Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MỖI NĂM THU TỚI

 

CAO MỴ NHÂN

 

Ba người vô tiệm bánh ngọt, cà phê Mỹ ở khu chợ... sang trọng, trên đường đồi tới Rancho Palos Verdes, ông bà nhà văn thì quen thuộc với không khí này quá rồi, chỉ có tôi là i tờ English, nên cứ ngại ngùng.

Phủ nhận nhà văn Duy Lam, chị Thịnh Chu thân mến, cười khích lệ:

- Ở Mỹ thì chịu khó vô những chỗ này cho... hội nhập mau, chứ Cao Mỵ Nhân cứ loanh quanh khu Phước Lộc Thọ, thì bao giờ... mạnh dạn đi tới được.

Ông bà Duy Lam bảo tôi ra mua 3 cái bánh ngọt to như 3 quả cam, và 3 ly nước gì đó, tất nhiên là phải tự làm. Tôi cứ loay hoay, vụng về, cố bán hàng sang trọng thản nhiên ngó ra đường, bà Duy Lam phải bước tới giúp tôi.

Thế là trước mặt mỗi người đã có đĩa bánh và lý nước. Theo thói quen, nhà văn Duy Lam uống cafe đen gần như không đường, phu nhân ông thì cafe sữa đá như đã từng uống ở các nơi khác, còn tôi, chao ôi, tính bảo thủ Đông phương đã trở thành phiền toái, đó là tách trà nóng, mà lại là trà Lipton đang thẩm thấu, sợi chỉ còn đu đưa trên miệng tách, màu nước còn thấp thoáng ánh vàng.

Nhà văn Duy Lam cưới khẩy:

- Phải cô đinh uống trà Tàu, ăn bánh ngọt không? Muốn thế, phải đến một "tea house" ở Los Angeles.

Nói đoạn, ông bảo tôi ra tủ kính đựng toàn bánh ngọt, đổi cho ông bánh moka chocolat, lấy chiếc bánh có mứt trái cây trên mặt.

- Uống cafe đen rồi, thì phải ăn bánh ngọt ngọt một chút, chocolat đắng nghét.

Tôi... sợ quá, nhưng vẫn phải mang đĩa bánh tới quầy đổi dùm ông. Tôi nói với cô bán hàng là "tôi muốn đổi bánh này". Cô ta có lẽ đã nhìn tôi bằng nửa con mắt, cầm đĩa bánh đổ vô thùng rác ngay lập tức, trao đĩa bánh mới cho tôi. Tôi chẳng biết họ sẽ tính tiền cách nào.

Chẳng hề bực bội, nhà văn Duy Lam và phu nhân cứ cười vui một cách từ tốn, thời gian đó cách đây đúng 20 năm. Còn tôi thì có vẻ ngượng vì ánh sáng văn minh chan hoà quá.

Trở lại bãi đậu xe, để lấy xe đi tiếp. Duy Lam vẫn là người lái xe, chị Thịnh ngồi ghế trước, coi bản đồ, tôi ngồi ghế sau, hết ngơ ngác chuyện này, lại ngại ngùng chuyện khác, mới tới Hoa Kỳ theo diện HO, chao ôi là mênh mang quá. Đúng là:

Bốn bề bát ngát xa trông

Một màu Mỹ quốc, mênh mông bốn bề

Đất nước rộng rãi, dân tình... khó hiểu và có thể đối với tôi lúc đó, khó chịu vô cùng, tôi bỗng nhớ Saigon từng nơi, từng chốn, cả những đống rác trong ngõ hẻm, lẫn dòng xe chạy vô tổ chức ngoài mặt lộ, vô tình tôi ngồi buồn, chẳng thiết nhìn bờ biển đã hiện ra như một bức tranh, đẹp đến nỗi không chối cãi được.

Xe đậu lại ở một khoảnh đất nhỏ, chung quanh toàn là hoa, bát ngát trời hoa, hoa được trồng hay hoa dại bên đường đều đẹp. Mỏm núi Rancho Palos Verdes nhô hẳn ra khỏi đất liền. Cũng có vài xe chở khách kiểu gia đình hay bạn bè tôi vãn cảnh. Dãy nhà đối diện với đại dương mênh mông là những "lâu đài" đồ sộ, toàn hoa bao phủ, chỉ nhìn hoa không đã cảm thấy cuộc đời tươi đẹp rồi.

