần Phong Vũ tháo cặp kiếng trắng ra, rồi kín đáo lau nước mắt, chắc là phút giây cảm kích đó, không thể nào vô tư, vô tâm được với một nhân vật cả đời bức xúc trước hoàn cảnh xã hội bởi đám bạo quyền, mà nhà thơ ngục sĩ đổ tội hoàn toàn cho Hồ Chí Minh, lão tặc đầu sỏ, đem học thuyết vô sản về áp đặt lên các tầng lớp dân tộc, từ trí thức xuống nông dân, giai đoạn sau 20-7-1954 và kéo dài tới cả sau 30-4-1975 ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Qua tiến trình đấu tranh chống cộng sản từ một thiếu niên 15 tuổi (sinh năm 1939) tới một lão lai (mất năm 2012), thì với 73 năm hiện hữu ở thế gian này, ông bị trang trải cuộc đời ra sao:

15 năm, được sinh ra và lớn lên

27 năm, ở tù cộng sản

17 năm, sống ở hải ngoại

14 năm sống bất thường ở miền Bắc.

Như vậy, 14 năm sống bất thường, tức là khi tạm thời êm ả, khi bộc phát, cuồng loạn chống chế độ Hà Nội, nhưng không phải 14 năm không tại tù này liên tục, hay bạo quyền để cho ông yên thân, mà, ông còn phải trốn lánh, bất động trước thời cuộc, thì hỏi làm sao tác giả Hoa Địa Ngục có thể đi học, đi làm một cách như các thanh thiếu niên trang lứa, và có thể lập gia đình bình thường được.

Thế nên, nhạc sĩ Phạm Duy có lần viết một lời nhạc:

Đêm đêm khát vầng trán ngây thơ...

để diễn tả một bậc trung niên lang bạt kỳ hồ, mộng lớn không thành, mà mộng nhỏ cũng không đạt, đứng bên cầu biên giới, thèm khát tình yêu thương con trẻ, đã chẳng thể có được, do đó, với nhà thơ ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện thì dù không qua biên giới, chẳng tới chiến khu, ông ở ngay Hà Nội, Hải Phòng, vẫn chỉ là địa ngục trần gian thôi.

Cứ nhìn vào tuổi tác, thì đám bạn tôi ở Hải Phòng trước ngày chia đôi đất nước khá đông, có xê xích nhau cũng vài tuổi. Thí dụ như nhà thơ Chu Vương Miện, hay thi sĩ Thái Thuỷ đã quá cố cách đây ít năm, như quý ông Lâm Quang tức nghị viên Tony Lâm, chủ nhân nhà hàng Viễn Đông ở khu thương mại Việt Nam Westminster hiện nay, và cả lô bạn bè tôi tuổi quanh, hoặc trên thất thập, chúng tôi sau khi tốt nghiệp tiểu học, ngày xưa tiểu học cũng có bằng cấp, lên đệ thất, đệ lục trung học, thì hoặc là đậu vào trường trung học công lập Ngô Quyền hoặc là học tư ở 2 trường trung học Trí Trì, Phùng Hưng tỉnh Hải Phòng, còn gọi thành phố Cảng, mà sao chúng tôi chẳng hề may mắn quen biết nhà thơ ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, ông từ đâu hiện tới phố phường có đầy cây phượng đỏ trên các ngã đường, thì đúng là... huyền thoại rồi.

Lớn tuổi hơn ông, có luật sư nhà văn Phạm Kim Vinh đã quá cố, có nhà văn Duy Lam tức trung tá Nguyễn Kim Tuấn, và chao ôi, có cả cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, mà chị ruột phó tổng Kỳ lại là cô giáo Huyền dạy nữ sinh tiểu học chúng tôi ở trường Lệ Hải, Hải Phòng nay cụ giáo Huyền đang cư trú ở một Viện Dưỡng Lão thuộc Quận Cam, cụ đã bước qua tuổi 90.

Vậy khi đan cử ra lớp quý vị trên, tôi định chia sẻ gì với người đã có lúc tưởng sống bi thảm dưới đáy vực, thốt lên tiếng kêu tuyệt vọng là những lời thơ như hoa địa ngục bị phai tàn hương sắc, cằn cỗi, rã rượi trước gió mưa thời đại vô thần.

