Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CÁNH DÙ PHAI SẮC

 

CAO MỴ NHÂN

 

Trở lại Sacto vì chuyện nhà, và luôn dịp thăm ông bà nhà văn Trần Văn, tác giả cuốn sách dày 600 trang, với những bản cáo trạng biện minh cho trường hợp cựu trung tướng Việt Nam Cộng Hòa bị dư luận cô lập tình người mấy chục năm nay:

Đặng Văn Quang

Vinh Quang và Đau Khổ

Cựu trụng tướng đã được Chúa gọi về năm ngoái.

Và thăm nhà văn, thi sĩ Hoàng Ngọc Liên, cựu trung tá binh chủng Dù Việt Nam Cộng Hòa, đã lão lai, hiện cư ngụ tại một khu nhà già, sống với bộ computer lâu nay, không thân nhân ở cạnh, hiếm bạn vàng đối ẩm, khiến ông cứ độc thoại trước máy điện toán hồn nhiên, tinh vi, bí ẩn.

Nhưng bạn tri âm, tri kỷ computer lại rất ư là hiểu rõ từng chân tơ, kẽ tóc của ông, thi, văn sĩ Hoàng Ngọc Liên, sẵn sàng chia sẻ với ông những vui, buồn thời đại cùng riêng tư thầm kín, đến nỗi hôm nào, nó, máy điện toán kia, bị đau bất ngờ, tức hư gì đó, nhà thơ họ Hoàng, mà tôi tạm đặt là Hoàng Lão Tà, quay quắt bực mình, khổ sở không chịu được.

Tôi phone tới Hoàng Lão Tà:

- Đại huynh đó à, Cao tiểu muội đã từ thành Thiên Thần, tức Los Angeles tới Sac LôTô, chẳng hay đại huynh có tiếp?

Hoàng thi sĩ, tên Ngọc Liên, như phương danh một thiền viện, cười ha hả:

- Làm sao gặp được, ta lỡ ở một loại chung cư cao cấp, mà từ bề cây cao bóng cả sát cành nhau, bám sát một vòng rào sắt sơn đen như tất cả các khu apartment ở Mỹ, muốn tới ta, phải mở 2 lần cửa khóa: cửa sắt vòng rào và cửa gỗ unit cô liêu của ta.

- Dài dòng, đón hay không thì bảo, "bản chức" đã đứng trước sào huyệt phượng hoàng.

Nói thế, nhưng xe của ông bà nhà văn nhà báo Trần Văn, nguyên giám đốc cơ sở xuất bản Tiếng Vang ở Sacto, còn phải chạy thêm 5 dặm nữa mới tới. Từ xa, phu nhân nhà văn Trần Văn đã nói nho nhỏ:

- Kìa anh ấy đã đi đi, lại lại trước cửa chung cư.

Tôi thấy ông phục sức phần nào giống thi sĩ Bùi Giáng ở đô thành Saigon sau 30-4-1975. Tức là nhiều lớp áo, mà lớp trong thường dài hơn lớp ngoài. Buổi trưa không khí Sacto thành, mấy hôm nay gần hoặc hơn 90 độ, tôi là người... sốt rét kinh niên, mà cuối mùa xuân, sang đầu mùa hạ, đã đang mặc áo ngắn tay, ông lại... đón thu về quá sớm.

Chúng tôi kính cẩn chào niên trưởng trong đại tộc Kaki của... tôi, nhà thơ cười móm mém:

- Ở xa quá mà, lên chơi hay có việc gì?

- Việc nhà, nhưng cũng phải diện kiến đại huynh chứ.

Có một tầng lâu thôi, mà vẫn phải dùng thang máy, vì tuổi tác chúng ta mệt quá rồi, chẳng còn hơi sức leo hàng chục nấc thang.

Cửa phòng mở toang, rồi đóng lại, để giữ cho khu apartment... không có một tiếng động dù lỡ có bật cười.

Khi chủ nhà và 3 người khách đã an tọa, tôi bắt đầu "mở máy mồm":

- Anh đọc sơ thời khóa biểu hàng ngày.

- Sáng thức dậy, độc ẩm sơ sài chút cà phê, nước trà, loại uống liền. Sau đó ngồi trước bàn computer internet, xem email gần xa. Rồi tin tức, âm nhạc. Trưa ăn cơm xong, nghỉ, ngủ độ vài giờ. Tỉnh giấc trưa, tưởng như đã xế, lại computer internet, phone, fax khi cần, đôi khi cũng thú vị lắm, cười bò ra vì lão bạn vàng kể lể chuyện tới hospital vv... Tất nhiên lại cơm tối, và còn gì khác hơn, là chờ giấc ngủ "miên trường" mà nhà thơ Bùi Giáng lúc sinh thời hay đề cập đến, nhưng giờ tôi thì không nghĩ "miên trường"...

- Vâng, đoạn trường ai có qua cầu sinh, lão, bệnh... mới hay.

- Cô này nói đúng quá chứ.