Nhà văn Duy Lam khô khốc bao nhiêu, thì phu nhân ông lại tươi mát, chứa chan tình cảm bấy nhiêu. Chị Thịnh Chu hỏi khẽ tôi:

- Buồn gì vậy, đã tới Mỹ rồi mà không vui sao? Mai mốt rồi quen thôi, ồ mà lúc đầu tới Mỹ, tụi mình, tức ông bà Duy Lam, ở miền Đông cơ, chả kịp buồn bã, nhớ thương gì cả. Ông Viên, tức đại tá Chu Xuân Viên, anh cả của chị, chở mình tới một cái chợ, bắt mua một đống củ cải, cà rốt, su hào và dưa cải về nhà, ông Viên bảo:

- Cô làm dưa mắm, dưa muối đi, rồi tôi, tức đại tá Chu Xuân Viên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa di tản từ Việt Nam qua Hoa Kỳ thời gian lập quốc tị nạn, sau 30-4-1975, sẽ chở cô đi bỏ mối ở mấy cửa tiệm ăn Việt Nam.

Tôi nghe cũng hay hay, hỏi chị dù tâm hồn còn đang đi vắng:

- Thế chị có làm như thế không?

Phu nhân nhà văn Duy Lam, nguyên là ái nữ một vị quan thời Tây ở ngoài Bắc cười dòn dã:

- Làm chứ, đi bỏ mối ở Virginia được lắm, ông Viên chẳng ngại gì cả, tới tiệm nào, ông cũng giới thiệu:

- Em gái tôi, vợ nhà văn Duy Lam đấy, mới từ Việt Nam qua Mỹ theo diện HO, cô ấy nấu cỗ có tiếng ở Việt Nam trước 1975.

Còn anh Duy Lam thì Cao Mỵ Nhân ơi, anh ấy chẳng làm gì cả, mà tối ngày liên lạc lại với các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt của anh.

- Nhưng ở trong nhà đại tá Vien như thế, thì ông ấy có nói gì không?

Chị Thịnh Chu càng vui vẻ hơn:

- Nói gì, ông Viên với anh Duy Lam là bạn, nên mình, chị Duy Lam, mới trở thành vợ Duy Lam, còn em gái đầu của Duy Làm là cô Châu thì thành vợ ông Viên đó thôi.

- À, như vậy Duy Lam cưới em gái đại tá Viên, và ông Viên cưới em gái Duy Lam thì... huề quá rồi.

Chị Thịnh Chu với tôi chuyện trò tới đó, nhà văn Duy Lam mới bất giác cười lớn:

- Tréo cẳng ngỗng thế đấy Cao Mỵ Nhân ạ, bà này, chị Thịnh, ngày xưa... khoái tôi lắm, cứ đòi làm vợ tôi. Và có lẽ trên đời, tôi cũng là người đàn ông duy nhất mà bà ấy biết và ở với tôi mãi mãi.

Ngay tức khắc, cuốn phim xưa ở Đà Nẵng được chiếu ra đầy đủ trong bộ nhớ của tôi.

Nhà văn Duy Lam tức trung ta Nguyễn Kim Tuấn giữ chức vụ Chánh văn phòng tư lệnh thời trung tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu 1, đã là một nhà văn nổi tiếng, lại còn là một trung ta Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hào hoa, lịch thiệp, thì làm sao không có đông đảo bạn bè và người ái mộ, nhưng ông, Duy Lam, lại rất kiên định lập trường vai trò quân đội và chính trị của ông luôn quang minh, chính đại, liêm chính, thuỷ chung... tuyệt vời.

Phu nhân ông, chị Thịnh Chu vừa là giai nhân, vừa là phu nhân, yêu kính ông cũng... tuyệt vời không kém, đến nỗi Nguyễn Tường Tâm, con trai duy nhất của cụ Nguyễn Tường Cẩm, người thứ hai trong dòng họ 7 anh em nhà Nguyễn Tường đã phải thốt tình cờ cho tôi nghe:

- Chị Mỵ biết không, bà Tuấn (vợ Duy Lam) yêu chồng đến nỗi, bà ấy đưa 2 bàn tay che 2 bên thái dương ông Tuấn lại, khiến ông Tuấn chỉ nhìn được về phía trước, tức là chỉ nhìn thẳng được thôi.

Theo vai vế dòng họ Nguyễn Tường, thì nhà văn Duy Lam, con trai đầu của cụ bà Nguyễn Thị Thế, phải kêu Nguyễn Tường Tâm là anh họ bên ngoại.

Cũng qua sự kiện vừa nêu, ai ở Quân Đoàn I và Quân Khu 1 đều biết thảm hoạ, không phải giai thoại, là tình yêu thương tuyệt đối của phu nhân nhà văn Duy Lam, đã có lúc bì mờ cả mắt, bà đã một lần câm cây súng lục của trung tá Nguyễn Kim Tuấn tự bắn vào đầu bà với mục đích để bà chết đi với lòng thuỷ chung bất biến, mặc dầu Duy Lam chỉ ướt át trong văn chương, còn khô khan ngoài thực tế, chẳng hề đi ngang về tắt bao giờ. Viện đạn đỗng chữ nổi vì yêu đó, vẫn còn nguyên ở chỗ nào đó trong đầu bà đã khiến bà đau khủng khiếp cả về tâm lý lẫn cơ thể trong một thời gian.