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ ngục sĩ, cách đây 20 năm, ngày tôi được tới Hoa Kỳ theo diện HO, tôi bắt kịp dòng suy tư của đồng hương hải ngoại dành cho vị ngục sĩ bất hạnh này.

Giữa năm 1995, nhà thơ tác giả Hoa Địa Ngục tới USA, nhân dáng lênh khênh, gầy ốm, mặc bộ đồ vest màu đen, mũ da đen, dẫn đầu đoàn biểu tình độ 100 người đi quanh khuôn viên toà thị chính Westminster, ông đứng giữa hai người và cầm cờ vàng 3 sọc đỏ, hô vang khẩu hiệu Freedom For Việt Nam, tôi đi cạnh nữ luật sư Phùng Tuệ Châu, cũng khản giọng hô khẩu hiệu Tự Do Cho Việt Nam ấy, nhưng nay Phùng Tuệ Châu đã theo đường khác.

Rồi thì tháng năm nhà thơ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã trải lòng ra cùng cộng đồng người Việt tị nạn. Trong 17 năm cuối đời, ông vẫn đấu tranh, lên án Hồ Chí Minh và bè lũ, ông vẫn kể cho thân hữu nghe hành trình lao lý của ông, và vẫn không bận tâm những phiền toái đố kỵ mới mẻ ở xứ người.

Vị giáo sư Pháp Văn mở các lớp học thêm ở đường Cát Dài, Hải Phòng, nếu còn tại thế, nay đã gần 100 tuổi, nghĩ rằng: người thanh thiếu niên Nguyễn Chí Thiện có năng khiếu Pháp ngữ, song, ít có thì giờ, ý nói anh ta thủa ấy khó liên tục theo các niên khoá như bạn bè. Như vậy Hoa Địa Ngục được kết nụ sớm lắm cũng khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, tức là khi đó tác giả chưa ba chục tuổi, bởi thời gian này ông mạt sát họ Hồ không khoan nhượng, ông từng quyết đoán với nhân gian đang sống trong cái xã hội bao cấp đó, là Tã Trắng Thắng Cờ Hồng, tã trắng dùng cho trẻ sơ sinh tiêu tiểu vào đó... rồi đem giặt. Cách mượn văn thơ chống chế độ của nhà thơ ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện rất hồn nhiên, chất phác và đượm vẻ khôi hài. Những lời phỉ báng trong các bài thơ khác nơi tập Hoa Địa Ngục cũng với phẩm chất như vậy, nó khiến cho độc giả suy gẫm, xót xa, song vẫn chuyển tải lập trường trước sau như một.

Đã có khá đông những nhân vật đối kháng, những cây bút chửi bới chế độ Cộng Sản, nhưng nếu họ không dùng danh xưng, ý thức hệ, thì cũng rơi vào đả phá kiểu ngôn ngữ ngang tai, nghịch nhĩ, Nguyễn Chí Thiện chửi bạo quyền và lão đầu sỏ họ Hồ rất khách quan, y như ngồi kể chuyện cho mọi người, hấp dẫn và lí thú.

Trong Hoa Địa Ngục, nhà thơ ngục sĩ trình bày đã xem như đầy đủ đường nét ô dề, mạt hạng rồi, và với tinh thần đấu tranh, thì tác phẩm được trình bày ở bất cứ thời gian nào khi nói về Việt Nam cộng sản, có cần gì phải viết tập khác nữa. Tuy vậy, nếu nói về thơ ca, thì cũng chẳng cần phải sáng tác thêm, để... tiếp tục làm thi sĩ, như có vị đã thắc mắc: sao tới Huê Kỳ, Nguyễn Chí Thiện không viết lách thêm.

À, thì ra đó là điều thắc mắc, để dẫn tới việc ai mới là Nguyễn Chí Thiện thật, và Nguyễn Chí Thiện gầy ốm, hom hem ở xứ người lâu nay là ai.

Ôi thôi, là ai thì là, người mang tên tuổi Nguyễn Chí Thiện, ông đã chẳng còn thấp thoáng trên các ngã đường tị nạn, lưu vong hay tha hương nữa rồi. Và, huyền thoại đã tàn vào cát bụi, một kiếp người khép lại, hoang liêu.

 

Hawthorne 6-10-2012

CAO MỴ NHÂN