- Thì em cũng đang đứng giữa nhịp cầu sinh, lão, bệnh ấy. Ước mơ của tuổi già... em bây giờ, là được khỏe mạnh thôi.

Có nghĩa tôi vẫn còn... yêu đời quá, chưa chịu dọn mình chuẩn bị đi xa. Ôi, đi hay ở với mọi người chúng ta, thất thập cổ lai hy trở lên đặt trong tay Chúa chứ. Song, đôi bàn tay Chúa mở ra thế kia, lại cũng có nghĩa là Ngài cho phép thế nhân tự quyết định vận mệnh mình, khôn nhờ, dại chịu đấy ạ.

- Cô nhỏ này (tức là ông nghĩ về tôi cách đây cả nửa thế kỷ, có khi hơn nữa rồi) vẫn ranh quá chứ. Đúng đấy, bình an, khỏe mạnh là hoài bão của người già.

- Anh cho biết, bây giờ bạn già nào hay tới thăm anh, bạn văn thơ, bạn quân cán, bạn tù đầy, bạn tị nạn, quả mỗi người chúng ta đều rất nhiều bạn xưa nay mà.

Ông cười dòn tan, trở lại tư duy Hoàng Lão Tà. Đứa con tinh thần đầu tiên của ông, khoảng cuối thập niên 50 thế kỷ trước, là Hình Ảnh Những Mùa Trăng, văn suôi, ghi ngày in 25 tháng 3 năm đó.

Đứa con tinh thần út ít, có lẽ là tập truyện sau cùng ở hải ngoại này:

Viên Đạn Cuối Cùng.

Còn những đứa con tinh thần ở giữa, thú thật tôi không nhớ hết.

Tôi nói:

- Anh phải đọc 2 cuốn sách anh Năm Voi tức Mười Ngà đây mới phát hành, hay lắm:

Theo Chân Binh Đoàn 692.

Đặng Văn Quang - Vinh Quang và Đau Khổ mới thấy phấn khởi, hòa đồng ý nghĩa của Tình Người, vì tác giả, nhà văn, nhà báo Trần Văn quan niệm: làm được gì và giúp được gì cho ai, ông bà ấy sẽ làm ngay.

Anh nên đọc, vì anh là chiến hữu HO, anh sẽ thấy bạn bè anh và anh ở trong đó. Mà anh ở trong đó thực, vì tên anh, cựu tù, trung tá Dù Hoàng Ngọc Liên, Trần Văn viết về quý bạn Kaki rất là trân trọng đấy.

Dễ có mấy năm nhị vị Trần Văn và Hoàng Ngọc Liên không gặp nhau vì nhiều lý do như mưu sinh, phương tiện đi lại, hay một vài chi tiết khác. Bạn già ở hải ngoại mà không có giới trẻ hỗ trợ, thì cũng khó có cơ hội hàn huyên. Ngoại trừ một số ít ông già, bà cả biết email hay năng điện thoại, còn như tôi phone, fax, email đều lười, muốn viếng thăm nhau là phải kết hợp 3, 4 chuyện mới thực hiện được.

Tường vách chung cư thường màu vàng sậm, đã trong cảnh hoàng hôn còn thêm quan tái, chưa kể những căn chung cư thích khiêm tốn, không muốn vươn cánh cửa sổ ra, sao mà não nề, buồn bã thế.

Tôi trao tặng thi sĩ niên trưởng Hoàng Ngọc Liên bài thơ mới viết Phiên Sầu Sacto, ông nhanh nhẹn mở computer, đánh máy cái rụp rồi in ra mấy bản:

- Đây, muốn... biếu ai thì biếu, để thơ cô trong máy được rồi, thời đại vi tính, giữ bản giấy chật nhà.

Chỉ thăm ông được một lần, điện thoại vài lần ngắn gọn, vì người nghe phải nghe tiếng lớn, và kẻ nói lại sợ hết phút phone tay, tiêu chuẩn có mấy trăm phút phù du, mà thao thao bất tuyệt nửa thời gian già được con cái chia cho rồi.

Trên đường về, không phải "nhớ đầy" như lời thơ Hồ Dzếnh xưa, dù chiều Sacto cũng đang "đưa chân ngày" như nội dung bài thơ Chiều của người thi sĩ Tàu lai đương nêu, đã được phổ nhạc từ hơn nửa thế kỷ nay, thành ra làm thơ hay, không định nổi tiếng, ông Hồ Dzếnh đã nổi tiếng mau chóng từ bao giờ bởi âm hưởng Chiều.

Hoàng NGọc Liên với "Viên Đạn Cuối Cùng" sau chót, và Trần Văn với "Đặng Văn Quang - Vinh Quang và Đau Khổ" mới đây, đã xóa đi lằn ranh... nổi tiếng trước hay sau, bây giờ quý ông đều viết lách, đều lão lai, hãy tìm đến bên nhau chia sẻ vui buồn đời tị nạn là ý nghĩa nhất, từ đó an tâm khoảnh khắc còn lại hắt hiu ở xứ người.

Sacto 26-5-2012

CAO MỴ NHÂN