Nhà văn Duy Lam thì trăm công, ngàn việc, nào là việc văn phòng của Bộ Tư Lệnh, nào là việc xã hội, chính trị đảng phái địa phương mà Trung tướng Hoàng Xuân Lãm đã giao hẳn cho ông phụ trách, nào là việc phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật, từng phối hợp với giáo sư Thái Doãn Ngà để dự trù mở trường đại học Đà Nẵng, rồi còn sáng tác văn chương như đã từ lâu ông thích thú vai trò của một nhà văn, kế thừa tinh thần văn học, xã hội, chính trị của 2 ông bác Nhất Linh, Hoàng Đạo và 1 ông chú Thạch Lam trong Tự Lực Văn Đoàn xa xưa, Nhà văn Duy Lam đã khởi xướng thành lập Ủy Ban Phát Huy Văn Hóa Quảng Đà quy tụ những nhà văn nghệ tại Đà Nẵng như: Nhà thơ BS. Thái Can, Nhà văn Phan Du, NV. Nguyễn Văn Xuân, Nhà thơ Thái Tú Hạp, Nhà thơ Luân Hoán, Họa Sỹ Hoàng Trọng Bân, Cao Bá Minh, Hà Quốc Huy... ông trang trải thì giờ ngày này qua ngày khác, còn đâu rảnh rỗi để mà hẹn hò vu vơ.

Cũng vẫn cuốn phim trên, các vị tư lệnh Quân Đoàn I Quân Khu 1 rất thông cảm với hoàn cảnh khó khăn về tâm lý của nhà văn Duy Lam, đồng thời các vị sĩ quan đơn vị trưởng và phu nhân họ, sẵn sàng chia sẻ nỗi khổ tâm tưởng tượng của ông bà, đã sẵn sàng hỗ trợ mọi mặt về tình cảm gia đạo bạn bè thuở đó, cho đến ngày nay... Thời gian gần bốn chục năm qua, ngó lại quá khứ, ai cũng đều già, nhưng tưởng đâu, mới vừa hiện ra trước mắt cái khung trời thơ mộng và bàng bạc ở Quảng Đà.

Nhà văn Duy Làm ngày xưa hút thuốc lá xì gà, kiểu cụ bác ông là nhà văn Nhất Linh. Khi vô tù cải tạo của Cộng sản Việt Nam, chẳng biết ông có hút thuốc lào không, nhưng sau này thì ông bớt phà khói kiểu mộng mơ văn sĩ, mà cứ loay hoay với những chiếc bánh ngọt và kẹo ngọt.

Ông thông cảm sâu xa nhất với tình trạng thiếu đường của hầu hết sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong tù cái tạo, là người chứng kiến và duy nhất viết nên bài thơ Chiếc Kẹo Nhỏ Trong Bàn Tay Người Chết, tả lại lúc hấp hối của trung ta Nguyễn Khoa Dánh, chỉ mong được ngậm 1 viên kẹo, khiến bạn tù phải lục lọi tìm một chiếc kẹo cho vị trung tá xấu số vừa nêu. Bài thơ này đã được một vị linh mục Việt Nam đọc ở cộng đồng Vatican thập niên 90, cuối thế kỷ trước.

Một chiếc lá phong bỗng lạc xuống ven đường, Duy Lam nhặt lên rồi nói nhỏ thật chân tình, thật chất phác:

- Mấy ông bác tôi, dòng Nguyễn Tường đều đã có dịp ở bên Tàu, đã từng ép lá phong đem về nước làm kỷ niệm, chắc thế, nay ở Mỹ cũng có lá phong, lại rất nhiều bánh kẹo thật ngọt, chỉ tội cho anh Dánh, thôi ta về đứng trước biển chỉ tổ tưởng tượng nhiều thứ... lôi thôi lắm.

Rồi chúng tôi ra về, khi mặt trời bắt đầu rơi xuống đại dương, mầu đỏ của hoàng hôn nơi Rancho Palos Verdes làm sắc lá phong trên tay nhà văn Duy Lam sẫm tối. Nay, ông bà đang ở miền Đông, bên ấy có nhiều cây phong hơn miền Tây này. Ngay trước cửa nhà anh chị cũng có những cây phong, tất cả đang thay màu cho lá mỗi năm, và mỗi năm thu tới, tôi lại cảm thấy có vẻ quan san, cách trở thêm

Hawthorn 30-9-2012

CAO MỴ NHÂN